Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Kiến "điên" khiến nước Mỹ hốt hoảng


Dài vẻn vẹn 2mm, thân phủ đầy lông và có màu đỏ nâu rực lửa, loài kiến "điên" đã tàn phá Texas, Missisippi và chuẩn bị "hành quân" đến Louisiana.
Hung hãn và đáng sợ, kiến điên luôn đi thành bầy đàn với số lượng đông khủng khiếp. Chúng cắn và phá hủy mọi thứ nếu muốn. Một sở thích của chúng, thật tệ hại, lại chính là phá hủy máy tính, TV, thiết bị điện tử, thậm chí là xe máy và ô tô.
Theo các chuyên gia sinh học, kiến điên có xuất xứ từ Caribe và đến Mỹ theo đường tàu biển. Tên gọi đầy đủ của chúng là kiến "lông điên", do toàn thân chúng phủ đầy lông và gai nhọn. Hơn nữa, chúng luôn chạy rối rít thành các vòng tròn nhỏ, cứ như thể bị điên vậy.
Phát biểu trên Daily Mail, các chuyên gia của Trung Tâm Nông nghiệp Đại học Lousiana cảnh báo rằng kiến điên đang chuẩn bị mở đợt tấn công mới nhằm vào các khu vực dân cư. "Người và vật nuôi đều không nên bước ra sân tại thời điểm kiến điên đi qua, vì chỉ trong vài phút, cơ thể bạn sẽ bị hàng trăm con kiến bò lên và cắn".
Tiến sĩ Zack Lemann cho biết kiến điên thường "đi" thành từng tốp hàng ngàn con, sẵn sàng cắn người và áp đảo các "cộng đồng" kiến khác trong khu vực. Tùy theo "tâm trạng" và hoàn cảnh, chúng có thể tiêu diệt kiến bản địa hoặc buộc kiến bản địa phải chạy trốn. "Chúng làm tổ ở bất cứ nơi nào chúng thích và tổ của chúng có thể lớn tới mức bạn chưa từng thấy bao giờ. Các biện pháp đuổi kiến hoặc kiểm soát kiến thông thường đều không có tác dụng với chúng, hoặc chỉ làm cho chúng nổi điên hơn". Chỉ vài hôm, thậm chí vài tiếng sau khi một tốp kiến bị tiêu diệt bởi thuốc diệt kiến, nhiều tốp khác đã kéo đến thế chỗ.
Lần theo lịch sử, Tiến sĩ Lemann cho biết kiến điên đã có mặt tại Florida từ những năm 50, nhưng phải đến năm 2000 chúng mới bắt đầu gia tăng dân số. Đến năm 2002, chúng di cư đến Houston, Texas và đến năm 2009, chúng đổ bộ xuống bờ biển Mississippi. Kiến điên làm tổ trong thân cây, đất, các bãi rác, cũng như bên trong ô tô, nhà di động, xe máy và thiết bị điện tử. Việc kiến điên làm tổ trong thiết bị điện đã gây ra hiện tượng chập điện và hỏng điện ở rất nhiều nơi. Mỗi một tổ kiến có thể chứa tới hàng trăm ngàn con kiến, vì thế, theo khuyến cáo của các nhà khoa học, trong trường hợp phát hiện thấy kiến điên, người dân cần liên lạc ngay lập tức với nhà chức trách và tránh "manh động".
Theo Daily mail, Vietnamnet

Không có nhận xét nào:

HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ
LIÊN KẾT
TAG CLOUD
A http://sinhhoc.blogspot.com/ (15) Ảnh độc đáo (4) Bài báo khoa học (12) Bài báo quốc tế (7) Bài giảng-Giáo trình (81) Bản tin CNSH (6) Biology books (1) Blog sinh học (4) Các cây hoa màu khác (3) Các nhà khoa học (3) Campbell (1) Câu chuyện khoa học (1) Cây lúa (11) Cây ngô (26) Chân dung nhà khoa học (4) Công nghệ lên men (1) Công nghệ mới (6) Công nghệ sinh học (64) Công nghệ thực phẩm (5) Công trình khoa học (14) Di truyền phân tử (3) DNA tái tổ hợp (1) Dự án (1) Đăng báo quốc tế (2) Đề tài (2) Đọc và suy ngẫm (3) Động vật học (29) Ebook Công nghệ sinh học (24) Ebook công nghệ thực phẩm (1) Ebook sinh học (85) Ebook thực vật (11) Ebook Y - Dược (3) English learn (1) Giáo dục và Khoa học (11) Góc nhìn cuộc sống (7) Góc tâm hồn (7) Hiện tượng sinh học (16) Hóa sinh (4) hướng dẫn sử dụng phần mềm (2) Khoa học và ứng dụng (3) kinh nghiệm đăng báo quốc tế (1) kỹ thuật SSR (1) Luận văn - Luận án (6) Luyện thi B1 B2 (3) luyện thi đại học (1) Nghành CNSH làm gì (1) Nghiên cứu khoa học (2) Nông nghiệp (4) Olympic Sinh học (1) PCR và các kỹ thuật liên quan (3) Phần mềm dạy học (2) Phần mềm sinh học (17) Sách công nghệ thực phẩm (3) Sách sinh học (14) Sách sinh y (1) Sách Y khoa (3) Sinh học 12 (1) sinh học đại cương (1) Sinh học phân tử (2) Sinh học phổ thông (5) Sinh học ứng dụng (3) Sinh vật học (8) SSR (1) Tế bào gốc (2) Thế giới tri thức (1) Thông báo (1) thông tin nông nghiệp (2) Thực vật học (37) Tin sinh và Thống kê (9) Tu dien sinh hoc (1) Tuyển dụng (6) Từ điển sinh học (3) Vi khuẩn (1) Vi sinh vật (27) Video clip (2) Video sinh học (5) Vui cười - Hài hước (12) Y học - Cuộc sống (126) Ý tưởng khoa học (10)