Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011

Não người đã phát triển tới giới hạn



Các nhà khoa học Đại học Cambridge (Anh) cho hay: Khả năng của bộ não người đã đạt tới giới hạn, các định luật vật lý học và sinh lý học không cho phép tăng được các hoạt động tư duy của con người nữa. Phải chăng sự thông minh của con người đã đến giới hạn?

Trong quá trình nghiên cứu cấu tạo của bộ não người và nhu cầu năng lượng cần phải cung cấp cho nó, các nhà khoa học đã đi đến kết luận là quá trình tiến hóa khả năng trí tuệ của con người đã diễn ra vài triệu năm và nay đã đi đến giới hạn cuối cùng.
Giáo sư sinh học thần kinh Simon Loglin, trường Đại học Cambridge tuyên bố: "Chúng ta đã lên tới đỉnh trong sự phát triển của bộ não”. Não chỉ chiếm 2% trong lượng cơ thể mỗi người nhưng lại tiêu thụ khoảng 20% năng lượng.

Ông nhấn mạnh: "Chúng tôi đã xác định được rằng, để tăng thêm những hoạt động trí tuệ, bộ não người cần được bổ sung một số năng lượng mà theo tính toán, cấu tạo cơ thể con người không cho phép”. Bất cứ sự tăng năng suất lao động trí óc nào cũng như khả năng trí tuệ nào cũng là một điều quá sức đối với cơ thể.
Một số người lập luận rằng, vẫn còn một cách khác nữa để vượt được khả năng hiện nay của bộ não là tăng cường những mối liên kết giữa các tế bào não. Thế nhưng muốn làm được điều đó thì phải cung cấp cho não một khoảng không gian lớn hơn, nói cách khác, phải tăng kích thước cho nó. Thế nhưng hộp sọ chẳng phải là cao su để co giãn một cách linh hoạt.Những vết gấp của não chứng tỏ chúng đã buộc phải tự giới hạn tối đa để có thể nằm gọn trong kích thước của đầu. Cho nên não đã phát triển đến “đỉnh” và phải ngừng tiến hóa.
Từ những lập luận của mình, giáo sư Loglin đi đến một kết luận đáng buồn: “Con người không thể trở thành thông minh hơn được nữa. Thể chất không cho phép ta cứ muốn là được”.
Nhu cầu năng lượng đã quy định sẵn, não chỉ có thể xử lý một lượng các số liệu nhất định trong một giới hạn. Nạp thêm năng lượng thì cơ thể không cho phép.
Tuy từ lâu, ai cũng biết, ở những người thông minh, mạng tế bào thần kinh sở dĩ làm tốt hơn là bởi nó truyền các tín hiệu từ phần này sang phần khác của bộ não với tốc độ cực kỳ nhanh chóng. Để làm được điều đó càng khó khăn hơn. Đã thế, một số dự báo còn chứng minh một điều khá bi quan bộ não của chúng ta đang giảm kích thước.
Liệu những phát hiện trên đây của các nhà khoa học Anh có đồng nghĩa với mức độ thông minh của con người đã đến giới hạn?
Theo Vietnamnet

Không có nhận xét nào:

HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ
LIÊN KẾT
TAG CLOUD
A http://sinhhoc.blogspot.com/ (15) Ảnh độc đáo (4) Bài báo khoa học (12) Bài báo quốc tế (7) Bài giảng-Giáo trình (81) Bản tin CNSH (6) Biology books (1) Blog sinh học (4) Các cây hoa màu khác (3) Các nhà khoa học (3) Campbell (1) Câu chuyện khoa học (1) Cây lúa (11) Cây ngô (26) Chân dung nhà khoa học (4) Công nghệ lên men (1) Công nghệ mới (6) Công nghệ sinh học (64) Công nghệ thực phẩm (5) Công trình khoa học (14) Di truyền phân tử (3) DNA tái tổ hợp (1) Dự án (1) Đăng báo quốc tế (2) Đề tài (2) Đọc và suy ngẫm (3) Động vật học (29) Ebook Công nghệ sinh học (24) Ebook công nghệ thực phẩm (1) Ebook sinh học (85) Ebook thực vật (11) Ebook Y - Dược (3) English learn (1) Giáo dục và Khoa học (11) Góc nhìn cuộc sống (7) Góc tâm hồn (7) Hiện tượng sinh học (16) Hóa sinh (4) hướng dẫn sử dụng phần mềm (2) Khoa học và ứng dụng (3) kinh nghiệm đăng báo quốc tế (1) kỹ thuật SSR (1) Luận văn - Luận án (6) Luyện thi B1 B2 (3) luyện thi đại học (1) Nghành CNSH làm gì (1) Nghiên cứu khoa học (2) Nông nghiệp (4) Olympic Sinh học (1) PCR và các kỹ thuật liên quan (3) Phần mềm dạy học (2) Phần mềm sinh học (17) Sách công nghệ thực phẩm (3) Sách sinh học (14) Sách sinh y (1) Sách Y khoa (3) Sinh học 12 (1) sinh học đại cương (1) Sinh học phân tử (2) Sinh học phổ thông (5) Sinh học ứng dụng (3) Sinh vật học (8) SSR (1) Tế bào gốc (2) Thế giới tri thức (1) Thông báo (1) thông tin nông nghiệp (2) Thực vật học (37) Tin sinh và Thống kê (9) Tu dien sinh hoc (1) Tuyển dụng (6) Từ điển sinh học (3) Vi khuẩn (1) Vi sinh vật (27) Video clip (2) Video sinh học (5) Vui cười - Hài hước (12) Y học - Cuộc sống (126) Ý tưởng khoa học (10)