Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011

Hậu quả khủng khiếp từ giun kí sinh trùng


Năm ngoái, châu Phi có khoảng 2000 trường hợp bị suy nhược cơ thể do giun ký sinh trùng gây ra.
Loại giun ký sinh trùng này có thể đẻ ra hàng ngàn các ấu trùng trong nguồn nước tạo nên nguồn bệnh. Hiện chưa có bất cứ loại vắc xin hay cách chữa trị hiệu quả nào cho những bệnh nhân bị nhiễm giun ký sinh trùng.
Mặc dù giun ký sinh không làm người nhiễm giun chết ngay lập tức, nhưng chúng có thể gây những đau đớn sau khi con người uống phải nguồn nước bị nhiễm bẩn. Cụ thể, khoảng vài tháng sau khi uống phải nước này sẽ có những con giun xuất hiện dưới da bệnh nhân.
Trước đó, việc thúc đẩy tiêu diệt giun ký sinh trùng đã được bắt đầu bởi Trung tâm Carter – được thành lập bởi bởi cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter từ năm 1986.
Khi trung tâm Carter bắt đầu kế hoạch chống lại bệnh do giun ký sinh trùng gây ra 25 năm trước thì có khoảng 3,5 triệu trường hợp bị bệnh trên 21 quốc gia ở châu Phi và châu Á.
Hiện nay không có bất cứ loại vắc xin hay cách chữa trị hiệu quả nào cho những bệnh nhân bị nhiễm giun ký sinh trùng
Hiện nay không có bất cứ loại vắc xin hay cách chữa trị hiệu quả
nào cho những bệnh nhân bị nhiễm giun ký sinh trùng
Ông Carter cho biết rằng: “Giun ký sinh trùng để lại những hậu quả khủng khiếp về sức khỏe, giáo dục và việc làm của các nước. Nó ngăn cản con người thoát khỏi nghèo đói”.
Cục phát triển quốc tế (DflD) đã sẵn sàng chi 20 triệu bảng Anh để khởi động chương trình này. Tuy nhiên, con số đó chỉ giải quyết được khoảng 1/3 chi phí cho chương trình này.
Vì vậy, số tiền hỗ trợ này sẽ được sử dụng để Trung tâm Carter đào tạo nhân lực trong việc theo dõi dịch và sử dụng vải để lọc nước uống.
Nếu thành công, đây sẽ là lần đầu tiên một căn bệnh được quét sạch thông qua chương trình giáo dục nâng cao nhận thức người dân mà không cần dùng đến thuốc hay văcxin. Điều đó có nghĩa là bệnh do giun ký sinh trùng đang trên bờ vực bị xóa sổ.
Gần đây Nigeria, Niger và Ghana đã thành công trong những nỗ lực quét sạch dịch bệnh do giun ký sinh trùng gây ra.
Theo Đất Việt

Không có nhận xét nào:

HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ
LIÊN KẾT
TAG CLOUD
A http://sinhhoc.blogspot.com/ (15) Ảnh độc đáo (4) Bài báo khoa học (12) Bài báo quốc tế (7) Bài giảng-Giáo trình (81) Bản tin CNSH (6) Biology books (1) Blog sinh học (4) Các cây hoa màu khác (3) Các nhà khoa học (3) Campbell (1) Câu chuyện khoa học (1) Cây lúa (11) Cây ngô (26) Chân dung nhà khoa học (4) Công nghệ lên men (1) Công nghệ mới (6) Công nghệ sinh học (64) Công nghệ thực phẩm (5) Công trình khoa học (14) Di truyền phân tử (3) DNA tái tổ hợp (1) Dự án (1) Đăng báo quốc tế (2) Đề tài (2) Đọc và suy ngẫm (3) Động vật học (29) Ebook Công nghệ sinh học (24) Ebook công nghệ thực phẩm (1) Ebook sinh học (85) Ebook thực vật (11) Ebook Y - Dược (3) English learn (1) Giáo dục và Khoa học (11) Góc nhìn cuộc sống (7) Góc tâm hồn (7) Hiện tượng sinh học (16) Hóa sinh (4) hướng dẫn sử dụng phần mềm (2) Khoa học và ứng dụng (3) kinh nghiệm đăng báo quốc tế (1) kỹ thuật SSR (1) Luận văn - Luận án (6) Luyện thi B1 B2 (3) luyện thi đại học (1) Nghành CNSH làm gì (1) Nghiên cứu khoa học (2) Nông nghiệp (4) Olympic Sinh học (1) PCR và các kỹ thuật liên quan (3) Phần mềm dạy học (2) Phần mềm sinh học (17) Sách công nghệ thực phẩm (3) Sách sinh học (14) Sách sinh y (1) Sách Y khoa (3) Sinh học 12 (1) sinh học đại cương (1) Sinh học phân tử (2) Sinh học phổ thông (5) Sinh học ứng dụng (3) Sinh vật học (8) SSR (1) Tế bào gốc (2) Thế giới tri thức (1) Thông báo (1) thông tin nông nghiệp (2) Thực vật học (37) Tin sinh và Thống kê (9) Tu dien sinh hoc (1) Tuyển dụng (6) Từ điển sinh học (3) Vi khuẩn (1) Vi sinh vật (27) Video clip (2) Video sinh học (5) Vui cười - Hài hước (12) Y học - Cuộc sống (126) Ý tưởng khoa học (10)