Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011

Ai có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy?


Sự ra đi của Steve Jobs có liên quan đến chứng bệnh gọi là ung thư tuyến tụy rất hiếm gặp. Vậy nhóm người nào có nguy cơ cao mắc bệnh này?
Steve Jobs đã mãi mãi ra đi ở tuổi 56 vì ung thư tuyến tụy
Steve Jobs đã mãi mãi ra đi ở tuổi 56 vì ung thư tuyến tụy
Không một ai biết chính xác nguyên nhân gây ra ung thư tuyến tụy. Các bác sỹ cũng hiếm khi giải thích tại sao người này lại mắc mà người kia thì không. Tuy nhiên rõ ràng là bệnh này không lây nhiễm từ người này sang người khác. Sau đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy ở mỗi người được đúc kết từ những nghiên cứu của các nhà khoa học:
Khả năng phát triển bệnh ung thư tuyến tụy đi kèm với tuổi tác của mỗi người. Hầu hết các trường hợp ung thư tuyến tụy xảy ra ở những người có độ tuổi trên 60.
Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2-3 lần so với những người không có thói quen này.
Nguy cơ bị ung thư tuyến tụy ở những bệnh nhân tiểu đường cũng cao hơn so vói người bình thường.
Nam giới có khả năng mắc ung thư tuyến tụy cao hơn nữ giới.
So với người Châu Á hay người Mỹ gốc Tây Ban Nha, người da trắng thì tỷ lệ người Mỹ gốc Phi mắc chứng bệnh này là cao hơn nhiều.
Nếu bố mẹ, chị gái, anh trai trong nhà đã bị ung thư tuyến tụy thì nguy cơ bị mắc bệnh này sẽ cao gấp 3 lần. Đồng thời, nếu tiền sử gia đình cũng bị mắc ung thư ruột kết hay ung thư buồng trứng thì nguy cơ bị ung thư tuyến tụy cũng tăng lên.
Viêm tuyến tụy mãn tính là dạng bệnh gây đau đớn của tuyến tụy. Một số bằng chứng đã chứng minh đây cũng chính là yếu tố nguy cơ cho ung thư tuyến tụy sau này.
Ngoài ra với những người phải tiếp xúc với hóa chất nơi làm việc hay có chế độ ăn với hàm lượng chất béo cao cũng tăng cơ hội cho căn bệnh ung thư này hoành hành.
Sau khi kiểm tra hết các yếu tố trên, nếu nghi ngờ mình có nguy cơ mắc bệnh hãy tìm gặp bác sỹ ngay lập tức để có thể tìm ra hướng giải pháp để hạn chế nguy cơ mà đưa ra kế hoạch phù hợp cho việc kiểm tra sau này.
Theo MedicineNet, Dân trí

Không có nhận xét nào:

HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ
LIÊN KẾT
TAG CLOUD
A http://sinhhoc.blogspot.com/ (15) Ảnh độc đáo (4) Bài báo khoa học (12) Bài báo quốc tế (7) Bài giảng-Giáo trình (81) Bản tin CNSH (6) Biology books (1) Blog sinh học (4) Các cây hoa màu khác (3) Các nhà khoa học (3) Campbell (1) Câu chuyện khoa học (1) Cây lúa (11) Cây ngô (26) Chân dung nhà khoa học (4) Công nghệ lên men (1) Công nghệ mới (6) Công nghệ sinh học (64) Công nghệ thực phẩm (5) Công trình khoa học (14) Di truyền phân tử (3) DNA tái tổ hợp (1) Dự án (1) Đăng báo quốc tế (2) Đề tài (2) Đọc và suy ngẫm (3) Động vật học (29) Ebook Công nghệ sinh học (24) Ebook công nghệ thực phẩm (1) Ebook sinh học (85) Ebook thực vật (11) Ebook Y - Dược (3) English learn (1) Giáo dục và Khoa học (11) Góc nhìn cuộc sống (7) Góc tâm hồn (7) Hiện tượng sinh học (16) Hóa sinh (4) hướng dẫn sử dụng phần mềm (2) Khoa học và ứng dụng (3) kinh nghiệm đăng báo quốc tế (1) kỹ thuật SSR (1) Luận văn - Luận án (6) Luyện thi B1 B2 (3) luyện thi đại học (1) Nghành CNSH làm gì (1) Nghiên cứu khoa học (2) Nông nghiệp (4) Olympic Sinh học (1) PCR và các kỹ thuật liên quan (3) Phần mềm dạy học (2) Phần mềm sinh học (17) Sách công nghệ thực phẩm (3) Sách sinh học (14) Sách sinh y (1) Sách Y khoa (3) Sinh học 12 (1) sinh học đại cương (1) Sinh học phân tử (2) Sinh học phổ thông (5) Sinh học ứng dụng (3) Sinh vật học (8) SSR (1) Tế bào gốc (2) Thế giới tri thức (1) Thông báo (1) thông tin nông nghiệp (2) Thực vật học (37) Tin sinh và Thống kê (9) Tu dien sinh hoc (1) Tuyển dụng (6) Từ điển sinh học (3) Vi khuẩn (1) Vi sinh vật (27) Video clip (2) Video sinh học (5) Vui cười - Hài hước (12) Y học - Cuộc sống (126) Ý tưởng khoa học (10)