Thứ Ba, 4 tháng 10, 2011

Nghiên cứu thành công tiểu não nhân tạo


Mới đây, các nhà khoa học thuộc Đại học Tel Aviv( Israel) đã thành công trong việc chế tạo tiểu não nhân tạo thay thế vùng tiểu não đã bị vô hiệu hóa ở chuột bạch để phục hồi chức năng não.
Trước đó hai năm, Henry Markram, Giám đốc dự án Blue Brain Project ở Thụy Sĩ cũng dự đoán về việc nghiên cứu và phát triển thành công bộ não nhân tạo đầu tiên cho con người trong tương lai gần.
Các nhà nghiên cứu Isarel cho biết, tiểu não là phần nằm ở mặt dưới não, bên cạnh thân não. Nó đóng vai trò lớn trong việc điều khiển cơ thể, các cử động hỗn hợp và nhiều phản xạ phức tạp. Tiểu não có cấu trúc thần kinh đơn giản, do đó, tái tạo tiểu nào là điều không quá phức tạp so với các vùng khác trên não.
Giáo sư tâm sinh học Matti Mintz, trưởng nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích các tín hiệu cảm giác đầu vào và phản hồi đầu ra từ thân não tới tiểu não của một con chuột bạch thông qua một con chip điện tử đặt bên ngoài hộp sọ.
Tiếp đó, con chuột thí nghiệm được gây mê và gắn chip lên đầu. Các nhà khoa học tạo phản xạ có điều kiện cho con chuột đang bị gây mê. Cụ thể, họ đặt thiết bị phát ra âm thanh có kèm đồng thời luồng gió, khi âm thanh phát ra, gió thổi vào mặt chuột khiến nó phải nhắm mắt lại. Dần già, chỉ cần nghe thấy âm thanh chuột cũng tự động nhắm mắt lại.
Các phản xạ trên chuột học được thông qua con chip gắn vào não. Nếu không có chip này, tiểu não vốn bị vô hiệu hóa của chuột không thể học được phản xạ có điều kiện trên. Điều này cho thấy, các nhà khoa học đã thành công trong việc tái tạo hoạt động của tiểu não.
Không chỉ dừng lại ở khu tiểu não, các nhà khoa học còn muốn mở rộng phạm vi tái tạo ở khu vực lớn hơn. Thành công ở chuột là bước đầu giúp các nhà khoa học xác định phương thức hoạt động và cải thiện chức năng não ở những nạn nhân bị đột quỵ hoặc não bị tổn thương do va chạm vật lý.
Các nhà khoa học tin tưởng rằng, trong khoảng vài thập kỉ tới, sẽ có bộ phận nhân tạo thay thế được các phần khác của não (ngoài tiểu não) như vỏ thị giác visual cortex hay vùnghippocapus.
Theo Tiền Phong

Không có nhận xét nào:

HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ
LIÊN KẾT
TAG CLOUD
A http://sinhhoc.blogspot.com/ (15) Ảnh độc đáo (4) Bài báo khoa học (12) Bài báo quốc tế (7) Bài giảng-Giáo trình (81) Bản tin CNSH (6) Biology books (1) Blog sinh học (4) Các cây hoa màu khác (3) Các nhà khoa học (3) Campbell (1) Câu chuyện khoa học (1) Cây lúa (11) Cây ngô (26) Chân dung nhà khoa học (4) Công nghệ lên men (1) Công nghệ mới (6) Công nghệ sinh học (64) Công nghệ thực phẩm (5) Công trình khoa học (14) Di truyền phân tử (3) DNA tái tổ hợp (1) Dự án (1) Đăng báo quốc tế (2) Đề tài (2) Đọc và suy ngẫm (3) Động vật học (29) Ebook Công nghệ sinh học (24) Ebook công nghệ thực phẩm (1) Ebook sinh học (85) Ebook thực vật (11) Ebook Y - Dược (3) English learn (1) Giáo dục và Khoa học (11) Góc nhìn cuộc sống (7) Góc tâm hồn (7) Hiện tượng sinh học (16) Hóa sinh (4) hướng dẫn sử dụng phần mềm (2) Khoa học và ứng dụng (3) kinh nghiệm đăng báo quốc tế (1) kỹ thuật SSR (1) Luận văn - Luận án (6) Luyện thi B1 B2 (3) luyện thi đại học (1) Nghành CNSH làm gì (1) Nghiên cứu khoa học (2) Nông nghiệp (4) Olympic Sinh học (1) PCR và các kỹ thuật liên quan (3) Phần mềm dạy học (2) Phần mềm sinh học (17) Sách công nghệ thực phẩm (3) Sách sinh học (14) Sách sinh y (1) Sách Y khoa (3) Sinh học 12 (1) sinh học đại cương (1) Sinh học phân tử (2) Sinh học phổ thông (5) Sinh học ứng dụng (3) Sinh vật học (8) SSR (1) Tế bào gốc (2) Thế giới tri thức (1) Thông báo (1) thông tin nông nghiệp (2) Thực vật học (37) Tin sinh và Thống kê (9) Tu dien sinh hoc (1) Tuyển dụng (6) Từ điển sinh học (3) Vi khuẩn (1) Vi sinh vật (27) Video clip (2) Video sinh học (5) Vui cười - Hài hước (12) Y học - Cuộc sống (126) Ý tưởng khoa học (10)