Ngô là loại cây nông nghiệp có diện tích thu hoạch lớn thứ hai tại Việt Nam sau lúa gạo. Tuy nhiên, tại Việt Nam cây ngô lại chỉ được trồng ở những vùng đất mà những loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn không phát triển được (như khu vực miền núi đất đai cằn cỗi, nghèo dinh dưỡng) hay những vùng đất khô hạn, thiếu nước tưới tiêu hoặc trồng xen canh với những cây trồng giá trị cao khác (như đậu nành ở vùng cao hay lúa gạo ở vùng đất thấp vào mùa hệ thống tưới tiêu không đủ để cung cấp). Do chỉ được trồng trong những điều kiện không thuận lợi như vậy mà cây ngô của Việt Nam thường không đạt được năng suất cao hoặc bị côn trùng và cỏ dại tấn công.
Ngô cùng một trong số loại cây trồng khác như khoai mì và gạo (gạo vỡ, cám gạo) được sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đang phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, các sản phẩm từ ngô ở trong nước lại không đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong những năm gần đây. Vì thế, các nhà chế biến ngô phải chịu áp lực lớn trong việc tăng sản lượng nhằm đáp ứng nhu cầu tăng lên nhanh chóng của thị trường. Tăng năng suất trung bình bằng việc sử dụng các giống cây trồng năng suất cao được xem là phương án phù hợp nhất để đạt được mục tiêu của chính phủ trong việc tăng sản lượng ngô đáp ứng nhu cầu ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Tháng 3 năm 2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NN&PTNT) đã thông qua quyết định số 69/QĐ-CT-CLT về việc công nhận ba giống ngô lai tạo mới của Công ty Syngenta. Đây là giống ngô lai tạo đầu tiên được chính thức công nhận và thương mại hóa tại Việt Nam.
Theo Bộ NN&PTNT, sản lượng ngô của Việt Nam năm 2014 đạt 5,19 triệu tấn, thấp hơn 105 nghìn tấn so với dự báo do sự thay đổi thời tiết tại miền Bắc Việt Nam đã dẫn đến việc vùng thu hoạch ngô bị thu hẹp.
Theo ước tính, trong năm 2015, vùng thu hoạch ngô sẽ tăng lên từ 1,2 triệu héc ta lên 1,25 triệu héc ta do chính sách mới của Chính phủ trong việc tăng diện tích trồng ngô từ việc chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả. Năng suất ngô trung bình dự kiến tăng nhẹ do việc sử dụng các giống ngô lại tạo mới. Trong năm 2015, sản lượng ngô tăng khoảng 300 nghìn tấn so với dự báo trước đó của USDA.
Sản lượng ngô Việt Nam niên vụ 2014/2015 và dự báo cho năm 2016
|
Đơn vị
|
2014
|
2015
|
2016
Dự báo
|
Cũ
|
Mới
|
Ước tính
|
Chỉnh sửa
|
Diện tích thu hoạch
|
nghìn ha
|
1.195
|
1.179
|
1.200
|
1.250
|
1.300
|
Năng suất
|
tấn/ha
|
4,43
|
4,4
|
4,45
|
4,5
|
4,6
|
Sản lượng
|
nghìn tấn
|
5.293
|
5.188
|
5.340
|
5.625
|
5.980
|
Nguồn: Bộ NN&PTNT, số liệu ước tính của USDA
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, diện tích thu hoạch ngô năm 2016 của Việt Nam tăng lên 1,3 triệu héc ta do chính sách của Chính phủ và việc cho phép phát triển các giống ngô lai tạo mới. Năm 2016, sản lượng ngô của Việt Nam dự báo sẽ tăng lên hơn 350 nghìn tấn đạt 5,98 triệu tấn. Đây có thể sẽ là sự thay đổi mang tính chất bước ngoặt của cây ngô Việt Nam nhờ vào những chính sách hoàn toàn mới của Chính phủ.
Bảng phía dưới đây sẽ chỉ rõ vùng trồng ngô quy hoạch theo vị trí địa lý. Vùng trung du và khu vực miền núi phía Bắc là khu vực có diện tích trồng ngô lớn nhất sau đó là Tây Nguyên.
Diện tích trông ngô theo khu vực địa lý (Đơn vị: nghìn ha)
|
2011
|
2012
|
2013
|
Toàn quốc
|
1.121,3
|
1.156,6
|
1.172,5
|
Đồng bằng sông Hồng
|
96,0
|
86,4
|
88,3
|
Trung du và vùng núi phía Bắc
|
465,7
|
502,0
|
505,8
|
Bắc Trung Bộ và khu vực ven biển miền Trung
|
207,6
|
121,4
|
205,6
|
Tây Nguyên
|
232,6
|
246,9
|
252,4
|
Đông Nam Bộ
|
78,7
|
79,3
|
80,1
|
Đồng bằng sông Cửu Long
|
40,7
|
39,6
|
40,3
|
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam
Khu vực Tây Nam Bộ (bao gồm Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và ĐSBCL) mỗi năm có một vụ trồng ngô, thường bắt đầu từ giữa tháng 5. Khi vực miền Bức (ĐBSH, trung du và vùng núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và khu vực ven biển miền Trung) mỗi năm có ba vụ trồng ngô (vụ Xuân, vụ Thu và vụ Đông).
Theo Bộ NN&PTNT, vụ Xuân thường bắt đầu từ giữa tháng 2 cho tới giữa tháng 5; vụ Thu bắt đầu từ giữa tháng 5 cho tới đầu tháng 9; vụ Đông bắt đầu từ cuối tháng 9 cho tới đầu tháng 1.
Diện tích trồng ngô tại khu vực miền Bắc năm 2010
|
Vụ
|
Tổng
|
Xuân
|
Thu
|
Đông
|
Đồng bằng sông Hồng
|
32.560
|
12.000
|
53.040
|
97.600
|
Bắc Trung Bộ và khu vực ven biển miền Trung
|
48.920
|
34.380
|
52.000
|
135.300
|
Trung du và vùng núi phía Bắc
|
286.552
|
173.448
|
-
|
460
|
Tổng
|
368.920
|
219.448
|
105.040
|
692.900
|
Nguồn: Bộ NN&PTNT
Sản lượng ngô Việt Nam giai đoạn 2012-2016
GIÁ TRONG NƯỚC
Giá ngô trong nước liên tục giảm trong năm 2014 do sự sụt giảm về giá của ngô nhập khẩu bất chấp cơ cấu mùa vụ.
Giá ngô nội địa, giá ngô nhập khẩu từ Nam Mỹ (SAM) và ngô nhập khẩu từ Ấn Độ (VNĐ/kg)