Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

Nhân bản vô tính cừu mang gene của giun

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa nhân bản vô tính một con cừu biến đổi gene có “mỡ tốt” – loại chất béo thường có trong quả, hạt, cá và lá tự nhiên.

Cừu “Peng Peng” nặng 5,74kg khi nó được sinh vào ngày 26/3 tại một phòng thí nghiệm ở Tân Cương.
“Nó đang lớn rất nhanh và khỏe mạnh như cừu bình thường,” Du Yutao, nhà khoa học ở Viện Gene Bắc Kinh và là trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.

Du và các đồng nghiệp đã cấy gene của sâu C. elegans (một loại sâu tròn) vào trứng chưa được thụ tinh của cừu rồi đưa vào dạ con của một cừu cái.

Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh gene của C. elegans có tác dụng tăng axit béo chưa bão hòa – loại chất béo tốt cho sức khỏe con người.

Cừu Peng Peng vừa ra đời bằng công nghệ nhân bản vô tính.
(Nguồn: IBT)

Trong những năm gần đây, Trung Quốc, nước đang phải nuôi 22% dân số thế giới chỉ bằng 7% đất canh tác, đầu tư rất nhiều để tăng năng suất ngũ cốc, thịt và các nông sản khác.

Tuy nhiên, một số người lo ngại về mức độ an toàn của thực phẩm biến đổi gene. Và cũng phải mất vài năm nữa thì thịt của những động vật biến đổi gene mới xuất hiện trên thị trường Trung Quốc.

“Chính phủ Trung Quốc khuyến khích các dự án can thiệp gene nhưng chúng tôi cần có phương pháp và kết quả tốt hơn để chứng minh động thực vật biến đổi gene là vô hại và an toàn cho tiêu dùng,” Du nói.
Mỹ đang là nước dẫn đầu thế giới về cây trồng biến đổi gene. Chính phủ nước này đã cho phép bán thịt của động vật nhân bản vô tính và con cái chúng vì cho rằng các sản phẩm này không thể phân biệt được với thịt của động vật không được nhân bản vô tính.

Cá hồi biến đổi gene của hãng công nghệ sinh học AquaBounty với khả năng tăng trưởng nhanh gấp đôi cá hồi tự nhiên có thể sẽ được chính phủ Mỹ cho phép ra thị trường trong mùa hè này.

Ngược lại, các nhà khoa học New Zealand năm ngoái đã quyết định từ bỏ thử nhiệm sản xuất gia súc vô tính sau khi có tới 90% số con bị chết vì nhiều nguyên nhân.

Theo báo cáo của AgResearch - cơ quan nghiên cứu khoa học của New Zealand, nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ tử vong ở đàn gia súc thử nghiệm này gồm: sảy thai tự nhiên và phù tích dịch (tình trạng dạ con của bò cái bị đầy nước). Ngoài ra, chứng viêm khớp mạn tính, viêm phổi, què quặt, nhiễm trùng máu cũng là nguyên nhân tử vong phổ biến ở những con bò, cừu và dê vô tính.
(Theo Báo Đất Việt)


Không có nhận xét nào:

HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ
LIÊN KẾT
TAG CLOUD
A http://sinhhoc.blogspot.com/ (15) Ảnh độc đáo (4) Bài báo khoa học (12) Bài báo quốc tế (7) Bài giảng-Giáo trình (81) Bản tin CNSH (6) Biology books (1) Blog sinh học (4) Các cây hoa màu khác (3) Các nhà khoa học (3) Campbell (1) Câu chuyện khoa học (1) Cây lúa (11) Cây ngô (26) Chân dung nhà khoa học (4) Công nghệ lên men (1) Công nghệ mới (6) Công nghệ sinh học (64) Công nghệ thực phẩm (5) Công trình khoa học (14) Di truyền phân tử (3) DNA tái tổ hợp (1) Dự án (1) Đăng báo quốc tế (2) Đề tài (2) Đọc và suy ngẫm (3) Động vật học (29) Ebook Công nghệ sinh học (24) Ebook công nghệ thực phẩm (1) Ebook sinh học (85) Ebook thực vật (11) Ebook Y - Dược (3) English learn (1) Giáo dục và Khoa học (11) Góc nhìn cuộc sống (7) Góc tâm hồn (7) Hiện tượng sinh học (16) Hóa sinh (4) hướng dẫn sử dụng phần mềm (2) Khoa học và ứng dụng (3) kinh nghiệm đăng báo quốc tế (1) kỹ thuật SSR (1) Luận văn - Luận án (6) Luyện thi B1 B2 (3) luyện thi đại học (1) Nghành CNSH làm gì (1) Nghiên cứu khoa học (2) Nông nghiệp (4) Olympic Sinh học (1) PCR và các kỹ thuật liên quan (3) Phần mềm dạy học (2) Phần mềm sinh học (17) Sách công nghệ thực phẩm (3) Sách sinh học (14) Sách sinh y (1) Sách Y khoa (3) Sinh học 12 (1) sinh học đại cương (1) Sinh học phân tử (2) Sinh học phổ thông (5) Sinh học ứng dụng (3) Sinh vật học (8) SSR (1) Tế bào gốc (2) Thế giới tri thức (1) Thông báo (1) thông tin nông nghiệp (2) Thực vật học (37) Tin sinh và Thống kê (9) Tu dien sinh hoc (1) Tuyển dụng (6) Từ điển sinh học (3) Vi khuẩn (1) Vi sinh vật (27) Video clip (2) Video sinh học (5) Vui cười - Hài hước (12) Y học - Cuộc sống (126) Ý tưởng khoa học (10)