Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2011

Giải mã bộ gien cụ bà 115 tuổi


Toàn bộ chuỗi gien của cụ già từng sống đến 115 tuổi đã được giải mã trong phòng thí nghiệm, cho phép giới khoa học nghiên cứu sâu hơn về sự trường thọ.

Hơn 10 năm kể từ khi giới khoa học lần đầu tiên đưa ra bản nháp về bộ gien người, đến nay các chuyên gia Hà Lan mới công bố chuỗi gien đặc biệt của một cụ bà sống đến 115 tuổi, là người già nhất thời của mình khi chết. Kết quả nghiên cứu này đã được báo cáo tại hội nghị khoa học thường niên American Society of Human Genetics ở Canada, với hy vọng giúp các chuyên gia mở được cánh cửa đến sự trường thọ.
Cụ già được giữ bí mật danh tính, chỉ được biết đến với cái tên W115, cũng là người sống lâu nhất được mã hóa bộ gien. Chỉ có khoảng vài trăm cá nhân được giải mã toàn bộ chuỗi gien trong hơn một thập niên, nhờ vào công nghệ “đọc” ADN ngày càng trở nên rẻ hơn và chính xác hơn. Cụ bà W115 đã hiến xác nhằm phục vụ nghiên cứu khoa học, cho phép các bác sĩ tìm hiểu về bộ não và những cơ quan khác của cơ thể, cũng như phân tích bộ gien của bà. Bác sĩ Henne Holstege của Đại học VU tại Amsterdam cho hay cụ bà dường như sở hữu một số gien đặc biệt giúp bảo vệ khỏi chứng mất trí nhớ và các bệnh tật của tuổi già.
W115 bị sinh non và cha mẹ bà đã tuyệt vọng vì tưởng con mình không sống nổi. Tuy nhiên, trên thực tế bà có cuộc đời trường thọ và khỏe mạnh, chỉ vào viện dưỡng lão khi được 105 tuổi. Bà chết vì khối u trong bao tử, và từng được điều trị ung thư vú vào năm 100 tuổi. TheoBBC, cuộc thử nghiệm năng lực não bộ vào năm 113 tuổi cho thấy đầu óc của bà minh mẫn như người 60 - 75 tuổi. Sau khi bà chết, kết quả khám nghiệm tử thi không hề cho thấy dấu hiệu của chứng mất trí nhớ, hoặc các mạch máu bị thu hẹp trong trường hợp bệnh tim mạch.
Nhận xét về báo cáo của Đại học VU, tiến sĩ Jeffrey Barrett của Trung tâm Sanger tại Cambridge cho rằng đây là khởi đầu cho cuộc tìm hiểu tại sao sự đa dạng về ADN có liên quan đến quá trình sống lâu một cách khỏe mạnh của con người. Tuy nhiên, cần có thêm nhiều cuộc nghiên cứu khác trước khi rút ra được kết luận cuối cùng.
Theo Thanh Niên

Không có nhận xét nào:

HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ
LIÊN KẾT
TAG CLOUD
A http://sinhhoc.blogspot.com/ (15) Ảnh độc đáo (4) Bài báo khoa học (12) Bài báo quốc tế (7) Bài giảng-Giáo trình (81) Bản tin CNSH (6) Biology books (1) Blog sinh học (4) Các cây hoa màu khác (3) Các nhà khoa học (3) Campbell (1) Câu chuyện khoa học (1) Cây lúa (11) Cây ngô (26) Chân dung nhà khoa học (4) Công nghệ lên men (1) Công nghệ mới (6) Công nghệ sinh học (64) Công nghệ thực phẩm (5) Công trình khoa học (14) Di truyền phân tử (3) DNA tái tổ hợp (1) Dự án (1) Đăng báo quốc tế (2) Đề tài (2) Đọc và suy ngẫm (3) Động vật học (29) Ebook Công nghệ sinh học (24) Ebook công nghệ thực phẩm (1) Ebook sinh học (85) Ebook thực vật (11) Ebook Y - Dược (3) English learn (1) Giáo dục và Khoa học (11) Góc nhìn cuộc sống (7) Góc tâm hồn (7) Hiện tượng sinh học (16) Hóa sinh (4) hướng dẫn sử dụng phần mềm (2) Khoa học và ứng dụng (3) kinh nghiệm đăng báo quốc tế (1) kỹ thuật SSR (1) Luận văn - Luận án (6) Luyện thi B1 B2 (3) luyện thi đại học (1) Nghành CNSH làm gì (1) Nghiên cứu khoa học (2) Nông nghiệp (4) Olympic Sinh học (1) PCR và các kỹ thuật liên quan (3) Phần mềm dạy học (2) Phần mềm sinh học (17) Sách công nghệ thực phẩm (3) Sách sinh học (14) Sách sinh y (1) Sách Y khoa (3) Sinh học 12 (1) sinh học đại cương (1) Sinh học phân tử (2) Sinh học phổ thông (5) Sinh học ứng dụng (3) Sinh vật học (8) SSR (1) Tế bào gốc (2) Thế giới tri thức (1) Thông báo (1) thông tin nông nghiệp (2) Thực vật học (37) Tin sinh và Thống kê (9) Tu dien sinh hoc (1) Tuyển dụng (6) Từ điển sinh học (3) Vi khuẩn (1) Vi sinh vật (27) Video clip (2) Video sinh học (5) Vui cười - Hài hước (12) Y học - Cuộc sống (126) Ý tưởng khoa học (10)