Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

Có thể điều khiển trái cây chín theo ý muốn

0 nhận xét
"Ra lệnh" cho trái cây chín vào thời điểm mà con người mong muốn có thể trở thành hiện thực sau khi các nhà khoa học phát hiện một gene đặc biệt.

Cây cối có khả năng quang hợp nhờ các lục lạp trong tế bào. Tốc độ quang hợp của lục lạp quyết định thời gian chín của trái cây. Khi trái chín, cây sản xuất các chất tạo màu khiến vỏ trái có màu sắc khác biệt so với khi chưa chín.

Trong một bài trên tạp chí Science, các nhà khoa học của Đại học Leicester tại Anh tuyên bố họ đã tìm ra cơ chế tác động tới tốc độ chín của quả. Họ phát hiện một gene điều khiển quá trình quang hợp trong lục lạp. Bằng cách gây đột biến gene này, nhóm nghiên cứu có thể thay đổi tốc độ phát triển của tế bào thực vật và điều khiển quá trình sản xuất sắc tố màu sáng trong trái.

Bằng cách biến đổi gene, các nhà khoa học Anh có thể điều khiển trái cây chín đúng vào thời điểm mà họ muốn.
Bằng cách biến đổi gene, các nhà khoa học Anh có thể
điều khiển trái cây chín đúng vào thời điểm mà họ muốn.

Giáo sư Douglas Kell, giám đốc điều hành Hội đồng Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Các ngành sinh vật Anh, cho biết, quá trình sinh trưởng của thực vật có thể xảy ra rất nhanh nhờ kỹ thuật biến đổi gene.
"Nông dân có thể thu hoạch trái cây và rau vài ngày sau khi trồng", ông khẳng định.

Nhóm nghiên cứu của Đại học Leicester đã đăng ký bản quyền đối với kỹ thuật mới của họ, đồng thời đang thử nghiệm nó trên những cây cà chua, ớt cảnh, cam, quýt. Họ khẳng định kỹ thuật mới sẽ giúp nông dân tăng hoặc giảm tốc độ chín của cây trồng để tránh những giai đoạn thời tiết bất thường. Chẳng hạn, họ có thể kích thích trái chín nhanh trước khi bão, lũ ập tới. Ngoài ra, nông dân có thể điều khiển để trái chín trước hoặc sau giai đoạn cao điểm của mùa vụ, nhờ đó họ sẽ thu được lợi nhuận cao hơn.

"Chúng tôi đang thử nghiệm kỹ thuật trên cà chua. Vì thế tôi nghĩ rằng trong vòng một năm chúng tôi sẽ biết kỹ thuật phát huy tác dụng đúng như lý thuyết hay không. Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kỳ vọng của chúng tôi, kỹ thuật mới sẽ là một thành tựu mang tính đột phá trong nông nghiệp", giáo sư Paul Jarvis, trưởng nhóm nghiên cứu, phát biểu.
Theo VNE
HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ
LIÊN KẾT
TAG CLOUD
A http://sinhhoc.blogspot.com/ (15) Ảnh độc đáo (4) Bài báo khoa học (12) Bài báo quốc tế (7) Bài giảng-Giáo trình (81) Bản tin CNSH (6) Biology books (1) Blog sinh học (4) Các cây hoa màu khác (3) Các nhà khoa học (3) Campbell (1) Câu chuyện khoa học (1) Cây lúa (11) Cây ngô (26) Chân dung nhà khoa học (4) Công nghệ lên men (1) Công nghệ mới (6) Công nghệ sinh học (64) Công nghệ thực phẩm (5) Công trình khoa học (14) Di truyền phân tử (3) DNA tái tổ hợp (1) Dự án (1) Đăng báo quốc tế (2) Đề tài (2) Đọc và suy ngẫm (3) Động vật học (29) Ebook Công nghệ sinh học (24) Ebook công nghệ thực phẩm (1) Ebook sinh học (85) Ebook thực vật (11) Ebook Y - Dược (3) English learn (1) Giáo dục và Khoa học (11) Góc nhìn cuộc sống (7) Góc tâm hồn (7) Hiện tượng sinh học (16) Hóa sinh (4) hướng dẫn sử dụng phần mềm (2) Khoa học và ứng dụng (3) kinh nghiệm đăng báo quốc tế (1) kỹ thuật SSR (1) Luận văn - Luận án (6) Luyện thi B1 B2 (3) luyện thi đại học (1) Nghành CNSH làm gì (1) Nghiên cứu khoa học (2) Nông nghiệp (4) Olympic Sinh học (1) PCR và các kỹ thuật liên quan (3) Phần mềm dạy học (2) Phần mềm sinh học (17) Sách công nghệ thực phẩm (3) Sách sinh học (14) Sách sinh y (1) Sách Y khoa (3) Sinh học 12 (1) sinh học đại cương (1) Sinh học phân tử (2) Sinh học phổ thông (5) Sinh học ứng dụng (3) Sinh vật học (8) SSR (1) Tế bào gốc (2) Thế giới tri thức (1) Thông báo (1) thông tin nông nghiệp (2) Thực vật học (37) Tin sinh và Thống kê (9) Tu dien sinh hoc (1) Tuyển dụng (6) Từ điển sinh học (3) Vi khuẩn (1) Vi sinh vật (27) Video clip (2) Video sinh học (5) Vui cười - Hài hước (12) Y học - Cuộc sống (126) Ý tưởng khoa học (10)