Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Con người có thể tự tái tạo các chi

0 nhận xét
Trong các bộ phim giả tưởng, tay và chân của siêu nhân mọc lại sau khi chúng bị chặt đứt. Các nhà khoa học khẳng định một ngày nào đó người bình thường cũng sẽ có khả năng tương tự.

Một số động vật lưỡng cư có thể tái tạo những bộ phận bị mất hoặc tổn thương trên cơ thể chúng. Chẳng hạn, khi loài giông mất chi, một bướu nhỏ sẽ nhanh chóng hình thành phía trên vết thương. Người ta gọi nó là mầm gốc (blastema). Trong vòng vài tuần mầm gốc biến đổi thành một chi mới có khả năng hoạt động y hệt chi cũ và không để lại sẹo.

Ban đầu giới khoa học cho rằng khả năng tái tạo bộ phận cơ thể của giông không liên quan tới cơ chế lành vết thương ở người. Nhưng các nhà nghiên cứu của Đại học Florida (Mỹ) mới phát hiện ra rằng khả năng này không quá bí hiểm và kỳ diệu như người ta vẫn tưởng. Thậm chí chúng ta còn có thể tìm ra cách ứng dụng nó trên cơ thể người.

Khả năng hồi sinh bộ phận cơ thể của giông rất giống quá trình lành vết thương ở động vật có vú. Chúng ta có quyền hy vọng rằng, một ngày nào đó loài người sẽ có khả năng tự tái tạo các mô”, giáo sư Malcolm Maden, một nhà sinh học của Đại học Florida, phát biểu. 

Giông Axolotl ở Mexico còn được gọi là quái vật nước bởi hình dạng kỳ lạ của chúng.  (Ảnh: National geographic)


Maden và cộng sự nghiên cứu giông Axolotl – loài có nguồn gốc từ Mexico và có khả năng tái tạo mọi bộ phận, kể cả tim. Ban đầu họ nghĩ rằng một loại tế bào có tên "pluripotent" trong cơ thể giông có thể biến thành mọi mô, bộ phận trên cơ thể chúng khi cần thiết. Nhưng sau đó nhóm chuyên gia phát hiện quá trình tái tạo bộ phận cơ thể của giông chỉ phức tạp hơn một chút so với quá trình làm lành vết thương ở người và động vật có vú.

Tế bào gốc là tác nhân gây nên hai quá trình trên. Song ở giông, tế bào gốc có khả năng nhận ra tế bào cùng loại. Vì thế chúng tự sắp xếp theo thứ tự chính xác để tái tạo bộ phận bị mất hoặc tổn thương. Tế bào gốc ở động vật có vú có thể làm lành vết thương hoặc nối liền những đoạn xương gãy, nhưng chúng không thể tái tạo chi hoặc dây thần kinh cột sống.

Nhóm nghiên cứu khẳng định bắt chước khả năng tái tạo chi của giông là việc mà nền khoa học hiện nay có thể làm được. Cơ chế tái tạo của giông hoàn hảo đến nỗi nó không để lại sẹo. Con người cũng có thể học được cơ chế đó.

Maden cho biết nhóm của ông sẽ tiếp tục nghiên cứu để tìm hiểu xem tại sao tế bào gốc của giông lại có thể nhận ra nhau và tự sắp xếp theo trình tự chính xác để tái tạo bộ phận cơ thể. “Nếu bạn hiểu nguyên nhân khiến giông có thể tái sinh bộ phận cơ thể thì bạn cũng sẽ hiểu tại sao động vật có vú không làm được điều tương tự”, ông nói. 

Minh Long - Vnexpress (Theo Telegraph)

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Sống 86 triệu năm không cần ăn uống

0 nhận xét
Mới đây, các nhà khoa học Đan Mạch phát hiện một loài vi khuẩn sống dưới đáy sâu của Thái Bình Dương không cần ăn uống mà vẫn tồn tại suốt 86 triệu năm.




Sau khi tiến hành phân tích mẫu đất sét mềm màu đỏ dưới đáy hải lưu Pacific Gyre (khu vực biển hầu như không có sinh vật nào tiếp cận được đáy), các nhà nghiên cứu đã tìm thấy vi khuẩn cực hiếm này.

Sống 86 triệu năm không cần ăn uống

Theo Hans Roy, trưởng nhóm nghiên cứu, kiêm thành viên đội thám hiểm biển, khảo sát lớp trầm tích cổ được thành lập từ năm 2009, cho biết, loài sinh vật biển này sống vùi trong lớp đất sét dưới đáy hải lưu. Nơi đây không có bất kỳ loại chất dinh dưỡng nào có thể tiếp cận để nuôi loài vi khuẩn này.

“Cứ 1.000 năm, loài vi khuẩn trên mới phát triển được khoảng 1mm. Chúng đã xuất hiện dưới mặt đáy cách đây khoảng 86 triệu năm về trước chỉ với một hộp thức ăn. Điều đó chứng tỏ, chúng phải mất hàng nghìn năm để ăn và tiêu hóa hết lượng thức ăn tương đương với cơ thể mình” - Roy nói.

Theo Roy và các đồng nghiệp, vi khuẩn này có quá trình trao đổi chất chậm nhất thế giới với điều kiện sống thiếu oxy và chất dinh dưỡng để giúp chúng tồn tại.

Hiện tại, các nhà nghiên cứu chưa thể xác định chính xác tuổi đời của loài sinh vật này. Chúng có thể được tái tạo nhưng rất chậm với vạch xuất phát kể từ thời khủng long.

Nếu tái tạo thành công loài sinh vật này, các nhà khoa học có thể mở ra cơ hội phát triển sản phẩm chống lão hóa hiệu quả, giúp nâng cao tuổi thọ con người.
Tham khảo: Daily Mail
Theo Tiền Phong, Daily Mail

Hốt hoảng nước máy nhiễm thuốc tránh thai

0 nhận xét
Gần đây, người dân Trung Quốc hốt hoảng khi biết nước máy họ đang sử dụng bị nhiễm thuốc tránh thai.


Sau khi thành phần phổ biến trong hầu hết các loại thuốc tránh thai hoàn thành nhiệm vụ ngăn chặn mang thai ngoài ý muốn, nó sẽ bắt đầu cuộc đời thứ hai với vai trò chất gây ô nhiễm“cứng đầu”, làm biến đổi giới tính của nhiều động vật.

Cụ thể, chất ethinyl estradiol trong thuốc tránh thai không chỉ gây tác động mạnh, như khiến cá và động vật lưỡng cư bị chuyển giới - mà việc loại bỏ nó khỏi nguồn nước là cực kỳ khó, nên chất này thường có trong các dòng nước tự nhiên.

Vì rất nhiều phụ nữ trên khắp thế giới sử dụng thuốc tránh thai, nên đây là vấn đề toàn cầu. Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức đầu tiên đặt ra nhiệm vụ loại bỏ ethinyl estradiol (thường gọi là EE2) khỏi nguồn nước. Tuy nhiên, như các nhà nghiên cứu cho biết, việc loại bỏ chất này không hề dễ dàng.

Hormone tổng hợp trong thuốc tránh thai gây tác động lớn tới nhiều loài động vật.
Hormone tổng hợp trong thuốc tránh thai gây tác động
lớn tới nhiều loài động vật. (Nguồn: Livescience)

Vấn đề ở chỗ chi phí để loại bỏ EE2 khỏi nước rất tốn kém. Ước tính chi phí để nâng cấp khoảng 1.360 nhà máy xử lý nước ngọt tại Anh và xứ Wales tới mức đạt tiêu chuẩn an toàn sẽ ngốn khoản tiền lên tới 41 - 47 tỷ USD, GS. Richard Owen ở ĐH Exeter (Anh) cho biết.

“Một câu hỏi lớn đặt ra là: chúng ta có sẵn sàng chi trả khoản tiền khổng lồ đó cho xã hội hay không? Hay, theo một cách khác, chúng ta thích sống chung với tác động môi trường đó?”Owen nói.
Bình luận trên tạp chí Nature, Owen và Susan Jobling, nhà khoa học nghiên cứu các chất độc trong môi trường ở ĐH Brunel, viết rằng cần có thêm các cuộc thảo luận rộng rãi về sự cần thiết trong việc ban hành quy định liên quan.

EE2, một loại hormone tổng hợp, được con người bài tiết qua nước thải, kèm theo một số loại estrogen khác. Sau khi EE2 gia nhập vào môi trường tự nhiên, cơ thể các loài cá và ếch phản ứng với hormone này như thể nó là loại estrogen tự nhiên, nên những con đực bị chuyển đổi giới tính, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của chúng. Con đực chuyển giới thường sinh ra trứng trong tinh hoàn của chúng.

Vẫn chưa rõ EE2 trong nước cho ảnh hưởng tới chu kỳ sinh sản của động vật có vú hay không.

Màng lọc từ than củi là phương pháp loại bỏ các chất ô nhiễm như EE2 khỏi nước thải hiệu quả nhất. Các phương pháp khác cũng có thể hiệu quả, nhưng đòi hỏi đầu tư tốn kém, bà Jobling nói.

Theo Jobling, chỉ khi vấn đề này được đưa vào chương trình thảo luận chính sách thì xã hội mới không tiếp tục làm biến đổi hệ sinh thái thêm nữa.
Tham khảo: Livescience
Theo Đất Việt, Livescience

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Nguy cơ chết người từ ngủ ngáy

0 nhận xét
Những người ngủ ngáy kinh niên có nguy cơ tử vong vì bệnh ung thư cao gấp 4,8 lần bình thường, theo một nghiên cứu mới đây.



Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Y tế cộng đồng Wisconsin (Mỹ), chứng ngủ ngáy có thể làm tăng nguy cơ tử vong vì bệnh ung thư. Cụ thể, những người mắc chứng ngủ ngáy mức độ nhẹ có nguy cơ tử vong vì ung thư chỉ cao hơn 0,1 lần so với những người không mắc chứng ngủ ngáy.

Những người ngủ ngáy kinh niên có nguy cơ tử vong vì bệnh ung thư cao gấp 4,8 lần
Những người ngủ ngáy kinh niên có nguy cơ tử vong vì bệnh ung thư cao gấp 4,8 lần

Tuy nhiên, những người mắc chứng ngủ ngáy mức trung bình có nguy cơ chết vì bệnh ung thư cao gấp 2 lần so với người không ngủ ngáy.

Kết quả trên thu được sau khi các nhà khoa học phân tích số liệu của các nghiên cứu về giấc ngủ với 1.522 người trong vòng 22 năm qua, để tìm hiểu mối liên quan giữa chứng ngủ ngáy và nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Những thí nghiệm trên chuột trước đây cũng phát hiện bằng chứng cho thấy tình trạng thiếu ôxy - do chứng ngủ ngáy - có thể là nguyên nhân khiến khối u phát triển.

Tiến sĩ Javier Nieto, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết trên Daily Mail: “Những bằng chứng thu được từ các thí nghiệm trên chuột trước đây cho thấy mối liên quan giữa thiếu ôxy và nguy cơ mắc bệnh ung thư. Nghiên cứu của chúng tôi đã lần đầu tiên phát hiện mối quan hệ giữa chứng rối loạn thở trong lúc ngủ (SDB) và nguy cơ tử vong vì ung thư".


Theo các nhà khoa học, nếu mối quan hệ giữa SDB và nguy cơ tử vong vì ung thư được xác thực trong những nghiên cứu tiếp theo, việc chẩn đoán và điều trị chứng SDB ở bệnh nhân ung thư có thể sẽ giúp họ kéo dài sự sống.

Theo Vietnamnet, Dailymail

Biến tế bào da thành tế bào cơ tim

0 nhận xét
Các nhà khoa học Israel tuyên bố đã biến đổi tế bào da của người bệnh thành tế bào cơ tim khỏe mạnh trong phòng thí nghiệm.


Liệu pháp mới cho phép hồi phục cơ tim đã bị tổn hại ở người suy tim
Liệu pháp mới cho phép hồi phục cơ tim đã bị tổn hại ở người suy tim - (Ảnh: SPL)
Đây là công trình có thể cứu sống vô số bệnh nhân suy tim, do sử dụng chính tế bào của người bệnh có thể tránh được tình trạng đào thải trong trường hợp ghép từ người khác.

Báo cáo trên chuyên san European Heart Journal cho thấy kết quả thí nghiệm ban đầu ở chuột hết sức hứa hẹn, dù ứng dụng điều trị trên thực tế có thể cần nhiều thời gian hơn.

Suy tim có nghĩa là tim không bơm đủ máu cho cơ thể như trường hợp tim khỏe mạnh, do các tế bào cơ tim bị hủy hoại.

Trong một nghiên cứu mới nhất, nhóm chuyên gia của Israel đã lấy tế bào da của hai bệnh nhân nam bị suy tim, sau đó trộn lẫn những tế bào này với hỗn hợp hóa chất và gene trong phòng thí nghiệm để tạo ra tế bào gốc.

Sản phẩm của quá trình trên được biến thành tế bào tương đồng như tế bào cơ tim. Khi cấy vào chuột thí nghiệm, chúng bắt đầu kết nối với các tế bào cơ tim xung quanh.

BBC dẫn lời trưởng nhóm Lior Gepstein cho biết, công trình nghiên cứu của ông và đồng sự đã chứng tỏ được rằng có thể dùng tế bào da từ một bệnh nhân già yếu và biến thành tế bào cơ tim "trẻ và khỏe mạnh" giống như thời điểm người này mới chào đời.

Theo Thanh Niên, BBC

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

Kiểm tra gene của người khổng lồ bí ẩn

0 nhận xét
Các nhà nghiên cứu ở ĐH Oxford (Anh) và Bảo tàng động vật Lausanne đang đề nghị những ai cho rằng quái vật khổng lồ bí ẩn thực sự tồn tại cung cấp bằng chứng để họ thực hiện giám định gene.


“Xin mời các nhà nghiên cứu sinh vật học bí hiểm đưa ra bằng chứng thay vì phàn nàn rằng khoa học đang phản đối những gì họ muốn nói", nhà di truyền học Bryan Sykes ở ĐH Oxford nói. Sykes không hy vọng sẽ tìm được bằng chứng đáng tin cậy về người tuyết hay quái vật Bigfoot nào, nhưng ông vẫn cởi mở và sẵn sàng thu thập bằng chứng của các sinh vật đáng ngờ hoặc chưa từng được khám phá trước đây.

Dự án sinh vật giống người được phối hợp thực hiện bởi ĐH Oxford và vườn thú Lausanne.

Dù những đồn đại về sinh vật khổng lồ bí hiểm được lưu truyền nhiều năm nay nhưng chưa ai đưa ra được bằng chứng chắc chắn.
Dù những đồn đại về sinh vật khổng lồ bí hiểm được lưu truyền
nhiều năm nay nhưng chưa ai đưa ra được bằng chứng chắc chắn.

Câu chuyện về quá vật đầy lông khổng lồ ở vùng núi Himalaya bắt đầu được mọi người truyền tai nhau vào năm 1951, khi nhà leo núi người Anh Eric Shipton kết thúc chuyến thám hiểm đỉnh Everest với một số bức ảnh chụp những vết chân khổng lồ trên tuyết.

Sinh vật bí hiểm được gọi với nhiều tên khác nhau ở các vùng khác nhau, như yeti hay migoi ở vùng Himalaya, Bigfoot hay yêu quái khổng lồ ở Mỹ và Canada, almasty ở vùng núi Caucasus, orag pendek ở Sumatra. Những câu chuyện về những sinh vật như thế luôn được lan truyền khắp thế giới kể từ đó đến nay, nhưng chưa có bằng chứng thực sự nào tồn tại. Vì thế, câu chuyện về chúng có vẻ như nói về động vật nào đó đã từng biết đến.

Sykes không muốn chỉ nhận được các mẫu da, tóc bừa bãi, mà người giao mẫu vật còn phải gửi mô tả chi tiết về các mẫu “người tuyết”. Sau khi xem xét các chi tiết về đặc điểm, mô tả nguồn gốc và ý tưởng quanh mẫu vật, Sykes và các đồng nghiệp sẽ gửi mẫu thích hợp đi để nghiên cứu kỹ lưỡng.

Một giả thuyết về người tuyết cho rằng nó thuộc về một giống có hình dáng gần giống con người, như người Neanderthal hay Denisovan. Nhưng Sykes nói rằng ý tưởng này khó có thể chứng minh là sự thật.
Tham khảo: Discovery
Theo Đất Việt, Discovery

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

Bí kíp trường thọ: Uống cà phê

0 nhận xét
Uống quá nhiều cà phê thường được coi là gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học lại cho thấy việc uống cà phê thường xuyên có tác dụng kéo dài tuổi thọ, giảm tỉ lệ tử vong của bệnh tim, bệnh về đường hô hấp, đột quỵ, tiểu đường và nhiễm trùng.



Theo Daily Mail, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên 400.000 người ở độ tuổi từ 50 đến 71, và đưa ra kết luận rằng càng uống nhiều cà phê, con người càng có khả năng chống lại nhiều loại bệnh tật, nhưng không có khả năng chống lại bệnh ung thư. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Mĩ công bố trên Tạp chí Y học New England cũng khẳng định uống cà phê giúp sức khỏe tốt hơn.


Theo các nhà khoa học, uống 4 - 5 tách cà phê
mỗi ngày là an toàn và thậm chí tốt cho sức khỏe.

Các nhà nghiên cứu tại Viện Ung thư Quốc gia, thuộc Viện Y tế Quốc gia, Maryland cho rằng không thể khẳng định cà phê giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, nhưng ít nhất, họ cũng đã tìm ra một liên kết.

Họ đã tiến hành nghiên cứu về chế độ ăn uống của 229.000 nam giới và 173.000 phụ nữ từ năm 1995 đến năm 2008. Người tham gia được phân loại theo số lượng cà phê họ uống khi bắt đầu tham gia nghiên cứu thành các nhóm uống 6 ly cà phê mỗi ngày hoặc nhiều hơn và nhóm không uống cà phê.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 52.000 ca tử vong trong khoảng thời gian từ năm 1995-2008, và các trường hợp tử vong rơi vào những người ít dùng cà phê. Điều này có nghĩa là, những người uống một lượng lớn cà phê có nguy cơ tử vong thấp hơn. Theo các nhà khoa học, thành phần caffeine chưa chắc đã có lợi cho sức khỏe nhưng chắc chắn, chất chống oxy hóa và magiê có trong cà phê đã tác động trực tiếp tới người uống.

Tiến sĩ Euan Paul, giám đốc điều hành của Hiệp hội Café Anh, nhận định nghiên cứu quan trọng này cung cấp thêm bằng chứng về việc uống từ 4 - 5 tách cà phê mỗi ngày là an toàn và thậm chí tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, cũng có nhiều người cho rằng cần phải tiến hành thêm các nghiên cứu để làm rõ mối quan hệ giữa việc uống cà phê và tỉ lệ tử vong (với các nguyên nhân tử vong cụ thể). Phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên uống 200mg cà phê mỗi ngày, phù hợp với hướng dẫn của bác sĩ.

Theo Vietnamnet, Dailymail

Bí ẩn về sự tàn sát gia súc tại Anh

0 nhận xét
Nỗi lo về sự tồn tại của một con thú lớn, hung dữ và bí ẩn bùng lên tại một vùng ở Anh sau khi người dân phát hiện xác không nguyên vẹn của 20 con cừu.

Xác của một con cừu gần cầu Devil trong dãy núi Cambrian ở xứ Wales.
Xác của một con cừu gần cầu Devil trong dãy núi Cambrian ở xứ Wales. (Ảnh: Telegraph)

Mark Davey, một người đàn ông 43 tuổi, cùng vợ nhìn thấy những xác cừu khi họ đi tới gần cầu Devil trong dãy núi Cambrian ở phía tây xứ Wales. Những con cừu xấu số tập trung tại hai khu vực cách nhau khoảng 3km. Một con vật nào đó đã xé toạc những bộ phận cơ thể cừu khiến chúng không còn nguyên vẹn, Telegraph đưa tin.
“Cảnh tượng thật rùng rợn. Tôi thấy các phần nội tạng những con cừu lộ ra ngoài, còn những mảnh cơ thể chúng nằm rải rác khắp nơi”, Davey kể.

Theo Davey, chó hoang và cáo không thể xé xác gia súc với số lượng lớn và tàn bạo như vậy.
"Ban đầu, khi thấy vài cái xác, tôi nghĩ có thể cáo và chó rừng tấn công lũ cừu. Nhưng sau đó tôi nghĩ một con vật lớn hơn cáo và chó rừng đã gây nên vụ thảm sát", Davey nói.

Người dân địa phương đồn đại rằng một con thú săn mồi đã tung hoành trong dãy núi Cambrian từ thập niên 70. Nó tấn công gia súc rất nhanh và tàn bạo. Một số nhân chứng khẳng định con vật bí ẩn có hình dáng giống hổ, báo nhưng kích thước khá lớn. Trong tháng 6/1981, người ta tìm thấy 12 xác cừu không nguyên vẹn trên một cánh đồng ở vùng này.

Vào những năm giữa thập niên 90, hiện tượng gia súc chết hàng loạt tiếp tục xảy ra. Các chuyên gia thú y tại Aberystwyth, thành phố gần dãy núi Cambrian, đã kiểm tra xác của gia súc và khẳng định con vật giết chúng có kích thước lớn hơn cáo và chó hoang. Sau đó cảnh sát đã càn quét khu vực quanh dãy núi Cambrian, nhưng họ không thấy bất kỳ con vật săn mồi nào có đặc điểm giống sự mô tả của người dân.

Theo VNE, Telegragh

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

Giống lúa mới chịu mặn

0 nhận xét
Trung tâm phát triển nông thôn bền vững (SRD) vừa tổ chức đánh giá một số kết quả ban đầu khi lúa chuẩn bị vào vụ thu hoạch.



Đây là giống lúa được đưa vào thử nghiệm trong khuôn khổ dự án "Giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đối khí hậu dựa vào cộng đồng" do SRD thực hiện.

Qua thời gian theo dõi và ý kiến của 17 hộ tham gia mô hình cho thấy, ruộng lúa thử nghiệm giống RVT đã và đang phát triển rất tốt, hạt sai và to. Sau gieo sạ, tỷ lệ nảy mầm trên 99% và sau 21-22 ngày, cây lúa bắt đầu đẻ nhánh và khả năng đẻ nhánh tốt, trung bình 4- 5 dảnh/khóm. Giai đoạn trổ bông- chín sau gieo sạ khoảng 88- 90 ngày cây lúa bắt đầu trổ, thời gian trổ khá tập trung (10- 12 ngày). Thời gian chín là 27- 28 ngày. Tổng thời gian sinh trưởng là 115- 120 ngày, tương đương với giống lúa Khang Dân. 

Phương Nguyên

Phát hiện 2 gene dự báo mắc bệnh trầm cảm sau sinh

0 nhận xét
Mới đây các nhà khoa học thuộc Đại học Warwick, Anh, cho biết họ đã tìm ra hai gene có tên Bcl1 và rs 242939 có thể dự báo nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh.

Phát hiện 2 gene dự báo mắc bệnh trầm cảm sau sinh

Họ đã tiến hành nghiên cứu tình trạng của 200 sản phụ. Kết quả cho thấy ở những người mắc bệnh trầm cảm sau sinh, hai gene này xuất hiện tình trạng bất thường so với những gene ở người bình thường.

Chức năng của chúng liên quan đến hệ thống nội tiết, có thể kiểm soát một số hormon chức năng ảnh hưởng đến tâm trạng mà cơ thể bài tiết ra. Do vậy, tình trạng bất thường của hai gene trên có thể là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm sau sinh.

Giáo sư Demetris cho biết đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu phát hiện được mối liên hệ giữa những bất thường của gene với bệnh trầm cảm sau sinh. Ông cho biết sẽ tiếp tục tiến hành nghiên cứu với quy mô lớn hơn và hi vọng có thể xác định rõ gene gốc gây bệnh này.

Dựa trên cơ sở này, các nhà nghiên cứu tin tưởng sẽ phát triển một phương pháp xét nghiệm máu nhanh chóng và đơn giản để có thể phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh nói trên.

Theo Vietnam+
0 nhận xét

TÀI LIỆU MÔN HỌC CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC

0 nhận xét

Tài liệu về đa dạng sinh học

0 nhận xét



1-Xay dung khung quy hoach tong the bao ton da dang sinh hoc cua VN den nam 2020...
http://www.mediafire.com/?nny3kqrwcgy3kz6
2-utf-8''BC-Tong quan DDSH 2005-2010-Cuong
http://www.mediafire.com/?2r8hq61c34yvcyc
3-Tiep can nguon gen
http://www.mediafire.com/?09m55pgdtmtvz2u
4-Short one BĐkH, Đ dsh 4& PTBV 11.2010
http://www.mediafire.com/?g7e2tjm4l47jb1l
5-QUY HOACH RDD
http://www.mediafire.com/?fnc5qwrvwf692cv
6-Kinh te hoa bao ton DDSH_2
http://www.mediafire.com/?ea3vy7zn0uyh07t
7-HIỆN TRẠNG VÀ SUY THOÁI ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM 
http://www.mediafire.com/?7b76d0s3kyzceei
8-BĐkH, Đ dsh 4& PTBV 11.2010
http://www.mediafire.com/?px0t08hlh5054qq
9-Bao cao ĐDSH Hoi ngh iMT toan quoc-13-11-201
http://www.mediafire.com/?lmtm284hkqr98an
10-Kinh tế hoá công tác bảo tồn đa dạng sinh học - Một thể nghiệm khả thi tại Vườn quốc gia Xuân Thủy 
http://www.slideshare.net/quangchieu...-a-dng-sinh-hc
http://vuonquocgiaxuanthuy.org.vn/?a...t_id=12&id=205

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

Con người thành, bại là do gene?

0 nhận xét
Nhiều người bẩm sinh đã thành đạt, các nhà khoa học tuyên bố. Nói cách khác, chính DNA sẽ góp phần quyết định một người luôn thành công hay thất bại trong cuộc sống.


Nghiên cứu mới nhất trên Tạp chí Journal of Personality nhận thấy, phần lớn những thiên hướng bẩm sinh như sự kiên định, khả năng giao tế xã hội, kiềm chế và tính duy mục đích đều “nằm” trong gene.

Trên thực tế, hệ gene của chúng ta ảnh hưởng đến những phẩm chất này nhiều hơn cả quá trình dưỡng dục lẫn quá trình đi làm. Và khi kết hợp với nhau, các tính cách này có thể tạo ra sự khác biệt giữa thành công và thất bại, các nhà nghiên cứu Đại học Edinburgh khẳng định.

Nhiều người bẩm sinh đã hội đủ tố chất để thành công?
Nhiều người bẩm sinh đã hội đủ tố chất để thành công?

Họ đã tiến hành phỏng vấn hơn 800 cặp sinh đôi về thái độ sống, để từ đó chỉ ra những tác động của tự nhiên và quá trình nuôi nấng đến tính cách các tình nguyện viên.

So sánh các cặp sinh đôi cùng trứng (vốn có chung DNA và môi trường dưỡng dục) với các cặp sinh đôi khác trứng (có chung môi trường gia đình nhưng khác nhau về gene) là một phương pháp thường được sử dụng để xác định tầm ảnh hưởng của di truyền học. Kết quả cho thấy, Gene có vai trò lớn hơn nhiều so với lối sống, trong đó riêng khả năng tự kiểm soát bản thân là một phẩm chất gắn liền với DNA.

Ngoài ra, gene cũng quyết định phần lớn sự kiên định và kiên nhẫn của con người. Đây là một điều kiện quan trọng để thành công, bởi những người từ chối bỏ cuộc sẽ dễ đạt được giấc mơ hơn những người đầu hàng ngay từ trận đầu tiên.

Chia sẻ trên DailyMail, Giáo sư Timothy Bates cho rằng, trước đây người ta luôn nghĩ rằng môi trường gia đình sẽ quyết định đến sự lành mạnh tâm lý ở trẻ em. Tuy nhiên, nghiên cứu này còn cho thấy tầm ảnh hưởng mạnh hơn nhiều của gene di truyền. Tất nhiên, chúng ta không nên quá dựa dẫm vào gene. Một chìa khóa rất quan trọng của thành công là tính hướng đích lại không do gene quyết định.

Theo Vietnamnet, Dailymail

Chống béo bụng bằng ớt

1 nhận xét
Các nhà khoa học phát hiện vi chất capsaicin tạo nên vị cay cho ớt có tác dụng giúp giảm cân rất hiệu quả.


Các nhà khoa học thuộc Bệnh viện Brigham & Women ở Boston (Mỹ) đang tiến hành nghiên cứu để tìm ra phương pháp có thể thay thế thủ thuật cắt dây thần kinh phế vị trong điều trị giảm cân ở những người mắc bệnh béo phì.

Chất capsaicin trong ớt có thể giúp người béo phì giảm cân
Chất capsaicin trong ớt có thể giúp người béo phì giảm cân

Thủ thuật cắt dây thần kinh phế vị thường được áp dụng với những người bị béo phì bệnh lý, không áp dụng cho người mắc bệnh béo phì thông thường, vì nó gây ra nhiều tác dụng phụ, như chứng đầy bụng.

Nhóm nghiên cứu, đứng đầu bởi tiến sĩ Ali Tavakkoli, đã thử nghiệm kỹ thuật mới có tên là vô hiệu hóa dây thần kinh phế vị, trên những con chuột mắc bệnh bèo phì. Thay vì phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn dây thần kinh phế vị, các nhà khoa học sử dụng chất capsaicin có nhiều trong ớt để phá hủy một số sợi thần kinh nhất định.

Các nhà khoa học nhận thấy lượng mỡ bụng ở những con chuột mắc bệnh béo phì được điều trị bằng kỹ thuật mới đã giảm 7% so với những con chuột béo phì không được điều trị bằng phương pháp này. Trong khi đó, thủ thuật cắt bỏ dây thần kinh phế vị có thể giúp giảm 19% lượng mỡ bụng ở chuột mắc bệnh béo phì, nhưng lại gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Tiến sĩ Tavakkoli cho biết trên Daily Mail: “Lượng mỡ vùng bụng cao là dấu hiệu của những bệnh liên quan đến bệnh béo phì như đái tháo đường. Giảm lượng mỡ vùng bụng bằng cách sử dụng chất capsaicin để vô hiệu hóa một số sợi dây thần kinh phế vị là một phương pháp tiềm năng trong điều trị bệnh béo phì ở người".


Tuy nhiên, các nhà khoa học cứu cho rằng họ cần tiến hành thêm nghiên cứu để xem kỹ thuật mới có tác dụng hiệu quả trên người tương tự như trong các thí nghiệm trên chuột hay không.

Theo Vietnamnet, Dailymail

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

Giáo trình Sinh học phát triển Động vật - Thực vật

0 nhận xét
Blog sinh học: Ebooks này là những công trình nghiên cứu nhiều năm của các tác giả vì vậy để ủng hộ tác giả, bạn nên mua sách in hoặc mua 1 cách chính thức

         Giáo trình Sinh học phát triển thực vật và Giáo trình Sinh học phát triển động vật được biên soạn nhằm phục vụ cho sinh viên các khoa sinh học, sinh – kỹ thuật Nông nghiệp, Sinh học Môi trường, hóa sinh các trường đại học sư phạm, tài liệu cũng rất bổ ích cho sinh viên các khoa sinh học và ngành liên quan đến thực vật thuộc các trường đại học khác



Sinh học phát triển Thực vật



Sinh học phát triển Động vật










Tạp chí hàng đầu thế giới đăng nghiên cứu của người Việt

0 nhận xét
Hai tạp chí khoa học uy tín Science và Nature vừa công bố các nghiên cứu về gene của tiến sĩ trẻ người Việt Trần Huy Thịnh, do những phát hiện mang tính đột phá của những nghiên cứu này.
Công trình nghiên cứu về gene Programmed cell death-1 (PD-1), còn gọi là gene "quy định sự chết theo chương trình của tế bào", của tiến sỹ Trần Huy Thịnh, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ ở Viện nghiên cứu RIKEN, Nhật Bản được đăng trên tạp chí Science.
PD-1 là gene có vai trò quan trọng đối với hệ thống miễn dịch và vi khuẩn đường ruột. "Các nhóm khoa học trước đây mới chỉ nghiên cứu hiện tượng mà chưa tìm ra cơ chế của PD-1. Họ cũng chưa từng nghiên cứu trên hệ thống đường ruột và chưa tìm ra mối liên hệ giữa PD-1 với sự thay đổi của vi khuẩn", tiến sĩ Thịnh nói.
Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Thịnh chỉ ra rằng, khi mất chức năng, gene PD-1 sẽ gây ra sự mất cân bằng đối với hệ thống vi khuẩn của đường tiêu hoá. Cụ thể, các vi khuẩn có ích như Lactobacillus hay Bifidobacteria không tồn tại hay giảm xuống mức rất thấp. Ngược lại, các loại vi khuẩn có hại như E. coli hay Clostridium tăng cao từ 40 đến 400 lần so với mức bình thường.
Thực trạng này ảnh hưởng đến sự hoạt động của đường tiêu hoá cũng như quá trình hấp thụ thức ăn, do các kháng thể trong cơ thể con người không được sàng lọc chính xác, sản xuất ra các loại "tự kháng thể" để chống lại những cơ quan trong cơ thể con người, gây ra các bệnh lý tự miễn dịch như bệnh Lupus ban đỏ hệ thống, bệnh giãn cơ tim bẩm sinh. Nó cũng như làm tăng nguy cơ và tần suất mắc bệnh đái tháo đường.


Tiến sĩ Trần Huy Thịnh. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Như vậy, PD-1 có thể thay đổi vi khuẩn trong đường ruột, giảm vi khuẩn có ích, tăng vi khuẩn có hại, ảnh hưởng đến sự hấp thụ thức ăn và tiêu hóa của con người. Đây là lần đầu tiên nghiên cứu về cơ chế sinh ra các loại tự kháng thể gây bệnh tự miễn được công bố. Vì vậy, nó có ý nghĩa trong việc phát triển các phương pháp điều trị mới nhằm duy trì sự ổn định của hệ thống vi khuẩn đường tiêu hoá, kiểm soát quá trình sản xuất các tự kháng thể để ngăn chặn cũng như điều trị các bệnh lý tự miễn dịch.
Trước đó vào năm 2010, một công trình nghiên cứu về gene Activation induced-cytidine deaminase (AID) cũng của tiến sĩ Thịnh đã xuất hiện trên tạp chí danh tiếng khác là Nature. Gene AID có vai trò quyết định đối với quá trình siêu đột biến, bởi nó có thể gây nên hiện tượng chuyển đoạn nhiễm sắc thể tích lũy đột biến và gây ung thư hóa tế bào lành.
Nghiên cứu được đánh giá cao vì nếu hiểu rõ hoạt động của AID các nhà khoa học có thể tạo ra các thuốc, chất ức chế hoặc hoạt hóa con đường tín hiệu này nhằm kiểm soát chức năng của gen AID. Nếu thành công thì đó là một trong những cách thức mới để ngăn ngừa sự tiến triển của ung thư, một vấn đề đang ngày càng trở nên nóng bỏng và mang tính chất toàn cầu.
Tạp chí Nature và Science thường đăng các công trình nghiên cứu thuộc hầu hết các lĩnh vực như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, vũ trụ. Tất cả công trình phải đảm bảo tiêu chí đột phá, mở ra một hướng nghiên cứu mới hay ứng dụng phục vụ xã hội loài người.
Sau khi các nhà nghiên cứu gửi bài đến hai tạp chí này, ban biên tập sẽ xét duyệt kỹ càng. Thông thường khoảng 80% các công trình mà họ nhận sẽ bị từ chối. Sau đó, các bài báo còn được gửi đến các chuyên gia hàng đầu thế giới trong cùng lĩnh vực để phản biện kín. Cuối cùng chỉ khoảng 8-9 % các công trình được lựa chọn để đăng. Các công trình phải bổ sung, chỉnh sửa theo gợi ý của chuyên gia và theo yêu cầu của ban biên tập trước khi được công bố trên tạp chí.
Theo đánh giá của giới chuyên môn, những người có bài đăng trên tạp chí Nature và Science thường có cơ hội nhận được giải thưởng cao trong khoa học. "Các công trình xuất hiện trên hai tạp chí đó được coi là thành quả khoa học có giá trị nhất trong số hàng triệu nghiên cứu trên tất cả các tạp chí khoa học hàng năm", giáo sư Phạm Duy Hiển, chuyên gia về không khí và hạt nhân, nhận định.
Tiến sĩ Trần Huy Thịnh sinh năm 1978, tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 2011. Trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến tháng 3/2009, anh học tiến sĩ tại Đại học Kyoto. Từ tháng 4/2009 đến nay, anh làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ ở viện nghiên cứu RIKEN của Nhật Bản. Anh dự định sẽ về Việt Nam làm việc. Theo vị tiến sĩ trẻ, sự nghiêm túc và đam mê trong nghiên cứu sẽ mang lại những kết quả rất đáng tự hào.
Theo VNE

Nhiên liệu sinh học: Những vấn đề liên quan

0 nhận xét
Bên cạnh lợi ích của phát triển nhiên liệu sinh học, còn có không ít nguy cơ về môi trường, kinh tế và xã hội. Đây là hai mặt của một quá trình phát triển. Vấn đề là thúc đẩy lợi ích của nhiên liệu sinh học và hạn chế những nguy cơ.
Nhiên liệu sinh học (biofuel) được biết đến với rất nhiều lợi thế: là một trong những biện pháp kìm hãm hiện tượng nóng lên toàn cầu; giúp các quốc gia chủ động, không bị lệ thuộc vào vấn đề nhập khẩu nhiên liệu, đặc biệt đối với những quốc gia không có nguồn dầu mỏ và than đá; kiềm chế sự gia tăng giá xăng dầu, ổn định tình hình năng lượng cho thế giới; tạo thêm công ăn việc làm cho người dân; và cũng không đòi hỏi phải có những thiết bị và công nghệ đắt tiền.
Braxin là một trong những quốc gia đi đầu trong phong trào phát triển nhiên liệu sinh học của thế giới. Từ một nước phải nhập khẩu dầu mỏ hàng năm, đến nay Braxin đã hoàn tự chủ về nhiên liệu, đồng thời chứng tỏ được ưu thế tuyệt đối của nhiên liệu sinh học đối với các nguồn nhiên liệu được khai thác từ lòng đất.
(Ảnh minh họa: Bookstore.teriin.org)
Nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích từ nhiên liệu sinh học, Mỹ, cộng đồng Châu Âu và nhiều nước khác trên thế giới cũng theo gương Braxin, gấp rút phát triển nền công nghiệp còn nhiều tiềm năng này.
Nhưng những bài học từ Braxin cũng cho thấy mọi thứ đều có có giá của nó.
Bên cạnh các ưu điểm đã biết, công cuộc phát triển nhiên liệu sinh học cũng chứa đựng không ít nguy cơ về môi trường, kinh tế và xã hội. Nếu không được quản lý và kiểm soát tốt, các tác dụng xấu sẽ xảy ra, thậm chí có thể lớn tới mức nhấn chìm cả những mặt tích cực do nhiên liệu sinh học mang lại. Nguy cơ sẽ càng rõ hơn theo quy mô ngày càng tăng của nền công nghiệp nhiên liệu sinh học.
Braxin tiến tới sẽ có lượng nhiên liệu sinh học dồi dào xuất khẩu sang Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới. Để đạt mục tiêu, quốc gia này sẽ phải mở rộng diện tích trồng mía đường (một loại cây nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học) từ 13, 6 triệu arce (1 arce~0,4 ha) như hiện nay lên 20,5 triệu arce vào năm 2012-2013, lớn hơn cả diện tích của Maine, một bang lớn thuộc nước Mỹ.
Trong năm qua, chỉ riêng Braxin đã chiếm tới 65% lượng ethanol xuất khẩu toàn thế giới, đạt khoảng 898 triệu gallon, tăng 31% so với năm 2005. Cứ đà này, đến năm 2013 lượng ethanol xuất khẩu của Braxin sẽ tăng gấp đôi hiện nay, ước tính là 1,85 triệu gallon. Sự phát triển quá nhanh sẽ tạo nhiều áp lực đối với nguồn tài nguyên đất, đặc biệt là diện tích đất trồng trọt, chăn nuôi truyền thống và đất rừng của Braxin, thậm chí đe doạ cả vùng lưu vực sông Amazon vốn được biết đến như một trong những khu sinh thái giàu có nhất thế giới cần được bảo tồn.
Nhưng đó chưa phải là tất cả, những nguy cơ chính trong quá trình phát triển nhiên liệu sinh học cần phải kể đến là:
1. Vấn đề lương thực
Việc sử dụng đất để trồng cây nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học có thể ảnh hưởng đến nguồn cung cấp lương thực hoặc làm tăng giá lương thực, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Khi người nông dân thấy trồng cây nguyên liệu (như mía đường, cọ...) có lợi hơn trồng lúa, ngô, khoai, sắn, họ sẽ thôi cấy lúa, chuyển sang trồng mía, cọ để cung cấp cho các nhà máy và làm cho sản lượng lương thực giảm.
2. Ô nhiễm và cạn kiệt nguồn tài nguyên nước
Nhiều loại cây nguyên liệu đòi hỏi rất nhiều nước trong quá trình sinh trưởng, vì vậy nếu trồng với số lượng quá lớn, diện tích quá rộng sẽ làm cạn kiệt các nguồn nước trong khu vực. Ngoài ra, việc sử dụng tràn lan vinhoto, một chất được dùng để bón và tưới khi trồng mía đường cũng có thể gây ô nhiễm sông ngòi, kênh rạch và làm cho các loài thuỷ sinh không thể tồn tại. Năm 2003, người ta đã ghi nhận được một trường hợp bội nhiễm vihoto xảy ra tại Sao Paolo khiến cá chết hàng loạt trên suốt 95 dặm sông Rio Grande của Braxin.
3. Giảm diện tích rừng
Để có đất trồng cây nguyên liệu, người ta có thể tiếp tục phá rừng. Điều này đi ngược lại với mục tiêu cắt giảm khí thải nhà kính mà những nhà phát triển nhiên liệu sinh học vẫn mong muốn. Giảm diện tích rừng cũng đồng nghĩa với tai hoạ từ sự xói mòn đất, giảm lượng gỗ dùng cho xây dựng và các nhu cầu khác của người dân.
Tại tỉnh Pernambuco, nơi trồng nhiều mía đường nhất của Braxin, hiện diện tích rừng chỉ còn lại 2,5% so với thủa ban đầu. Đây là kết quả từ chính sách phát triển trồng cây mía đường trong nhiều năm qua của Braxin, cả trước và sau khi đặt mục tiêu sản xuất nhiên liệu sinh học.
Một số nhà nghiên cứu lo ngại rằng, để đạt được tham vọng thoả mãn nhu cầu nhiên liệu sinh học của thể giới, Braxin có thể phải trả giá bằng 148 triệu acre rừng tiếp tục bị chặt phá.
4. Nguy cơ từ sự độc canh
Trồng duy nhất một loại cây trong một thời gian dài trên cùng diện tích đất sẽ làm đất đai trở nên cằn cỗi và không thể tiếp tục canh tác được.
Để tránh ảnh hưởng xấu từ sự độc canh, chính quyền Sao Paolo đã phải thông qua một đạo luật về chính sách xoay vòng cây trồng, theo đó yêu cầu 20% diện tích trồng mía đường hàng năm phải được trồng thay thế bằng một loại cây khác, trước khi tiếp tục trở lại trồng cây mía đường.
5. Nguy cơ từ sự biến đổi gen cây nguyên liệu.
Nhiên liệu sinh học được tạo ra từ nhiều loại thực vật khác nhau (Ảnh: Ditjenbun.deptan.go.id)
Nhằm tăng năng suất, ngày nay các cây công nghiệp đều được biến đổi gen. Nguy cơ từ thực vật biến đổi gen đã được nhiều nhà khoa học nhắc tới. Trong đó có sự mất cân bằng sinh thái, hoặc kéo theo sự biến đổi gen tự nhiên ở những loài động thực vật sinh sống trong môi trường xung quanh, trong đó có cả các sinh vật gây hại, làm cho các sinh vật này có khả năng tồn tại mạnh mẽ hơn, khó diệt trừ hơn và phá hoại các cây trồng nông nghiệp vô tội khác.
6. Nguy cơ do khai thác nhiên liệu sinh học từ rác thải nông nghiệp và một số loài thực vật khác.
Ngoài mía đường, đậu tương, cọ...nhiên liệu sinh học còn có thể được sản xuất từ rác thải nông nghiệp khác và cỏ. Tuy nhiên, rác thải nông nghiệp và cỏ cũng có vai trò riêng đối với môi trường, không thể khai thác một cách không tính toán.
Rác thải nông nghiệp, từ lâu vẫn được dùng như một biện pháp tái tạo độ phì nhiêu, giúp duy trì khả năng sản xuất của đất đai. Tận thu rác thải nông nghiệp mà không có biện pháp đền bù thì đất đai sẽ trở nên cằn cỗi, không thể cho sản phẩm.
Một số loài cỏ có tác dụng trong việc giữ nước, chống xói mòn và lũ, cũng không thể khai thác một chiều.
7. Nguy cơ về kinh tế, xã hội
Nền công nghiệp nhiên liệu sinh học không thể chỉ dừng lại ở mức sản xuất nhỏ lẻ, mà không ngừng phát triển. Những đồn điền lớn, những cánh đồng mía rộng thẳng cánh cò bay ngày càng xuất hiện nhiều tại Braxin, nhưng ẩn đằng sau cảnh hoành tráng đó là nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội cần được giải quyết.
Những người nghèo, không có khả năng tự chủ canh tác phải bán ruộng. Đất đai tập trung vào một số điền chủ lớn. Như vậy, một lớp người sẽ tước mất phương tiện sản xuất, rơi vào tình trạng thất nghiệp, nghèo đói, làm bất ổn đời sống xã hội. Kéo theo đó là tình trạng phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ rệt.
Nhận thức được nguy cơ, gần đây Braxin đã đưa ra một chương trình gọi là "nhiên liệu sinh học xã hội hoá", tạo điều kiện cho việc canh tác nhỏ lẻ với mục đích xoá đói, giảm nghèo cho nhiều người nông dân.
8. Và nhiều nguy cơ khác
Còn có nhiều khó khăn khác ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhiên liệu sinh học của mỗi quốc gia. Ngay như việc các nước phát triển gần đây đã dựng nên một hàng rào thuế quan về việc nhập khẩu nhiên liệu sinh học, nhằm hạn chế các nước nghèo phát triển loại năng lượng này cũng có thể coi là một khó khăn cần được lường trước.
Tóm lại, ngoài những vấn đề chính, khó có thể kể hết những nguy cơ trong quá trình phát triển nhiên liệu sinh học. Nhưng vượt lên trên hết, rõ ràng nhiên liệu sinh học vẫn mang những lợi ích khổng lồ, không thể tranh cãi nhằm đảm bảo an ninh năng lượng của mỗi quốc gia, xoá đói, giảm nghèo cho người dân và góp phần chung vào công cuộc giữ gìn, bảo vệ môi trường chung trên thế giới.
Vì vậy mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi về nhiên liệu sinh học giữa các nhà kinh tế, hoạch định chính sách, khoa học, bảo vệ môi trường xung quanh vấn đề giải pháp phòng ngừa, hạn chế, khắc phục nguy cơ, nhưng tất cả đều đồng ý kết luận: phát triển nhiên liệu sinh học là tất yếu, nhưng cần nhận thức rõ được cả 2 mặt của quá trình này và tiến hành hết sức cẩn trọng, nếu không những lợi ích hứa hẹn gặt hái từ nhiên liệu sinh học sẽ không còn.
Đặng Ngọc Yên (Tổng hợp tư liệu nước ngoài)
Theo Vietnamnet

Trồng thành công giống lúa ít hấp thu Cadmium

0 nhận xét
Tạp chí Plant Cell của Mỹ mới đây đưa tin, các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Okayama, Nhật Bản đã trồng thành công một giống lúa hầu như không hấp thu kim loại nặng Cadmium, thông qua việc hạn chế vai trò của một gene trong cơ thể chúng.



Qua quá trình nghiên cứu cơ chế hấp thụ kim loại nặng trong đất của cây lúa, các nhà khoa học đã chú ý đến một gene có tên là Nramp5. Họ làm cho lớp vỏ ngoài của thân lúa và gene Nramp5 không phát huy tác dụng, sau đó đem trồng lúa tại những khu vực có nguồn đất bị ô nhiễm nặng. Kết quả cho thấy hàm lượng Cadmium trong hạt lúa sau khi thu hoạch chỉ chiếm 1/10 so với những cây lúa bình thường.



Tuy nhiên, nếu gene Nramp5 không phát huy tác dụng thì năng lực hấp thu nguyên tố mangan cần thiết cho sự sinh trưởng của cây lúa cũng giảm đáng kể. Điều này dẫn đến sản lượng thu hoạch của nó chỉ chiếm 20% so với thông thường.
Kế hoạch nghiên cứu tiếp theo của các nhà nghiên cứu là cải tiến tổ hợp gene các loại lúa mới và thực hiện việc kiểm soát hấp thu nguyên tố kim loại của lúa.
Cadmium là một nguyên tố kim loại nặng, có độc tính. Những cư dân sống tại các khu vực bị nhiễm Cadmium sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm Cadmium do sử dụng những sản phẩm rau quả và lúa gạo sản xuất tại khu vực này.
Hiện bệnh đau xương là một trong bốn bệnh chính ở Nhật được chẩn đoán do nhiễm Cadmium gây ra.
Theo Vietnam+

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Vũ điệu tuyệt vời của côn trùng

0 nhận xét
Những vũ điệu tuyệt vời của các chú bọ ngựa Châu Phi, bọ cánh cứng, tắc kè hoa,... lại lọt vào ống kính của nhiếp ảnh gia côn trùng nổi tiếng Igor Siwanowicz.
Hai con bọ ngựa Châu Phi phô diễn vẻ đẹp độc đáo của mình.
Telegraph hôm nay 15.5 vừa đăng tải bộ ảnh đầy sống động, cá tính về các vũ điệu độc đáo của những loại côn trùng đầy màu sắc.

Igor Siwanowicz, 35 tuổi, hiện là một chuyên gia nghiên cứu tại Viện Y khoa Howard Hughes ở Maryland, Mỹ. Hầu hết ảnh côn trùng được nhiếp ảnh gia này thực hiện trong studio tại quê nhà ở Munich, Đức.

Igor cho biết nhiều côn trùng là "vật nuôi" của mình. "Tại thời điểm này, tôi nuôi khoảng 15 loại động vật, gồm bọ ngựa Châu Phi, bọ ngựa Munich, tắc kè hoa, ếch cây,...".

Tuy vậy, mỗi khi chụp, Igor cũng phải mất rất nhiều thời gian. "Công việc đòi hỏi rất nhiều kiên nhẫn", Igor nói.

Hai con bọ cánh cứng đực Stag Beetle có nguồn gốc Papua New Guinea đang đánh nhau.
Tắc kè hoa Fischer rình mồi là một con gián phía dưới.

Một con bọ ngựa khổng lồ Malaysia chải chuốt bản thân.
Hai con bọ ngựa gai Châu Phi giương oai diễu võ với nhau.
Cái chết của hai con sâu bướm.
"Đôi mắt" tuyệt đẹp trên đôi cánh của loài bọ ngựa gai hoa Châu Phi.
Hai con bọ cánh cứng đực Stag Beetle hăng say "chiến đấu".
Hai con cua đất Hermit có nguồn gốc từ đảo Biak, Papua, Indonesia.
Hai con tắc kè hoa Fischer bay trong... studio ở Wamena, Indonesia.
Con bọ ngựa hoa Devils Châu Phi giương càng đe dọa chiếc máy ảnh của nhiếp ảnh gia.
Bọ ngựa hoa Devils Châu Phi.
Con bọ ngựa Rhombodera nguyện cầu.
Một loài côn trùng bốc mùi hôi thối.
Một loài bọ ngựa Nam Mỹ Zoolea.
Huyền Anh

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

"thủ phạm" khiến bệnh nhân tiểu đường bị đau nhức

0 nhận xét
Một nhóm nhà khoa học Anh đã tìm ra được nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng đau đớn và nhạy cảm với nhiệt độ của các bệnh nhân bị tiểu đường, hứa hẹn một phương pháp điều trị mới đối với các tác dụng phụ của bệnh tiểu đường.

Trước đây, sự trao đổi chất glucose diễn ra bất thường làm cho bệnh nhân bị đau nhiều hơn chưa được giải thích rõ ràng. Đến nay theo nhóm nghiên cứu cho biết, chính hợp chất methylglyoxal (MG) được sản xuất quá mức từ glucose trong bệnh tiểu đường, là một thủ phạm mới gây nên các cơn đau đớn khó chịu.

Hợp chất methylglyoxal là thủ phạm gây nên các cơn đau khó chịu (Ảnh: Xinhua)

“MG xuất hiện rồi tấn công và làm thay đổi một loại protein quan trọng trong các dây thần kinh được gọi là 'Nav1.8' dây thần kinh gây ra vấn đề nhạy cảm cao với vết thương đau đớn và nhiệt độ cực đoan. Cho nên bệnh nhân tiểu đường thường bị đau dữ dội khi nhiệt độ thay đổi nóng lạnh”,  Giáo sư Paul Thornalley, một đồng tác giả của nghiên cứu đến từ Đại học Warwick, Vương quốc Anh nói.
Với phát hiện này, nghiên cứu đã chỉ ra cách giảm đau đớn bằng việc loại bỏ MG và mở ra cách điều trị bằng thuốc hiệu quả đối với bệnh nhân tiểu đường. Các nhà nghiên cứu tại Warwick hiện đang điều tra cách để tăng số lượng của một loại enzyme tên là Glo1, nhằm loại bỏ xúc tác MG.

Được biết, chứng đau đớn khi mắc căn bệnh đái thường diễn ra bất thường và kéo dài cơn đau cho khoảng 50% bệnh nhân, ảnh hưởng đến giấc ngủ, tậm trạng, đi lại, làm việc của bệnh nhân.

Khánh Hưng (theo Xinhua)

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

Vật liệu mới diệt 99% vi khuẩn gây bệnh

0 nhận xét
Lớp phủ polymer được phát triển bởi kỹ sư sinh học Mary Chan tại ĐH Công nghệ Nanyang của Singapore cùng đồng nghiệp có khả năng tiêu diệt 99% vi khuẩn và nấm khi tiếp xúc.

Lớp phủ bề mặt do Mary Chan phát triển có khả năng tiêu diệt 99% vi khuẩn gây bệnh
Lớp phủ bề mặt do Mary Chan phát triển có khả năng tiêu diệt 99% vi khuẩn gây bệnh

Vật liệu có thể được sử dụng cho kính áp tròng hay các thiết bị y tế như ống thông đường tiểu mà không cần đến các chất khử trùng hay thuốc kháng sinh.

Dưới kính hiển vi, cấu trúc của lớp phủ polymer giống như một miếng bọt biển. Điện tích dương trên bề mặt lớp phủ sẽ hút các vi khuẩn giống như một chiếc nam châm vì bề mặt của vi khuẩn chứa điện tích âm sau đó phá vỡ các tế bào và tiêu diệt chúng mà không làm tổn hại đến các tế bào của người.

Lớp phủ đã được thử nghiệm thành công với khuẩn Staphylococcus aureus (khuẩn tụ cầu vàng) và khuẩn Pseudomonas aeruginosa, (trực khuẩn mủ xanh, một loại vi khuẩn tiêu hóa giác mạc).

Đại học Nanyang cho biết lớp phủ của Mary Chan có thể ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn gây bệnh ở bệnh viện và bếp nấu, những nơi được xem là điểm nóng của vi khuẩn kháng thuốc.
Theo Đất Việt, Gizmag

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Đã có cách trị được nấm “thây ma”

0 nhận xét
Loại nấm nhiễm vào óc kiến, biến chúng thành thây ma, có thể bị một loại ký sinh khác tiêu diệt.




Theo báo cáo trên chuyên san PLoS ONE, nấm Ophiocordyceps sau khi chui được vào não kiến, sẽ điều khiển vật chủ cho đến lúc cơ thể bị hủy hoại. Kiến bị nhiễm loại nấm này thường bị nấm chọc thủng đầu từ trong ra ngoài, gây nên cái chết tức tưởi.

Nấm Ophiocordyceps
Nấm Ophiocordyceps

Sau thời gian quan sát, các nhà khoa học biết được kiến đã cố gắng bảo vệ các thành viên trong bầy bằng cách chải chuốt cho nhau. Nghiên cứu mới của Đại học bang Pennsylvania (Mỹ) đã tìm thấy khắc tinh của nấm “thây ma”.

Trưởng nhóm David Hughes giải thích rằng nấm ký sinh tác động bằng cách “thiến” nấm Ophiocordyceps, khiến nó không thể sinh sôi thêm bào tử để hại thêm nhiều kiến khác. Đó cũng là lý do dù rất nguy hiểm nhưng nấm “thây ma” bị giới hạn khả năng lây lan và cộng đồng kiến được bảo toàn.

Kết quả cuộc nghiên cứu được dựa trên dữ liệu từ loài kiến Camponotus rufipes ở rừng mưa nhiệt đới Brazil và kiến thợ mộc ở Thái Lan.
Theo Thanh Niên
HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ
LIÊN KẾT
TAG CLOUD
A http://sinhhoc.blogspot.com/ (15) Ảnh độc đáo (4) Bài báo khoa học (12) Bài báo quốc tế (7) Bài giảng-Giáo trình (81) Bản tin CNSH (6) Biology books (1) Blog sinh học (4) Các cây hoa màu khác (3) Các nhà khoa học (3) Campbell (1) Câu chuyện khoa học (1) Cây lúa (11) Cây ngô (26) Chân dung nhà khoa học (4) Công nghệ lên men (1) Công nghệ mới (6) Công nghệ sinh học (64) Công nghệ thực phẩm (5) Công trình khoa học (14) Di truyền phân tử (3) DNA tái tổ hợp (1) Dự án (1) Đăng báo quốc tế (2) Đề tài (2) Đọc và suy ngẫm (3) Động vật học (29) Ebook Công nghệ sinh học (24) Ebook công nghệ thực phẩm (1) Ebook sinh học (85) Ebook thực vật (11) Ebook Y - Dược (3) English learn (1) Giáo dục và Khoa học (11) Góc nhìn cuộc sống (7) Góc tâm hồn (7) Hiện tượng sinh học (16) Hóa sinh (4) hướng dẫn sử dụng phần mềm (2) Khoa học và ứng dụng (3) kinh nghiệm đăng báo quốc tế (1) kỹ thuật SSR (1) Luận văn - Luận án (6) Luyện thi B1 B2 (3) luyện thi đại học (1) Nghành CNSH làm gì (1) Nghiên cứu khoa học (2) Nông nghiệp (4) Olympic Sinh học (1) PCR và các kỹ thuật liên quan (3) Phần mềm dạy học (2) Phần mềm sinh học (17) Sách công nghệ thực phẩm (3) Sách sinh học (14) Sách sinh y (1) Sách Y khoa (3) Sinh học 12 (1) sinh học đại cương (1) Sinh học phân tử (2) Sinh học phổ thông (5) Sinh học ứng dụng (3) Sinh vật học (8) SSR (1) Tế bào gốc (2) Thế giới tri thức (1) Thông báo (1) thông tin nông nghiệp (2) Thực vật học (37) Tin sinh và Thống kê (9) Tu dien sinh hoc (1) Tuyển dụng (6) Từ điển sinh học (3) Vi khuẩn (1) Vi sinh vật (27) Video clip (2) Video sinh học (5) Vui cười - Hài hước (12) Y học - Cuộc sống (126) Ý tưởng khoa học (10)