Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Lo lắng càng nhiều IQ càng cao?

Lo lắng quá nhiều không hoàn toàn là xấu. Một nghiên cứu mới đây cho thấy mức độ lo âu cao thường xảy ra ở những người thông minh.

Ngoài ra, những người mắc chứng rối loạn lo âu này thường có chỉ số IQ cao hơn người khỏe mạnh, cũng như mức độ hoạt động cao của một vùng não bộ có nhiệm vụ liên lạc với các phần khác của bộ não, các bộ phận quan trọng cho sự tiến hóa vượt bậc của loài người.

Lo lắng nhiều thường xuất hiện ở những người có IQ cao.
Lo lắng nhiều thường xuất hiện ở những người có IQ cao.

Tuy chúng ta thường quan niệm lo lắng tác động xấu tới sức khỏe nhưng nó có liên quan tới mức độ thông minh - Tiến sĩ Jeremy Coplan, nhà nghiên cứu, giáo sư tâm thần học tại trung tâm sức khỏe đại học bang New York cho biết.

Lo âu có thể được vô hiệu hóa. Những lo lắng của các bệnh nhân thường rất vô lý mang lại cảm nhận về những mối nguy hiểm xung quanh họ. Sau đó, sự lo lắng này có thể được người bệnh thích nghi cao - tiến sĩ Coplan cho hay. Những người cảm thấy nguy hiểm xung quanh có khả năng bảo vệ cuộc sống của họ và người thân.
Trong nghiên cứu, 26 bệnh nhân mắc hội chứng rối loạn lo âu cùng 18 người khỏe mạnh tham gia vào 1 bài kiểm tra IQ cùng với bảng câu hỏi đánh giá mức độ lo lắng.

Thật thú vị là trong số 26 bệnh nhân tham gia, những người lo lắng càng nhiều, mức độ IQ càng cao.
Quá ít lo âu có thể trở thành một vấn đề với cá nhân và cả xã hội, tiến sĩ Coplan nói. Một số người không có khả năng nhìn thấy bất kì nguy hiểm nào, ngay khi nguy hiểm đang gần kề.

Nếu những người này giữ các vị trí lãnh đạo, họ sẽ thề thốt với dân chúng rằng không có gì để lo lắng, Coplan nói thêm. Trong nhiều trường hợp như bong bóng bất động sản gần đây, sự thiếu lo lắng đã gây ra hậu quả lớn cho toàn xã hội.

Nghiên cứu được công bố vào ngày 1 tháng 2 trên tờ tạp chí khoa học thần kinh tiên tiến. Tuy nhiên cần có nhiều nghiên cứu với mức độ lớn hơn để xác nhận chắc chắn thông tin này.

Theo Vietnamnet

Không có nhận xét nào:

HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ
LIÊN KẾT
TAG CLOUD
A http://sinhhoc.blogspot.com/ (15) Ảnh độc đáo (4) Bài báo khoa học (12) Bài báo quốc tế (7) Bài giảng-Giáo trình (81) Bản tin CNSH (6) Biology books (1) Blog sinh học (4) Các cây hoa màu khác (3) Các nhà khoa học (3) Campbell (1) Câu chuyện khoa học (1) Cây lúa (11) Cây ngô (26) Chân dung nhà khoa học (4) Công nghệ lên men (1) Công nghệ mới (6) Công nghệ sinh học (64) Công nghệ thực phẩm (5) Công trình khoa học (14) Di truyền phân tử (3) DNA tái tổ hợp (1) Dự án (1) Đăng báo quốc tế (2) Đề tài (2) Đọc và suy ngẫm (3) Động vật học (29) Ebook Công nghệ sinh học (24) Ebook công nghệ thực phẩm (1) Ebook sinh học (85) Ebook thực vật (11) Ebook Y - Dược (3) English learn (1) Giáo dục và Khoa học (11) Góc nhìn cuộc sống (7) Góc tâm hồn (7) Hiện tượng sinh học (16) Hóa sinh (4) hướng dẫn sử dụng phần mềm (2) Khoa học và ứng dụng (3) kinh nghiệm đăng báo quốc tế (1) kỹ thuật SSR (1) Luận văn - Luận án (6) Luyện thi B1 B2 (3) luyện thi đại học (1) Nghành CNSH làm gì (1) Nghiên cứu khoa học (2) Nông nghiệp (4) Olympic Sinh học (1) PCR và các kỹ thuật liên quan (3) Phần mềm dạy học (2) Phần mềm sinh học (17) Sách công nghệ thực phẩm (3) Sách sinh học (14) Sách sinh y (1) Sách Y khoa (3) Sinh học 12 (1) sinh học đại cương (1) Sinh học phân tử (2) Sinh học phổ thông (5) Sinh học ứng dụng (3) Sinh vật học (8) SSR (1) Tế bào gốc (2) Thế giới tri thức (1) Thông báo (1) thông tin nông nghiệp (2) Thực vật học (37) Tin sinh và Thống kê (9) Tu dien sinh hoc (1) Tuyển dụng (6) Từ điển sinh học (3) Vi khuẩn (1) Vi sinh vật (27) Video clip (2) Video sinh học (5) Vui cười - Hài hước (12) Y học - Cuộc sống (126) Ý tưởng khoa học (10)