Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

Australia: Thuốc mới giúp tế bào ung thư phát sáng


Một loại thuốc mới khiến các tế bào ung thư ở não phát sáng trong quá trình phẫu thuật đang được sử dụng lần đầu tiên tại Australia.
Các nhà phẫu thuật tại Bệnh viện Hoàng gia Melbourne đã sử dụng loại thuốc trên, gọi làgliolan, nhằm giúp nhận diện các mô não bị ung thư trong quá trình phẫu thuật để bóc tách chúng khỏi não.
Loại thuốc này tác động lên các khối u thần kinh đệm cấp cao, một kiểu u não rất khó tiên lượng khả năng tiến triển.
Ngày 16/9 vừa qua, tiến sĩ Kate Drummond đã lần đầu tiên sử dụng thuốc này khi phẫu thật cho bệnh nhân David Hall, 53 tuổi, có u thần kinh đệm ác tính.
Australia: Thuốc mới giúp tế bào ung thư phát sáng
Trước đó một ngày, đồng nghiệp của bà là tiến sĩ David Walker cũng tiến hành ca mổ áp dụng kỹ thuật tương tự tại Brisbane.
Phát biểu trên kênh truyền hình ABC, tiến sĩ Drummond cho biết, kỹ thuật này đã được sử dụng phổ biến tại châu Âu và Vương quốc Anh.
Các bác sĩ cho bệnh nhân uống thuốc khoảng 3-4 tiếng trước ca mổ và thuốc sẽ dần tích tụ tại các tế bào của khối u. Khi tiến hành vi phẫu thuật, những tế bào này sẽ phát sáng dưới ánh sáng xanh, giúp các bác sĩ nhận biết dễ dàng.
"Về cơ bản, loại thuốc này giúp các bác sĩ hình dung khối u rõ hơn để có thể phân biệt nó với phần não bình thường. Do vậy, chúng tôi có thể bóc tách được nhiều khối u hơn trước đây, qua đó có thể bảo vệ các bộ phận não bình thường. Điều này khiến các ca phẫu thuật phức tạp trở nên hiệu quả và an toàn hơn đối với bệnh nhân," tiến sĩ Drummond giải thích.
Theo tiến sĩ Drummond, các loại thuốc khác thường có nguy cơ gây dị ứng, nhưng tác dụng phụ chủ yếu của loại thuốc này là làm cho người ta nhạy cảm hơn với ánh sáng trong vòng một ngày sau khi dùng thuốc. Tuy nhiên, mặc dù các bệnh nhân dùng thuốc này không nên phơi nắng, nhưng với ánh sáng bình thường xung quanh thì không thành vấn đề.
Số liệu của Viện Y tế và Phúc lợi Australia (AIHW) cho biết, tổng cộng có 1.123 bệnh nhân tử vong vì ung thư não tại xứ sở chuột túi trong năm 2007.
Theo Vietnam+

Không có nhận xét nào:

HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ
LIÊN KẾT
TAG CLOUD
A http://sinhhoc.blogspot.com/ (15) Ảnh độc đáo (4) Bài báo khoa học (12) Bài báo quốc tế (7) Bài giảng-Giáo trình (81) Bản tin CNSH (6) Biology books (1) Blog sinh học (4) Các cây hoa màu khác (3) Các nhà khoa học (3) Campbell (1) Câu chuyện khoa học (1) Cây lúa (11) Cây ngô (26) Chân dung nhà khoa học (4) Công nghệ lên men (1) Công nghệ mới (6) Công nghệ sinh học (64) Công nghệ thực phẩm (5) Công trình khoa học (14) Di truyền phân tử (3) DNA tái tổ hợp (1) Dự án (1) Đăng báo quốc tế (2) Đề tài (2) Đọc và suy ngẫm (3) Động vật học (29) Ebook Công nghệ sinh học (24) Ebook công nghệ thực phẩm (1) Ebook sinh học (85) Ebook thực vật (11) Ebook Y - Dược (3) English learn (1) Giáo dục và Khoa học (11) Góc nhìn cuộc sống (7) Góc tâm hồn (7) Hiện tượng sinh học (16) Hóa sinh (4) hướng dẫn sử dụng phần mềm (2) Khoa học và ứng dụng (3) kinh nghiệm đăng báo quốc tế (1) kỹ thuật SSR (1) Luận văn - Luận án (6) Luyện thi B1 B2 (3) luyện thi đại học (1) Nghành CNSH làm gì (1) Nghiên cứu khoa học (2) Nông nghiệp (4) Olympic Sinh học (1) PCR và các kỹ thuật liên quan (3) Phần mềm dạy học (2) Phần mềm sinh học (17) Sách công nghệ thực phẩm (3) Sách sinh học (14) Sách sinh y (1) Sách Y khoa (3) Sinh học 12 (1) sinh học đại cương (1) Sinh học phân tử (2) Sinh học phổ thông (5) Sinh học ứng dụng (3) Sinh vật học (8) SSR (1) Tế bào gốc (2) Thế giới tri thức (1) Thông báo (1) thông tin nông nghiệp (2) Thực vật học (37) Tin sinh và Thống kê (9) Tu dien sinh hoc (1) Tuyển dụng (6) Từ điển sinh học (3) Vi khuẩn (1) Vi sinh vật (27) Video clip (2) Video sinh học (5) Vui cười - Hài hước (12) Y học - Cuộc sống (126) Ý tưởng khoa học (10)