Những cái “được” của khoa học nông nghiệp
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, những thành tựu mà khoa học mà ngành nông nghiệp đã đạt được trong thời gian qua là rất lớn và đáng tự hào. Khoa học đã giúp cho Việt Nam giữ vị trí là một trong những nước đi đầu trong xuất khẩu lúa gạo trên thế giới.
Là một Viện hàng đầu trong ngành thủy lợi thuộc Bộ NN&PTNT, ông Lê Mạnh Hùng- GĐ Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam cho biết, hầu hết các đề tài, dự án do Viện thực hiện đều hướng tới giải quyết các vấn đề chiến lược của ngành, đòi hỏi cấp bách của thực tế sản xuất và quản lý.
Một số kết quả tiêu biểu của Viện trong thời gian qua có thể kể tới là: Đề tài nghiên cứu thiết kế, chế tạo ra loại máy bơm 4000 m3/h hướng trục để thay thế cho các loại máy bơm trục ngang hoạt động kém hiệu quả. Kết quả nghiên cứu này đã mở ra hướng cải tạo, nâng cấp, giảm điện năng tiêu thụ, tăng hiệu suất làm việc cho loại máy bơm lắp đặt ở 700 trạm bơm đã được xây dựng 50 -60 năm trước trên hệ thống thủy nông ĐBSH.
Cũng trong 5 năm từ 2006 -2010, Bộ NN&PTNT đã nghiên cứu tạo ra được 273 giống cây trồng, trong đó có 97 giống cây được công nhận chính thức gồm: 28 giống lúa, 10 giống ngô, 11 giống đậu đỗ, 4 giống cây có củ, 8 giống rau, 4 giống cây ăn quả…nhiều loại giống đã được công nhận và cho sản xuất thử.
Nghiên cứu nông nghiệp còn nhiều cái "vướng" (Ảnh: Phương Hoàn) |
Theo báo cáo của Viện di truyền Nông nghiệp, kết quả khảo nghiệm bước đầu của Viện Di truyền nông nghiệp, ngô chuyển gên kháng sâu có khả năng kháng sâu cao hơn hẳn so với giống đối chứng, không hề bị gãy cờ do sâu đục thân, trong khi tỷ lệ gãy cờ ở giống đối chứng chiếm 2-8%. Ngô kháng thuốc diệt cỏ hoàn toàn không bị ảnh hưởng, trong khi ngô đối chứng bị nhiễm độc bởi thuốc diệt cỏ. Dự kiến sau khi khảo nghiệm thành công thì từ năm 2011 Viện sẽ đưa các giống ngô biến đổi gên vào sản xuất đại trà, đưa sản lượng ngô của cả nước lên 7 – 7,5 triệu tấn/năm.
Ông Nguyễn Văn Bộ- GĐ Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cho biết, trong 5 năm qua, Viện đã có 260 giống cây trồng được công nhận, trong đó công nhận chính thức 95 giống (25 giống lúa, 10 giống ngô, 10 giống đậu đỗ, 4 giống cây có củ, 10 giống rau, 4 giống cây ăn quả, 4 giống chè, 11 giống cà phê và 2 giống mía..) và 165 giống cây trồng các loại được công nhận cho sản xuất thử.
Ông Nguyễn Đăng Vang, nguyên Viện trưởng Viện Chăn nuôi quốc gia, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN - MT Quốc hội khẳng định, tuy nông nghiệp là ngành nằm trong bộ phận cóp thu nhập thấp nhưng những năm qua ngành đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Ngành nông nghiệp xuất khẩu 18- 19 tỷ đô la/năm, nhập khẩu vào vn 8,6 tỷ/năm, để đạt được kết quả này không thể không kể đến sự đóng góp to lớn của KH&CN.
Còn nhiều bài toán cần đáp án
Hầu hết đại diện các Vụ, Viện đang hoạt động và nghiên cứu trong nông nghiệp đều đồng ý kiến cho rằng, hiện nay cơ chế chính sách cho nghiên cứu trong nông nghiệp còn nhiều bất cập trong đó nổi bật nhất là đầu tư cho nghiên cứu còn thấp, cơ sở nghiên cứu phòng thí nghiệm còn chưa đồng bộ dẫn tới kết quả nghiên cứu chưa thực sự hiệu quả.
Theo ông Bùi Bá Bổng, nguyên thứ trưởng Bộ NN&PTNT, thì khó khăn đầu tiên mà Bộ gặp phải là trong công tác quản lý KH&CN ở tầm vĩ mô tuy đã đổi mới nhưng còn chậm. Cơ chế tài chính còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho công tác nghiên cứu.
PGS. TS Trần Đức Viên, Hiệu trưởng trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội cho rằng, vẫn còn nhiều bất cập trong vấn đề nghiên cứu khoa học trong nông nghiệp.
Trong thời gian tới cần xây dựng thành lộ trình phát triển nông nghiệp Việt Nam trong 10 – 20 năm, đồng thời cần một hành lang pháp lý và cơ chế cụ thể để vừa tạo động lực, vừa là áp lực nhất định để các nhà khoa học thực hiện nhiệm vụ theo lộ trình đã đề ra. Trường Đại học Nông nghiệp 1 mong rằng sẽ nhận được nhiều sự quan tâm, đầu tư hơn nữa cho nghiên cứu khoa học. Không nên phân cấp nghiên cứu theo kiểu hành chính như cấp Viện, cấp Bộ và cao nhất là cấp Nhà nước, mà hãy quan tâm đến kết quả nghiên cứu đó có hiệu quả và cần thiết hay không.
Đại diện Viện Chăn nuôi thẳng thắn chia sẻ, cần có chế độ ưu tiên các nhà khoa học có công trình khoa học chất lượng cao, khả năng ứng dụng vào thực tiễn cao. Hiện nay, nhiều nhà khoa học có công trình nghiên cứu rất có ý nghĩa những họ chưa nhận được nhiều, thậm chí không nhận được sự khuyến khích. Như vậy sẽ ảnh hưởng tới tinh thần, cũng như sức làm việc của các nhà khoa học, hiện tượng chảy máu chất xám trong các Viện đã và đang là vấn đề nhức nhối chưa có lời giải đáp thỏa đáng.
Ngành nông nghiệp mỗi năm xuất khẩu 18 -19 tỷ đôla/năm, là một ngành giữ vào trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với những kết quả mà ngành nông nghiệp đã đạt được trong thời gian qua thì có thể nói rằng, đầu tư cho nghiên cứu khoa học trong nông nghiệp đã có hiệu quả cao, lợi ích đầu tư cho nông nghiệp là tương xứng.
Không có nhận xét nào: