Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

Công nghệ sinh học: Ngành học của tương lai

Ngành CNSH đã và đang ngày càng tỏ ra thực sự có ý nghĩa lớn đối với đời sống con người, hiện đã được Chính phủ ưu tiên đầu tư cho những nghiên cứu và những kế hoạch mang tính ứng dụng cao. CNSH được xem là cánh tay đắc lực trong lĩnh vực nông nghiệp kỹ thuật cao và các nước phát triển trên thế giới đã và đang ứng dụng hiệu quả như Mỹ, Nhật, Thái Lan,...Ngành này không chỉ bó hẹp ở lĩnh vực nông nghiệp mà còn là ngành học của sức khỏe, khoa học thực phẩm và bảo vệ môi trường.


Chia sẻ từ các nhà chuyên môn
Trong lĩnh vực nông nghiệp, CNSH hiện đại sẽ mang lại những đột phá về nhân giống, lai tạo giống cây trồng, vật nuôi, nuôi cấy mô thực vật và “cao cấp” hơn là sinh vật chuyển gene. Những giống cây trồng cho năng suất cao, kháng sâu bệnh, chịu được thuốc diệt cỏ, chịu được sự khắt nghiệt của môi trường sống, có khả năng loại bỏ chất ô nhiễm là những kết quả mà công nghệ sinh học nông nghiệp mang đến. Với xu thế phát triển nông nghiệp công nghệ cao thì triển vọng của ngành này là rất lớn.

Công nghệ Sinh học là một ngành của thời đại với nhiều ứng dụng trong đời sống

Không chỉ hỗ trợ đắc lực cho nông nghiệp, CNSH còn góp phần quan trọng trong lĩnh vực thực phẩm, sức khỏe. Việt Nam được trời phú cho nguồn nguyên vật liệu trong sản xuất, chế biến thực phẩm đa dạng. Biển rộng, sông ngòi dày đặc, thực vật của miền nhiệt đới sẽ là nguyên liệu quý hiếm cho ngành dược – một lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tối quan trọng. CNSH còn có nhiều đóng góp lớn cho lĩnh vực thực phẩm như thông qua các phương pháp kỹ thuật chuyên ngành như phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm, bảo quản thực phẩm an toàn, thực phẩm chức năng...đây được xem là những ứng dụng hữu hiệu của công nghệ sinh học trong thực phẩm.
Đến thời điểm hiện tại, đóng góp của CNSH trong công tác bảo vệ môi trường vẫn được ứng dụng phổ biến trên thế giới. Đó là quá trình sinh học sử dụng vi sinh vật trong xử lý nước thải, chất thải rắn, ô nhiễm không khí và xử lý mùi, và những chế phẩm sinh học được tổng hợp,…để giải quyết chất thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt, chăn nuôi, trồng trọt, giao thông vận tải và đặc biệt là các hoạt động sản xuất công nghiệp gây nguy hại đến môi trường sống của con người. Thậm chí, CNSH còn biến chất thải thành năng lượng sinh học phục vụ đắc lực cho cuộc sống.
Nói về ngành CNSH, ThS. Huỳnh Quốc Phong, Giám đốc Trung tâm Tư vấn hướng nghiệp Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, cho biết tại các công ty nước ngoài thường có phòng thí nghiệm để đánh giá chỉ tiêu nước thải hoặc mức độ độc hại của sản phẩm. Vì thế, nhu cầu tuyển dụng ở các vị trí này cũng khá nhiều và cần thiết. Các doanh nghiệp tư nhân hay các công ty Nhà nước chuyên về xử lý chất thải, môi trường, thực phẩm… luôn có nhu cầu tuyển dụng chuyên viên CNSH mới, có năng lực để tiếp cận với các công nghệ hiện đại. Theo đó, các chuyên viên CNSH sẽ ứng dụng kiến thức và kỹ năng áp dụng khoa học kỹ thuật để thiết kế, tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh mới có tính năng ưu việt hơn giống hiện có. Từ những loại vi sinh mới tạo ra những thức ăn mới, thuốc tân dược, chất xét nghiệm bệnh, những enzym mới và những kích thích tố mới. Chuyên viên CNSH sử dụng nhiều phương pháp tiên tiến như kỹ thuật tái phối hợp DNA để nhân bản gen và kỹ thuật chuyển gen giữa các sinh vật, kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật và động vật, kỹ thuật sáp nhập protoplasts của tế bào động vật và thực vật hay kỹ thuật tái tạo cây và con từ một đơn bào…
Lĩnh vực CNSH rất rộng lớn, sinh viên ra trường có thể làm việc ở rất nhiều lĩnh vực như di truyền học, y học, dược học, thực vật học, nông nghiệp và các khoa học khác liên quan đến CNSH. Do đó, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về chuyên ngành liên quan để làm việc trong các lĩnh vực này như: Kỹ thuật di truyền trang bị các cơ sở và nguyên lý của kỹ thuật di truyền hay của công nghệ ADN tái tổ hợp, các ứng dụng kỹ thuật ADN tái tổ hợp trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, xử lý môi trường và y học để phục vụ lợi ích của con người. Hóa sinh học cung cấp các kiến thức cơ bản về thành phần hóa học của hệ thống sống và nguyên lý quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể sống: Protein và hoạt tính xúc tác; các chất cung cấp năng lượng cho cơ thể và quá trình chuyển hóa chúng trong cơ thể; axít nucleic và quá trình truyền thông tin di truyền trong hệ thống sống; hormone, cơ chế phân tử điều hòa các quá trình trao đổi chất, các kỹ năng thao tác cơ bản trong nghiên cứu hóa sinh... Tế bào học cung cấp những kiến thức cơ bản và hiện đại về: Cấu trúc và chức năng của tế bào; màng sinh chất (Plasma membrane); tế bào chất và mạng lưới nội sinh chất; ty thể (Mitochondria); lạp thể (Plastide); nhân tế bào (Nucleus); sự sinh trưởng và sinh sản của tế bào…

Công nghệ sinh học là gì?
CNSH là bộ môn tập hợp các ngành khoa học và công nghệ gồm: sinh học phân tử, di truyền học, vi sinh vật học, sinh hóa học, công nghệ học, nhằm tạo ra các quy trình công nghệ khai thác ở quy mô công nghiệp các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào động, thực vật để sản xuất các sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống.
Sinh viên tốt nghiệp ngành này sẽ làm việc trong các lĩnh vực: y dược (chẩn đoán bệnh, chế biến thuốc, vắcxin); môi trường (xử lý môi trường, đánh giá mức độ độc hại của sản phẩm, xử lý chất thải...); nông - lâm - ngư - nghiệp (giống, bệnh, chất lượng); công nghiệp (lên men công nghiệp, vật liệu sinh học),...
CNSH là ngành của niềm đam mê Khoa học - Công nghệ
Người học muốn thành công khi theo học ngành này phải thật sự là người đam mê khoa học, sáng tạo và tỉ mỉ, học tốt các môn tự nhiên, đặc biệt là sinh học, hóa học và vật lý. Những kiến thức vững chắc về các môn này sẽ là nền tảng tốt để sinh viên có thể tiếp thu các kiến thức phức tạp của ngành CNSH.

5 nhận xét:

  1. Nhiều người đã nản với môn học rất hay này, ít cơ hội quá
    loa hội trường

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. em cũng đã muốn tự tử với nó mệt mỏi

      Xóa
    2. em cũng đã muốn tự tử với nó mệt mỏi

      Xóa
  2. CNSH đc ứng dụng rất cao trong các nước phát triển. http://biodivn.blogspot.com/

    Trả lờiXóa

HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ
LIÊN KẾT
TAG CLOUD
A http://sinhhoc.blogspot.com/ (15) Ảnh độc đáo (4) Bài báo khoa học (12) Bài báo quốc tế (7) Bài giảng-Giáo trình (81) Bản tin CNSH (6) Biology books (1) Blog sinh học (4) Các cây hoa màu khác (3) Các nhà khoa học (3) Campbell (1) Câu chuyện khoa học (1) Cây lúa (11) Cây ngô (26) Chân dung nhà khoa học (4) Công nghệ lên men (1) Công nghệ mới (6) Công nghệ sinh học (64) Công nghệ thực phẩm (5) Công trình khoa học (14) Di truyền phân tử (3) DNA tái tổ hợp (1) Dự án (1) Đăng báo quốc tế (2) Đề tài (2) Đọc và suy ngẫm (3) Động vật học (29) Ebook Công nghệ sinh học (24) Ebook công nghệ thực phẩm (1) Ebook sinh học (85) Ebook thực vật (11) Ebook Y - Dược (3) English learn (1) Giáo dục và Khoa học (11) Góc nhìn cuộc sống (7) Góc tâm hồn (7) Hiện tượng sinh học (16) Hóa sinh (4) hướng dẫn sử dụng phần mềm (2) Khoa học và ứng dụng (3) kinh nghiệm đăng báo quốc tế (1) kỹ thuật SSR (1) Luận văn - Luận án (6) Luyện thi B1 B2 (3) luyện thi đại học (1) Nghành CNSH làm gì (1) Nghiên cứu khoa học (2) Nông nghiệp (4) Olympic Sinh học (1) PCR và các kỹ thuật liên quan (3) Phần mềm dạy học (2) Phần mềm sinh học (17) Sách công nghệ thực phẩm (3) Sách sinh học (14) Sách sinh y (1) Sách Y khoa (3) Sinh học 12 (1) sinh học đại cương (1) Sinh học phân tử (2) Sinh học phổ thông (5) Sinh học ứng dụng (3) Sinh vật học (8) SSR (1) Tế bào gốc (2) Thế giới tri thức (1) Thông báo (1) thông tin nông nghiệp (2) Thực vật học (37) Tin sinh và Thống kê (9) Tu dien sinh hoc (1) Tuyển dụng (6) Từ điển sinh học (3) Vi khuẩn (1) Vi sinh vật (27) Video clip (2) Video sinh học (5) Vui cười - Hài hước (12) Y học - Cuộc sống (126) Ý tưởng khoa học (10)