Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011
Biến đổi khí hậu làm tăng tác hại của ozone lên thực vật
HieuBio
HieuBio
Khí ozone tồn tại trong khí quyển ở độ cao 10-40km cách mặt đất, bảo vệ trái đất khỏi tác hại của tia cực tím từ mặt trời. Tuy nhiên, khí thải của các phương tiện giao thông khi phản ứng với ánh sáng mặt trời cũng tạo ra khí ozone. Lớp ozone mặt đất này được coi là một dạng ô nhiễm độc hại với con người cũng như thực vật. Thực vật đặc biệt nhạy cảm với tác động của khí ozone, cùng với sự tăng nhiệt độ khí quyển đã dẫn đến sự giảm năng suất cây trồng và phát triển của cây rừng. Các nhà nghiên cứu khoa môi trường và thực vật, Đại học Gothenburg, Thụy Điển vừa tiến hành nghiên cứu khảo sát tác hại cùa khí ozone lên thực vật trong tương lai gần.
Kết quả cho thấy tác động xấu của khí ozone lên thực vật cao nhất ở khu vực trung Âu, vì nồng độ ozone khu vực cao cũng như điều kiện khí hậu ở đây làm tăng độ mở của stomata (lỗ khí trên bề mặt lá cây) hấp thụ khí ozone. Tuy nhiên, nồng độ CO2 cao trong không khí lại làm giảm độ mở của stomata, do đó theo lý thuyết là có thể làm giảm tác hại của ozone lên thực vật, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa chắc chắn về điều này, đặc biệt là với cây rừng. Nếu tác động này của CO2 là không đáng kể, thì biến đổi khí hậu trong tương lai có thể làm tăng đáng kể tác hại của ozone lên thực vật khu vực bắc và trung Âu.
Lược dịch: ThS. Nguyễn Nam
Đọc chi tiết:
Không có nhận xét nào: