Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

Giáo trình Công nghệ sinh học trên Người và động vật

8 nhận xét

CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRÊN NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

  
  •                             Tác giả : Phan Kim Ngọc, Phạm Văn Phúc
  •                              Số trang : 896
  •                             Khổ : 19x27cm
  •                            Mã số : 7K697
  •                              Giá bìa : 180.000 đồng


Blog sinh học: Hiếm khi trong lịch sử nhân loại, Sinh học lại giữ một vai trò quan trọng trong cuộc sống con người như ngày nay. Sự phát triển nhanh chóng của Sinh học, kể từ khi cấu trúc DNA được khám phá đã thúc đẩy sự bùng nổ hàng loạt công nghệ mới. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, Sinh học cũng như rất nhiều ngành khoa học khác luôn tiềm ẩn những rủi ro, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu trên người và động vật. Việc ra đời các nguyên tắc đạo lí sinh học và sự quan tâm của xã hội vừa cho thấy lợi ích to lớn, vừa báo động nhiều hiểm hoạ.

Công nghệ Sinh học (CNSH  Biotechnology) đòi hỏi sự tập hợp của trí tuệ, kĩ thuật dựa trên nền tảng cơ bản của khoa học sự sống. Đó là kết quả của việc ứng dụng những nguyên lí khoa học và công nghệ để chế tạo, sản xuất nguyên vật liệu bằng những tác nhân sinh học, nhằm tạo ra hàng hoá và dịch vụ phục vụ con người.
Công nghệ Sinh học trên người và động vật (CNSHTN&ĐV) là những kĩ thuật CNSH tiến hành hoặc ứng dụng trên đối tượng người và động vật. Ở nước ta, CNSH trên người chưa thực sự phát triển thành một lĩnh vực độc lập, nên thường được gọi chung là Công nghệ Sinh học Động vật (CNSH ĐV).
CNSH ĐV có lịch sử tiềm tàng lâu dài, các kiến thức và sự ứng dụng sơ khai đã diễn ra cách đây 8000 năm ở khu vực Tây Bắc Á, khi con người lần đầu tiên biết săn bắt các loài động vật hoang dại về nuôi để lấy thịt, lông, sữa… và sau đó thuần hoá chúng làm phương tiện vận chuyển.

Cách đây nhiều thập niên, con người đã có nhiều cải tiến mạnh mẽ trong chăn nuôi động vật, biết chọn lọc những cá thể khỏe mạnh, tiêm chủng để phòng ngừa bệnh, thực hiện nhiều kĩ thuật khác để tăng cường khả năng sinh sản của chúng. Tuy nhiên, CNSH ĐV hiện đại (dựa trên thành tựu tế bào học và di truyền học) chỉ thật sự bắt đầu vào những năm 60 của thế kỉ 20 và bùng nổ trong hai thập niên gần đây.

Download: tại đây.

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

Anh kêu gọi EU duyệt ngô biến đổi gene bằng biểu quyết

0 nhận xét

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Anh vừa kêu gọi EU phê duyệt thương mại hóa ngô biến đổi gene thông qua hình thức biểu quyết vào cuối tháng 1 và cho rằng đây là hành động dựa trên cơ sở khoa học.

Danh mục đề xuất bao gồm các loại ngô kháng sâu được đồng phát triển bởi DuPont và Dow Chemical. "Nếu như được phê duyệt thì đây sẽ là loại cây trồng biến đổi gene đầu tiên được cho phép trồng ở EU trong 15 năm qua", Reuters dẫn lời ông Owen Paterson phát biểu tại Hội nghị canh tác Oxford.
"Rủi ro thực sự đối với châu Âu là việc khu vực này đang dần trở thành bảo tàng nông nghiệp thế giới, trong khi tại các vùng khác trên thế giới, nhiều tập đoàn với tư duy đổi mới đang đầu tư và liên tục phát triển, đổi mới công nghệ”, ông Owen Paterson nói.
Theo ông Paterson, dù có được chấp thuận hay không thì việc thực hiện biểu quyết sẽ là một bước đột phá trong việc thực thi các hành lang pháp lý của EU đối với cây trồng biến đổi gene. 
Cộng đồng châu Âu chia sẻ rằng sẽ xuất hiện “ràng buộc trách nhiệm”, nếu như yêu cầu một cuộc biểu quyết về vấn đề này, sau quyết định của Tòa án tối cao EU tuyên bố trì hoãn quá trình phê duyệt đối với sản phẩm biến đổi gene.
Đề nghị trên sẽ được biểu quyết bởi các chuyên viên ngoại giao cao cấp của EU đến từ 28 quốc gia vào khoảng cuối tháng 1 năm nay tuân theo nguyên tắc đa số phiếu. Anh, Thụy Điển, Tây Ban Nha dự đoán sẽ là các quốc gia ủng hộ trong khi Pháp, Áo và Italy được cho là sẽ phản đối việc phê duyệt này.
"Cây trồng biến đổi gene không phải là liều thuốc thần. Nhưng khi châu Âu càng đóng cửa lâu hơn với nó thì nguy cơ về việc các khu vực khác vượt qua chúng ta ở nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ ngày càng lớn hơn”, ông Paterson nói.
Tập đoàn BASF là dẫn chứng điển hình cho vấn đề trên. Tập đoàn này đã quyết định chuyển toàn bộ trụ sở chính của Trung tâm nghiên cứu khoa học BASF tới Mỹ, đồng thời dừng toàn bộ việc phát triển hoặc thương mại hóa hạt giống biến đổi gene của họ ở châu Âu.
Mặc dù tháng trước phiên tòa tại châu Âu đã đảo ngược phán quyết trước đây và cho phép thương mại hóa giống khoai tây biến đổi gene của BASF tại châu Âu, nhưng giống khoai này đã không còn tồn tại ở đây, vì BASF đã dừng toàn bộ việc kinh doanh sản phẩm này của họ vào năm 2012.
"Phán quyết này đã khẳng định tính đúng đắn trong quyết định của tập đoàn về việc tập trung toàn bộ hoạt động nghiên cứu công nghệ sinh học vào các thị trường khả thi trong tương lai", một đại diện của BASF từng nói.

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

Link download sách Công nghệ Tế Bào Gốc _ Phan Kim Ngọc

3 nhận xét

Blog sinh học: Ebooks này là những công trình nghiên cứu nhiều năm của các tác giả vì vậy để ủng hộ tác giả, bạn nên mua sách in hoặc mua 1 cách chính thức
Tế bào gốc (Stem cell) đang được cộng đồng xã hội và các nhà khoa học quan tâm đặc biệt. Với niềm hi vọng to lớn, đông đảo công chúng đang dõi theo những kết quả mà các nhà khoa học trong và ngoài nước đã đạt được trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc. Tin tức về những đột phá, tiến bộ mới, về những thành tựu trong nghiên cứu tế bào gốc không chỉ xuất hiện trong những tạp chí khoa học chuyên sâu, mà còn xuất hiện trên các bào hàng ngày, trên ti vi, đài phát thanh, internet, ... Người ta bàn thảo, tranh luận về tế bào gốc tại Liên hiệp quốc, trên phố tài chính Wall, trong nhiều phiên họp của chính phủ, quốc hội. Giải thưởng Nobel năm 2007 được trao cho 3 nhà khoa học : Mario Capecchi, Martin Evans và Oliver Smithies là những người có liên quan mật thiết với lĩnh vực tế bào gốc.
Cho đến nay, chúng ta có thể khẳng định diện mạo tế bào gốc có những đặc điểm chính như sau :
Tế bào gốc là những tế bào có tiềm năng phát triển, tự làm mới và biệt hoá thành nhiều loại tế bào bình thường khác của cơ thể, chúng có thể bù đắp, thay thế các tế bào bị chết hoặc bị bệnh.
Tế bào gốc tạo nên một lĩnh vực khoa học rất đặc biệt, rất chuyên sâu nhưng liên quan đến hầu hết các lĩnh vực y sinh học ; lĩnh vực này đã được biết đến từ lâu nhưng chỉ mới phát triển mạnh trong thời gian gần đây ; tế bào gốc là vấn đề lí luận sinh học nhưng có tầm ứng dụng rộng lớn ; nghiên cứu tế bào gốc đòi hỏi phải đầu tư nhiều tiền bạc, sức lực nhưng hứa hẹn nhiều lợi nhuận.
Nghiên cứu tế bào gốc không chỉ là nghiên cứu về sinh học tế bào, việc nghiên cứu này phải kết hợp với nghiên cứu sinh học phân tử, kĩ nghệ di truyền (genentic engineering), thao tác tế bào, chuyển gen ... Nghiên cứu tế bào gốc cũng đang kết hợp với những nghiên cứu về kĩ nghệ mô (tissue engineering).
Tính ứng dụng của tế bào gốc ngày càng rõ rệt. Bước đầu đã có một số bệnh nhân bị liệt tuỷ sống, tiểu đường, động mạch vành, ung thư, ... được điều trị có kết quả khả quan bằng công nghệ tế bào gốc.
Nhiều chuyên gia về tế bào gốc hi vọng sẽ có một dự án tế bào gốc toàn cầu theo kiểu dự án bộ gen người (Human genome project) đã được thực hiện thành công.
Ở Việt Nam, một số các nhà khoa học đã và đang bắt tay vào nghiên cứu tế bào gốc. Một số nhóm nghiên cứu tế bào gốc đã hình thành. Bộ Khoa học Công nghệ đã quan tâm đến lĩnh vực này và đầu tư cho các nghiên cứu. Mặc dù kết quả nghiên cứu còn khiêm tốn nhưng hi vọng trong tương lai gần, các nhà khoa học Việt Nam có thể đạt được những thành tựu quan trọng, đặc biệt là trong ứng dụng điều trị một số bệnh.
Các sách chuyên đề và thông tin về tế bào gốc ở nước ta còn rất hạn chế. Trên tay của bạn đọc là quyển sách Công nghệ tế bào gốc đầu tiên ở Việt Nam. Nhà nghiên cứu Phan Kim Ngọc cùng với các đồng nghiệp trẻ tuổi với nhiệt huyết và cố gắng, vừa nghiên cứu thực hiện nhiều đề tài về tế bào gốc vừa tích luỹ kiến thức để biên soạn quyển sách này. Đây là quyển sách có nội dung nghiêm túc, phong phú, khá toàn diện và chuyên sâu. Các tác giả không chỉ đề cập đến khái niệm, lí luận sinh học tế bào gốc, mà còn cung cấp các kĩ thuật cơ bản về thu nhận, nuôi cấy, biệt hoá tế bào gốc. Các tác giả cũng đề cập đến các lĩnh vực ứng dụng, những vấn đề về đạo đức có liên quan khi nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc.
Nội dung quyển sách được bố cục trong 6 phần với 33 chương như sau :
Chương 1. Vài nét về việc nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc.
Chương 2. Tế bào gốc : Định nghĩa và phân loại
Chương 3. Tế bào gốc và tiềm năng ứng dụng
Chương 4. Tính vạn năng và sự tự làm mới
PHẦN 2. TẾ BÀO GỐC PHÔI
Chương 5. Tế bào gốc phôi và việc thu nhận tế bào gốc vạn năng
Chương 6. Nuôi cấy và tạo dòng tế bào gốc phôi
Chương 7. Tế bào mầm
PHẦN 3. TẾ BÀO GỐC TRƯỞNG THÀNH
Chương 8. Ổ (niche) tế bào gốc trưởng thành
Chương 9. Nhận diện tế bào gốc : từ sinh học đến kĩ thuật
Chương 10. Tế bào gốc tạo máu
Chương 11. Tế bào gốc trung mô
Chương 12. Tế bào gốc vạn năng cảm ứng
Chương 13. Tế bào gốc rìa giác mạc và ứng dụng
Chương 14. Tế bào gốc cơ xương
Chương 15. Tế bào gốc da
Chương 16. Tế bào gốc của mô mỡ
Chương 17. Tế bào tiền thân nội mô
Chương 18. Tế bào gốc thần kinh
Chương 19. Tế bào gốc nhũ nhi
Chương 20. Tế bào gốc ung thư
Chương 21. Các tế bào gốc khác
PHẦN 4. LIỆU PHÁP TẾ BÀO GỐC
Chương 22. Thử nghiệm tiền lâm sàng liệu pháp tế bào gốc
Chương 23. Tế bào gốc trong điều trị bệnh thần kinh
Chương 24. Liệu pháp tế bào gốc trong bệnh tim mạch
Chương 25. Liệu pháp tế bào gốc trong bệnh tiểu đường
Chương 26. Tái tạo biểu mô và da
Chương 27. Ứng dụng tế bào gốc trong chấn thương chỉnh hình
Chương 28. Liệu pháp tế bào gốc tạo máu trong điều trị bệnh tự miễn
Chương 29. Liệu pháp gen tế bào gốc
PHẦN 5. BẢO QUẢN TẾ BÀO GỐC
Chương 30. Bảo quản tế bào gốc
Chương 31. Ngân hàng tế bào gốc
Chương 32. Ngân hàng máu cuống rốn
PHẦN 6. SẢN PHẨM, SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ ĐẠO LÍ SINH HỌC
Chương 33. Đạo lí Sinh học trong nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc


Link download sách Công nghệ Tế Bào Gốc _ Phan Kim Ngọc
HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ
LIÊN KẾT
TAG CLOUD
A http://sinhhoc.blogspot.com/ (15) Ảnh độc đáo (4) Bài báo khoa học (12) Bài báo quốc tế (7) Bài giảng-Giáo trình (81) Bản tin CNSH (6) Biology books (1) Blog sinh học (4) Các cây hoa màu khác (3) Các nhà khoa học (3) Campbell (1) Câu chuyện khoa học (1) Cây lúa (11) Cây ngô (26) Chân dung nhà khoa học (4) Công nghệ lên men (1) Công nghệ mới (6) Công nghệ sinh học (64) Công nghệ thực phẩm (5) Công trình khoa học (14) Di truyền phân tử (3) DNA tái tổ hợp (1) Dự án (1) Đăng báo quốc tế (2) Đề tài (2) Đọc và suy ngẫm (3) Động vật học (29) Ebook Công nghệ sinh học (24) Ebook công nghệ thực phẩm (1) Ebook sinh học (85) Ebook thực vật (11) Ebook Y - Dược (3) English learn (1) Giáo dục và Khoa học (11) Góc nhìn cuộc sống (7) Góc tâm hồn (7) Hiện tượng sinh học (16) Hóa sinh (4) hướng dẫn sử dụng phần mềm (2) Khoa học và ứng dụng (3) kinh nghiệm đăng báo quốc tế (1) kỹ thuật SSR (1) Luận văn - Luận án (6) Luyện thi B1 B2 (3) luyện thi đại học (1) Nghành CNSH làm gì (1) Nghiên cứu khoa học (2) Nông nghiệp (4) Olympic Sinh học (1) PCR và các kỹ thuật liên quan (3) Phần mềm dạy học (2) Phần mềm sinh học (17) Sách công nghệ thực phẩm (3) Sách sinh học (14) Sách sinh y (1) Sách Y khoa (3) Sinh học 12 (1) sinh học đại cương (1) Sinh học phân tử (2) Sinh học phổ thông (5) Sinh học ứng dụng (3) Sinh vật học (8) SSR (1) Tế bào gốc (2) Thế giới tri thức (1) Thông báo (1) thông tin nông nghiệp (2) Thực vật học (37) Tin sinh và Thống kê (9) Tu dien sinh hoc (1) Tuyển dụng (6) Từ điển sinh học (3) Vi khuẩn (1) Vi sinh vật (27) Video clip (2) Video sinh học (5) Vui cười - Hài hước (12) Y học - Cuộc sống (126) Ý tưởng khoa học (10)