Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2016

Trọn bộ 80 Video Hóa sinh – Tiếng Việt

0 nhận xét



Hóa sinh học là môn học không thể thiếu với sinh viên y khoa.
Bộ video này gồm 80 video được bạn Nguyễn Đức Vượng tổng hợp cho chúng ta một cái nhìn chi tiết về Hóa sinh. Các video đã được dịch ra tiếng Việt để mọi người dễ dàng học hỏi

Hi vọng bộ video sẽ là một tài liệu hữu ích cho mọi người!









Thứ Năm, 13 tháng 10, 2016

DNA: Mật mã nhỏ xíu đang lật đổ thuyết tiến hóa

2 nhận xét
Những khám phá về DNA chính là cái gót chân Achilles của thuyết tiến hóa, theo Tiến sĩ Stephen Meyer. Ông nhận xét: “Các nhà tiến hóa vẫn cố áp dụng tư duy của Darwin trong thế kỷ 19 vào hiện thực của thế kỷ 21, nhưng tư duy ấy không còn thích ứng được nữa… Tôi nghĩ cuộc cách mạng thông tin xảy ra trong sinh học đang gióng lên hồi chuông báo tử đối với học thuyết Darwin và các lý thuyết tiến hóa hóa học”.
Đó là một trích đoạn từ bài báo “DNA, mật mã nhỏ xíu đang lật đổ thuyết tiến hóa” của Mario Seiglie. Dưới đây là bản dịch của PVHg’s Home, hân hạnh giới thiệu với độc giả.
Đây là bài viết thứ 5 trong chuyên đề Cuộc khủng hoảng mang tên thuyết tiến hóa
Tính phức tạp của thông tin của DNA chứng tỏ tiến hóa là điều bất khả. (Ảnh: Shutterstock)

—***—
Năm 1953, James Watson và Francis Crick đạt được một thành tựu phi thường – khám phá ra cấu trúc di truyền nằm sâu bên trong hạt nhân tế bào. Vật liệu di truyền này được gọi là DNA, viết tắt của cụm từ deoxyribonucleic acid (tiếng Pháp là ADN).
Việc khám phá ra cấu trúc xoắn kép của phân tử DNA đã mở cửa cho các nhà khoa học lao vào nghiên cứu mật mã được cài đặt trong đó. Đến nay, hơn nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ khám phá đầu tiên, mật mã của DNA đã được giải, mặc dù còn nhiều phần vẫn chưa hiểu rõ.
Những gì đã được khám phá chứa đựng những gợi ý sâu xa đối với thuyết tiến hóa của Darwin – lý thuyết được dạy tại các trường học trên khắp thế giới, trong đó nói rằng mọi thực thể sống đã tiến hóa thông qua biến dị và chọn lọc tự nhiên.

Những phát hiện đáng kinh ngạc về DNA

Khi các nhà khoa học bắt đầu giải mã phân tử DNA của người, họ tìm thấy một sự thật hết sức bất ngờ – một ngôn ngữ tinh tế bao gồm 3 tỷ chữ cái thuộc hệ di truyền. Tiến sĩ Stephen Meyer, giám đốc Trung tâm Khoa học và Văn hóa tại Viện Discovery ở Seattle, Washington, nói: “Một trong những khám phá phi thường nhất của thế kỷ 20 là: DNA quả thật có chứa đựng thông tin – những chỉ dẫn chi tiết để lắp ráp proteins – dưới dạng một mã số bốn chữ cái” [1].
Khó mà đo lường chính xác số lượng thông tin trong DNA của người, nhưng ước lượng nó tương đương với 12 bộ bách khoa toàn thư Britannica, gồm 384 cuốn sách dầy cộp lấp đầy 15m giá sách trong thư viện!
Nhưng kích thước thực tế của vật chất chứa đựng chúng lại nhỏ xíu – tất cả chỉ chứa trong 2 phần triệu milimét chiều dày – và theo nhà sinh học phân tử Michael Denton, một thìa café DNA có thể chứa toàn bộ thông tin cần thiết để tạo ra proteins của tất cả các loài sinh vật có mặt trên trái đất từ trước tới nay, và vẫn còn đủ chỗ để chứa toàn bộ thông tin trong mọi cuốn sách đã được viết.
Vậy ai hoặc cái gì có thể làm cái công việc vĩ đại là thu nhỏ kích thước của vật chất chứa đựng khối lượng thông tin khổng lồ như thế, rồi đặt số lượng khổng lồ các “chữ cái” đó vào trong một chuỗi thích hợp của chúng như một cẩm nang chỉ dẫn di truyền? Liệu sự tiến hóa liên tục dần dần từng tí một như Darwin nói có thể tạo ra một hệ thống kỳ diệu như thế không?

DNA chứa đựng ngôn ngữ di truyền

Trước hết hãy xem xét một số đặc điểm của “ngôn ngữ” di truyền. Để một hệ thống tín hiệu được gọi là một ngôn ngữ, nó phải thỏa mãn các điều kiện sau đây: có một hệ chữ cái hoặc mã + có một cách đánh vần chính xác + có một ngữ pháp (một cách sắp xếp thích hợp của từ ngữ) + có ý nghĩa (ngữ nghĩa) + và có mục đích, có dụng ý.
Các nhà khoa học đã khám phá ra rằng mã di truyền có tất cả các điều kiện trên. Tiến sĩ Stephen Meyer giải thích: “Khu vực mã hóa của DNA có những tính chất thích đáng giống y như mã hoặc ngôn ngữ computer”.
Ngoài mã của DNA, chỉ có duy nhất một loại mã khác được coi là ngôn ngữ thực sự, đó là ngôn ngữ của con người. Mặc dù loài chó biết sủa khi chúng nhận thấy nguy hiểm, loài ong vo ve để báo cho nhau biết một nguồn thức ăn, loài cá voi phát ra âm thanh… đó là vài thí dụ về sự thông tin liên lạc của các loài khác, nhưng không có loài nào có đủ các điều kiện của một ngôn ngữ thực sự. Những thông tin ấy chỉ được xem như những tín hiệu liên lạc bậc thấp.
Những dạng thông tin liên lạc bậc cao chỉ bao gồm ngôn ngữ của con người + ngôn ngữ nhân tạo (ngôn ngữ computer, tín hiệu Morse…) + và mã di truyền. Ngoài ra không tìm thấy một hệ thông tin liên lạc nào khác thỏa mãn những đặc trưng cơ bản của một ngôn ngữ đích thực.
“DNA giống như một chương trình phần mềm, chỉ khác là nó vô cùng phức tạp hơn rất nhiều so với bất kỳ phần mềm nào do con người tạo ra từ trước tới nay”– Bill Gates, nhà sáng lập Microsoft
Vậy, bất kể thời gian kéo dài chừng nào, bất kể bao nhiêu biến dị và chọn lọc tự nhiên diễn ra đi nữa, một thứ phức tạp như DNA có thể nào được chế tạo ra một cách ngẫu nhiên thông qua tiến hóa không?

Ngôn ngữ của DNA không phải là phân tử DNA

Những nghiên cứu hiện nay trong lý thuyết thông tin đã đi đến một số kết luận làm ngỡ ngàng, rằng thông tin không thể xem như một dạng vật chất hoặc năng lượng. Vật chất và năng lượng chuyển tải thông tin, nhưng chúng không phải là bản thân thông tin.
Chẳng hạn cuốn sách Iliad của Homer chứa đựng thông tin, nhưng phải chăng nó chính là thông tin mà nó chứa đựng? Không, vật chất làm nên quyển sách (giấy + mực + keo dính) chứa đựng nội dung của quyển sách, nhưng chúng chỉ là những phương tiện chuyển tải nội dung đó.
Nguyên lý tương tự cũng tìm thấy trong mã di truyền. Phân tử DNA chuyên chở ngôn ngữ di truyền, nhưng bản thân ngôn ngữ ấy độc lập với vật chất chuyên chở nó. Thông tin di truyền ấy có thể được viết trong một cuốn sách, hoặc chứa trong một đĩa compact hoặc được gửi qua internet, nhưng nội dung của bản thông điệp không thay đổi bởi phương tiện chuyển tải nó.
Nhà sinh học George Williams giải thích: “Gene là một gói thông tin, thay vì một vật thể. Một mô hình của những cặp ba-zơ trong một phân tử DNA chỉ rõ một gene. Còn phân tử DNA chỉ là môi trường chuyên chở chứ không phải là bản thông điệp mà nó chuyên chở”.

Thông tin phải được tạo ra bởi một nguồn trí tuệ thông minh

Hơn nữa, dạng thông tin bậc cao trong DNA chỉ có thể bắt nguồn từ một nguồn trí tuệ thông minh.
Như nhà nghiên cứu biện giải Lee Strobel giải thích: “Dữ liệu tại phần cốt lõi của sự sống không hỗn độn, mà được sắp xếp trật tự ngăn nắp như những tinh thể muối, nhưng mức độ phức tạp của nó và thông tin nó chứa đựng cho phép nó có thể hoàn tất một nhiệm vụ phi thường – xây dựng những cỗ máy sinh học vượt xa khả năng công nghệ của con người”.

Chú thích ảnh trên: Khoa học vừa khám phá ra một mã thứ hai ẩn bên trong DNA đóng vai trò chỉ dẫn các tế bào kiểm tra các gene. Lâu nay hệ mã này bị che đậy vì một ngôn ngữ này được viết đè lên ngôn ngữ kia. Khoa học biết rằng mã di truyền sử dụng một bảng chữ cái có 64 chữ cái được gọi là các codon (mỗi codon là một bộ ba nucleotide liên tiếp trên gene). Một số codon có thể mang hai ý nghĩa – ý nghĩa thứ nhất liên quan đến việc lắp ráp protein, ý nghĩa thứ hai liên quan đến việc kiểm tra gene.
Qua đó có thể thấy mã DNA được thiết kế bởi một nhà thiết kế siêu thông minh, rất hiếm có biến dị, và nếu biến dị thì tế bào chế tạo ra sẽ hỏng, bệnh hoạn, chứ không phải là một tế bào mới cao cấp hơn. Nói cách khác, không có sự tiến hóa thông qua biến dị và chọn lọc tự nhiên. Thuyết tiến hóa là sai lầm, vì nó không biết gì về DNA.
Ngôn ngữ di truyền này có độ chính xác rất cao – lỗi trung bình chỉ ở mức 1 phần 10 tỷ chữ cái. Nếu một lỗi xảy ra trong một trong những phần quan trọng nhất của mã nằm trong các gene, thì nó sẽ gây ra một căn bệnh chẳng hạn như bệnh anemia (một bệnh giảm hemoglobin trong hồng cầu)… Trong khi đó, những thợ đánh máy thông minh và giỏi nhất thế giới cũng không thể đạt được trình độ chỉ mắc một lỗi trong 10 tỷ chữ cái – còn xa con người mới đạt tới độ chính xác như thế.
Vì thế niềm tin cho rằng mã di truyền có thể tiến hóa dần dần từng tí một theo kiểu của Darwin là không phù hợp với các quy luật tự nhiên đã biết về vật chất và năng lượng. Thật vậy, khoa học không hề tìm thấy bất kỳ một thí dụ nào về một hệ thông tin bên trong tế bào tiến hóa dần dần từng tí một để trở thành một hệ thông tin khác.
Michael Behe, một nhà sinh hóa tại Đại học Lehigh ở Pennsylvania, giải thích rằng thông tin di truyền đóng vai trò chủ yếu là một cẩm nang hướng dẫn. Ông viết:
“Hãy xem xét một bản liệt kê từng bước hướng dẫn di truyền. Một biến dị là một thay đổi trong một dòng lệnh trong số các dòng lệnh. Chẳng hạn, thay vì nói “lấy một quả hạch 1/4 inch”, một biến dị có thể nói nhầm là “lấy một quả hạch 3/8 inch”. Hoặc thay vì nói “đặt một cái chốt tròn vào cái hốc tròn”, một biến dị có thể nói nhầm là “đặt một cái chốt tròn vào cái hốc vuông”,… Cái mà một biến dị không thể làm là thay đổi toàn bộ các lệnh trong một bước, tức là không thể cung cấp các lệnh để tạo ra một chiếc máy fax thay vì cái radio” (trích Darwin’s Black Box, 1996, trang 41).
Do đó chúng ta có trong mã di truyền một cẩm nang hướng dẫn vô cùng phức tạp đã được thiết kế một cách tinh vi bởi một nguồn trí tuệ thông minh cao hơn con người rất nhiều.
Ngay cả một trong những người khám phá ra mã di truyền vừa mới qua đời là Francis Crick, sau nhiều thập kỷ làm việc giải mã, đã thừa nhận rằng:

Thuyết tiến hóa thất bại không trả lời được
Bất chấp những nỗ lực của tất cả các phòng thí nghiệm trên khắp thế giới trong nhiều thập kỷ qua, khoa học vẫn không sao chế tạo ra được một sợi tóc của con người. Và sẽ còn khó khăn đến thế nào nếu muốn chế tạo ra toàn bộ một con người gồm khoảng 100 ngàn tỷ tế bào.
Đến nay, các nhà tiến hóa theo Darwin cố gắng chống lại những người phê phán họ bằng những nỗ lực giải thích tính phức tạp của sự sống. Nhưng hiện nay họ phải đối mặt với tình trạng tiến thoái lưỡng nan: Làm thế nào mà những thông tin chính xác và giàu ý nghĩa lại có thể được tạo ra bởi biến dị ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên? Cả hai cơ chế này (biến dị ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên) đều không chứa đựng cơ chế thông minh, một đòi hỏi tất yếu phải có để tạo ra thông tin phức tạp như đã tìm thấy trong mã di truyền.
Thuyết tiến hóa của Darwin vẫn được dạy trong hầu hết các trường học như thể đó là chân lý. Nhưng nó ngày càng bị nhiều nhà khoa học nhận ra là một lý thuyết sai lầm. Một nhà khoa học vốn vô thần là Patrick Glynn nói: “25 năm gần đây, một người có lý trí nếu cân nhắc những bằng chứng thuần túy khoa học về vấn đề này, có lẽ sẽ phải giảm sút sự nghi ngờ đối với Đấng Sáng tạo. Tình hình không còn như thế nữa. Những dữ liệu cụ thể hiện nay hướng tới giả thuyết về sự sáng tạo của Chúa một cách rõ ràng. Đó là lời giải đơn giản nhất và rõ ràng nhất…”

Chất lượng của thông tin di truyền là như nhau ở các loài

Thuyết tiến hóa nói rằng thông qua những biến di ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên, sinh vật tiến hóa. Tuy nhiên tiến hóa có nghĩa là biến đổi dần dần từng tí một những đặc tính xác định của sinh vật đến khi nó trở thành một loài khác, nhưng điều này chỉ có thể thực hiện được bằng cách biến đổi thông tin di truyền.
Vậy chúng ta thấy điều gì về mã di truyền? Dù là một con vi khuẩn tầm thường hay một cái cây hay một con người, chất lượng cơ bản của thông tin di truyền đều có độ chính xác như nhau. Mã di truyền của vi khuẩn ngắn hơn, nhưng chất lượng thông tin di truyền của nó cũng chính xác và tinh tế như của con người. Thông tin di truyền của vi khuẩn hay tảo hay con người trước hết đều phải đạt được yêu cầu của một ngôn ngữ bậc cao – có hệ chữ cái, ngữ pháp và ngữ nghĩa.
Theo Micheal Denton, nhà sinh học phân tử nổi tiếng của Anh-Úc, mỗi tế bào với thông tin di truyền, từ vi khuẩn tới con người, chứa đựng “những ngôn ngữ không tự nhiên mà có, cùng với hệ thống giải mã chúng, những ngân hàng bộ nhớ để cất giữ thông tin và những hệ thống kiểm tra và sửa lỗi tinh vi đóng vai trò điều khiển việc tự động lắp ráp các bộ phận và các thành phần, những cơ cấu đọc-sửa và tránh lỗi được sử dụng cho việc kiểm tra chất lượng thông tin, các quá trình lắp ráp liên quan tới nguyên lý đúc sẵn các bộ phận và xây dựng các mô-đun… và một khả năng vượt trội so với bất kỳ cỗ máy móc tiên tiến nhất nào của con người, sao cho có khả năng nhân bản toàn bộ cấu trúc của nó bên trong vật chất chỉ trong vài giờ đồng hồ”.
Vậy làm sao mà thông tin di truyền của vi khuẩn có thể tiến hóa dần dần từng tí một để biến thành thông tin của một loài khác, trong khi chỉ cần một hoặc một vài lỗi nhỏ trong hàng triệu chữ cái trong DNA của vi khuẩn là đủ để có thể giết chết nó?
Một lần nữa các nhà tiến hóa lại im lặng. Thậm chí họ không đưa ra được một giả thuyết nào để giải thích điều này. Lee Strobel viết: “DNA dài 1m8 cuộn bên trong một tế bào trong số một trăm ngàn tỷ tế bào của cơ thể chúng ta chứa đựng một bảng chữ cái gồm bốn ký tự hóa học cho phép đọc các chỉ dẫn lắp ráp chính xác đối với toàn bộ các protein tạo ra cơ thể chúng ta… Không hề có một giả thuyết nào được nêu lên để giải thích làm thế nào mà thông tin được cài đặt vào trong vật chất sinh học bằng các phương tiện ‘tự nhiên’”.
Werner Gitt, giáo sư về các hệ thông tin, nói một cách ngắn gọn: “Sai lầm cơ bản của toàn bộ các quan điểm của thuyết tiến hóa là ở vấn đề nguồn gốc của thông tin nằm trong các thực thể sống. Chưa bao giờ chúng ta có thể thấy một hệ mã và thông tin có ý nghĩa có thể bắt nguồn từ chính bản thân nó (thông qua vật chất)… Các định lý của khoa học thông tin tiên đoán rằng điều đó không bao giờ có thể xảy ra. Do đó một lý thuyết thuần túy vật chất về nguồn gốc sự sống sẽ bị bác bỏ”.

Mã số 4 chữ cái của DNA là tối ưu cho lưu trữ và sao chép

Bên cạnh toàn bộ bằng chứng chúng ta đã trưng ra đối với sự thiết kế thông minh của thông tin trong DNA, còn có một sự thật đáng kinh ngạc nữa – số lượng lý tưởng của các chữ cái di truyền trong mã DNA để cất giữ và phiên dịch.
Hơn nữa, cơ chế sao chép của DNA, để đáp ứng hiệu quả tối đa, đòi hỏi số chữ cái trong mỗi từ là một số chẵn. Với tất cả các tổ hợp toán học có thể có, số lượng lý tưởng để cất giữ và sao chép đã được tính toán cho bốn chữ cái.
Đây đúng là cái đã được tìm thấy trong các gene của mọi sinh vật trên trái đất – một mã số bốn chữ cái. Như Werner Gitt phát biểu: “Theo quan điểm công nghệ, hệ mã hóa được sử dụng cho sinh vật là tối ưu. Sự thật này củng cố quan điểm đây là một thiết kế có mục đích rõ ràng, thay vì một sự may rủi ngẫu nhiên”.

Sinh học phân tử ngày càng phủ nhận thuyết vô thần

Trờ lại thời Darwin, khi cuốn “Về nguồn gốc các loài” của ông được công bố năm 1859, cuộc sống xã hội có vẻ đơn giản hơn nhiều. Nhìn qua những kính hiển vi thô sơ thời đó, tế bào có vẻ như chỉ là một giọt dinh dưỡng hay một chất nguyên sinh không có gì phức tạp. Bây giờ, hơn 150 năm sau, sự quan sát đó đã thay đổi tận gốc khi khoa học khám phá ra một vũ trụ thực sự nằm bên trong tế bào.
Giáo sư Behe viết: “Trước đây người ta từng trông mong rằng cơ sở của sự sống là hết sức đơn giản. Nhưng sự trông mong này đã bị đổ vỡ. Sự nhìn, sự chuyển động, và các hoạt động sinh học khác đã chứng minh là chúng không kém tinh vi so với những máy quay truyền hình hoặc máy móc xe cộ. Khoa học đã đạt được những tiến bộ khổng lồ trong sự hiểu biết về hóa học của sự sống hoạt động thế nào, nhưng sự tinh vi và phức tạp của các hệ sinh học ở cấp độ phân tử đã làm tê liệt tham vọng của khoa học muốn giải thích nguồn gốc sự sống”.
Tiến sĩ Meyer coi những khám phá về DNA như cái gót Achilles của thuyết tiến hóa. Ông nhận xét: “Các nhà tiến hóa vẫn cố áp dụng tư duy của Darwin trong thế kỷ 19 vào hiện thực của thế kỷ 21, nhưng tư duy ấy không còn thích ứng được nữa… Tôi nghĩ cuộc cách mạng thông tin xảy ra trong sinh học đang vang lên hồi chuông báo tử đối với học thuyết Darwin và những lý thuyết tiến hóa hóa học”.


Tiến sĩ Meyer kết luận: “Tôi tin rằng lời chứng của khoa học xác nhận tư tưởng hữu thần. Trong khi luôn luôn sẽ có những điểm căng thăng hoặc xung đột chưa ngã ngũ, sự phát triển chủ yếu trong khoa học trong năm thập kỷ qua đã và đang hướng mạnh về phía hữu thần”.
Dean Kenyon, một giáo sư sinh học, phát biểu: “Lĩnh vực mới mẻ này về di truyền phân tử là nơi chúng ta thấy phần lớn bằng chứng ép buộc phải tin rằng có sự thiết kế trên Trái Đất”.
Ngay mới đây, một trong những nhà khoa học vô thần nổi tiếng, giáo sưAntony Flew, đã thừa nhận ông không thể giải thích làm thế nào mà DNA có thể được tạo ra và phát triển thông qua tiến hóa. Hiện nay ông chấp nhận sự cần thiết của một nguồn trí tuệ thông minh dính líu tới việc tạo ra mã DNA. Ông nói: “Những gì tôi nghĩ về sự hình thành DNA chỉ ra rằng trí thông minh ắt phải liên quan tới việc tập hợp những nguyên tố đa dạng phi thường này lại với nhau”.
Ghi chú:
[1] Tất cả các ý kiến của các nhà khoa học được trích dẫn trong bài này đều nằm trong các tài liệu tham khảo, đã liệt kê ở cuối bản dịch này. Độc giả nào cần truy tìm nguồn gốc chính xác của các trích dẫn đó, xin tìm trong nguyên bản tiếng Anh theo đường linh đã dẫn ở trên.
[1] The Case for a Creator, Lee Strobel, 2004
[2] Evolution: A Theory in Crisis , Michael Denton, 1996
[3] Defeating Darwinism by Opening Minds, Phillip Johnson, 1997
[4] Darwin’s Black Box, Michael Behe,1996
[5] Life Itself: Its Origin and Nature, Francis Crick, 1981
[6] God: The Evidence: The Reconciliation of Faith and Reason in a Postsecular World, Patrick Glynn, 1999
[7] In the Beginning Was Information, Werner Gitt, 2006
[8] “Leading Atheist Now Believes in God”, Richard Ostling, Associated Press report, 09/12/2004.
Mario Seiglie
Phạm Việt Hưng lược dịch - Theo trithucvn.net.

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2016

HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIÊU TRỊ BỆNH NỘI KHOA

0 nhận xét

HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIÊU TRỊ BỆNH NỘI KHOA


Chẩn đoán và điều trị bệnh là việc quan trọng và phức tạp, muốn có kết quả điều trị tốt, ngay từ đầu bệnh nhân phải được thăm khám lâm sàng tỉ mỉ, chỉ định các xét nghiệm, thăm dò cận lâm sàng phù hợp, phối hợp hiệu quả các thông tin lâm sàng và cận lâm sàng để đưa ra chẩn đoán bệnh đầy đủ và chính xác, từ đó có hướng điều trị kịp thời, an toàn và hiệu quả.

Trên thế giới, nhiều nước đã ban hành các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị. Ở nước ta, Bộ Y tế từ nhiều năm nay đã lưu tâm tới công tác ban hành các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị. Năm 2004, Bộ Y tế đã ban hành 3 tập đầu tiên của bộ sách Hướng dẫn điều trị.

Bộ Y tế hoan nghênh Bệnh viện Bạch Mai đã sử dụng hiệu quả nguồn lực của Đề án Xây dựng một số bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Bạch Mai, huy động trí tuệ của các nhà khoa học để biên soạn cuốn sách quý này. Cuốn sách bao gồm 204 hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh thường gặp trên nhiều lĩnh vực nội khoa. Cuốn sách có nhiều kiến thức mới, với kinh nghiệm quý báu của các Thầy thuốc đầu ngành công tác tại Bệnh viện Bạch Mai, hữu ích cho các thầy thuốc lâm sàng dùng để tham khảo trong thực hành hàng ngày.

Với việc xuất bản cuốn sách Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa, Bệnh viện Bạch Mai một lần nữa thể hiện vai trò đầu ngành, một trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước, đặc biệt trong chẩn đoán và điều trị các bệnh nội khoa.

Nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Bệnh viện Bạch Mai, thay mặt Bộ Y tế, tôi chúc Bệnh viện Bạch Mai tiếp tục phát triển trở thành một trung tâm y tế chuyên sâu ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới, xứng đáng là lá cờ đầu của ngành y tế.


Nguồn
: Internet
Tác giả
: TS Nguyễn Quốc Anh; PGS. TS Ngô Quý Châu
Mật khẩu
Download


                                                                        Blog Sinh học là nơi chia sẻ sách báo, luận văn bài giảng và cập nhật thông tin về khoa học,  y tế, động thực vật, di truyền, và nhiều hơn nữa..

Download Atlas sinh lý học tiếng Việt

0 nhận xét

Atlas sinh lý học tiếng Việt miễn phí

Tìm một quyển sách ATLAS SINH LÝ HỌC TIẾNG VIỆT thật không dễ. Và đây là một quyển sách rất hay cho những sinh viên y khoa năm 2 học đang học sinh lý.

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2016

0 nhận xét
Yoshinori Ohsumi, nhà khoa học người Nhật Bản vừa được trao giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 2016 với công trình nghiên cứu về cơ chế phân tách và tái tạo tế bào.


Reuters dẫn thông báo của Viện Karolinska tại thủ đô Stockholm (Thụy Điển) chiều ngày 3.10 cho biết, giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 2016 đã được trao cho ông Yoshinori Ohsumi (sinh năm 1945, hiện là giáo sư Viện Công nghệ Tokyo) với công trình khoa học nghiên cứu về các cơ chế phân tách và tái tạo tế bào.
Công trình của ông Ohsumi từ những năm 1990 nghiên cứu về cơ chế tự thực (tự ăn chính mình) của tế bào, một quá trình sửa chữa tế bào gọi là autophagy.
Theo Reuters, nghiên cứu của ông Ohsumi mang đến một hình mẫu mới trong việc hiểu biết về cách các tế bào tái tạo những thành phần của mình. Những khám phá của ông đã mở đường để hiểu hơn về nhiều quá trình sinh lý, như việc tế bào thích ứng với lúc không có thức ăn hoặc phản ứng ứng với sự viêm nhiễm. Người ta hy vọng việc nghiên cứu của Ohsumi sẽ mở đường cho các công trình nghiên cứu việc chống lão hoá, chống bệnh Parkinson, Alzheimer, và thậm chí có thể làm giảm nguy cơ ung thư...
Ông Ohsumi là nhà khoa học người Nhật Bản. Với việc được trao giải Nobel danh giá này, ông Ohsumi sẽ nhận được giải thưởng tương đương 930.000 USD.
Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa là giải Nobel đầu tiên được trao trong mùa Nobel hàng năm. Các giải Nobel khác sẽ được công bố trong tuần này.
Ngọc Mai - thanhnien.vn
HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ
LIÊN KẾT
TAG CLOUD
A http://sinhhoc.blogspot.com/ (15) Ảnh độc đáo (4) Bài báo khoa học (12) Bài báo quốc tế (7) Bài giảng-Giáo trình (81) Bản tin CNSH (6) Biology books (1) Blog sinh học (4) Các cây hoa màu khác (3) Các nhà khoa học (3) Campbell (1) Câu chuyện khoa học (1) Cây lúa (11) Cây ngô (26) Chân dung nhà khoa học (4) Công nghệ lên men (1) Công nghệ mới (6) Công nghệ sinh học (64) Công nghệ thực phẩm (5) Công trình khoa học (14) Di truyền phân tử (3) DNA tái tổ hợp (1) Dự án (1) Đăng báo quốc tế (2) Đề tài (2) Đọc và suy ngẫm (3) Động vật học (29) Ebook Công nghệ sinh học (24) Ebook công nghệ thực phẩm (1) Ebook sinh học (85) Ebook thực vật (11) Ebook Y - Dược (3) English learn (1) Giáo dục và Khoa học (11) Góc nhìn cuộc sống (7) Góc tâm hồn (7) Hiện tượng sinh học (16) Hóa sinh (4) hướng dẫn sử dụng phần mềm (2) Khoa học và ứng dụng (3) kinh nghiệm đăng báo quốc tế (1) kỹ thuật SSR (1) Luận văn - Luận án (6) Luyện thi B1 B2 (3) luyện thi đại học (1) Nghành CNSH làm gì (1) Nghiên cứu khoa học (2) Nông nghiệp (4) Olympic Sinh học (1) PCR và các kỹ thuật liên quan (3) Phần mềm dạy học (2) Phần mềm sinh học (17) Sách công nghệ thực phẩm (3) Sách sinh học (14) Sách sinh y (1) Sách Y khoa (3) Sinh học 12 (1) sinh học đại cương (1) Sinh học phân tử (2) Sinh học phổ thông (5) Sinh học ứng dụng (3) Sinh vật học (8) SSR (1) Tế bào gốc (2) Thế giới tri thức (1) Thông báo (1) thông tin nông nghiệp (2) Thực vật học (37) Tin sinh và Thống kê (9) Tu dien sinh hoc (1) Tuyển dụng (6) Từ điển sinh học (3) Vi khuẩn (1) Vi sinh vật (27) Video clip (2) Video sinh học (5) Vui cười - Hài hước (12) Y học - Cuộc sống (126) Ý tưởng khoa học (10)