Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2017
Chủ Nhật, 16 tháng 7, 2017
Tư duy logic trong giải bài tập Sinh học
Tư Duy Logic Trong Giải Bài Tập Sinh Học, giúp các em biết cách suy luận và giải bài tập logic môn sinh học, các em nắm chắc kiến thức, mẹo giải nhanh các dạng bài tập sinh học, tự tin trong thi cử.
Tư duy logic trong giải bài tập Sinh học được biên soạn bởi Lê Thế Kiên – Sinh viên chuyên ngành Bác sĩ đa khoa, Đại học Y Hà Nội nội dung bài tập được chọn lọc từ rất nhiều nguồn tác giả từng trải qua. Chính vì thế các bạn học sinh có thể yên tâm dành trọn thời gian để khai thác cuốn sách mà không phải phân tán thời gian tìm tòi thêm tư liệu khác.
- Phần 1: Di truyền học phần tử
- Phần 2: Di truyền học Menden
- Phẩn 3: Di truyền học Nhiễm sắc thể
- Phẩn 4: Tương tác Gen
- Phần 5: Di truyền học quần thể
- Phần 6: Đột biến
- Phần 7: Di truyền người và bài toán xác xuất
- Phần 8: Ứng dụng di truyền học
Quý bạn đọc có thể tải ebook về miễn phí Tư duy logic trong giải bài tập Sinh học.
Nguồn: 123tailieufree.com; sachmoi,net
Blog Sinh học là nơi chia sẻ sách báo, luận văn bài giảng và cập nhật thông tin về khoa học, y tế, động thực vật, di truyền, và nhiều hơn nữa...
Thứ Hai, 3 tháng 4, 2017
Tối ưu hóa cho PCR nhanh hơn
Bạn đã thiết kế cặp mồi PCR để khuếch đại trình tự quan tâm và bạn sẵn sàng cho việc đó. Nhưng trừ phi bạn có sự bổ sung không ngừng của khuôn mẫu, enzyme polymerase và máy chu trình nhiệt với chức năng gradient – mà không kể đến thời lượng thời gian hay lòng kiên nhẫn – bạn chắc chắn không muốn dành tuần kế tiếp để tìm ra các điều kiện hoàn hảo cho phản ứng PCR của bạn. Ở đây là một số mẹo để giúp bạn thực hiện nhanh hơn (mặc dù chức năng gradient khá là tiện dụng)
Nhiệt độ gắn mồi và nhiệt độ nóng chảy
Công ty mà bạn đặt cặp mồi oligo sẽ cung cấp thông tin nhiệt độ nóng chảy (Tm) trong tài liệu mà họ gửi kèm với oligo. Tuy nhiên, tôi nhận thấy rằng các công ty khác nhau ước lượng Tm cũng hơi khác nhau, phụ thuộc vào phép tính mà họ sử dụng. Công cụ OligoAnalyzer trên trang web IDT thực sự hữu ích khi xác định nhiệt độ gắn mồi tối ưu để thiết lập các chu kì PCR của bạn.Tuy nhiên, nếu bạn muốn bản thân làm điều đó hơn, thì đây là công thức:
Tm= 2(A+T) + 4(G+C)
Trong đó, A,T,G,X bằng với số lượng của mỗi bazơ nitơ này trong trình tự mồi.
Nhiệt độ nóng chảy chịu ảnh hưởng bởi nồng độ muối đệm , pH, và nồng độ mồi, nhưng tôi đã nhận thấy điều này không đáng lo ngại. Kiểm tra lại rằng bất kì cấu trúc bậc hai không mong muốn nào đều có nhiệt độ nóng chảy dưới nhiệt độ gắn mồi lí tưởng (Ta) (tối thiểu thấp hơn 10oC) đáng kể. Điều này sẽ ngăn chặn bản thân các oligo khỏi sự khuếch đại trong PCR. Công cụ OligoAnalyzez cũng sẽ kiểm tra sự có mặt bất kì cấu trúc bậc hai nào khi thiết kế các oligo.
Tôi khuyên rằng nhiệt độ gắn mồi nên được đặt dưới mức nhiệt độ nóng chảy thấp nhất của mồi là 3oC. Ví dụ, nếu mồi xuôi của bạn có Tm là 62oC và mồi ngược có Tm là 61oC, tôi đề xuất thực hiện với Ta là 58oC.
Nếu bạn đủ may mắn để truy cập vào một chu trình nhiệt với chức năng gradient và đủ lượng khuôn mẫu để cài đặt PCR nhân đôi hay nhân ba lần, tôi đề nghị thử nghiệm một khoảng nhiệt độ gắn mồi và đánh giá Ta nào cung cấp kết quả tốt nhất.
Sử dụng touchdown PCR
Một trong những mẹo ưa thích của tôi là phương pháp touchdown PCR, trong đó một vài chu kì phản ứng PCR ban đầu được đặt ở nhiệt độ gắn mồi cao hơn. Sau đó Ta sẽ được giảm 1-2oC qua mỗi chu kì. Tôi đã thành công với kĩ thuật này. Vậy kĩ thuật này trông như thế nào?
Sử dụng ví dụ ở trên với nhiệt độ nóng chảy là 62oC và 61oC, tôi sẽ cài đặt Ta ở hai chu kì đầu là 63oC, hai chu kì kế tiếp là 62oC và sau đó là 61oC, 60oC và 59oC với tổng cộng 10 chu kì. Tiếp theo, tôi sẽ thực hiện 25 chu kì tại 58oC. Lợi ích của kĩ thuật này là các chu kì đầu tiên sẽ rất nghiêm ngặt, vì vậy rất khó xảy ra sự khuếch đại không đặc hiệu. Do đó, khi nhiệt độ gắn mồi trở dễ chấp nhận hơn, sẽ có một bể các sản phẩm khuếch đại mong muốn của bạn để cạnh tranh với bất kì trình tự không đặc hiệu cho việc gắn các mồi của bạn.
Hãy đảm bảo chu trình nhiệt của bạn thay đổi nhiệt độ một cách chính xác và hiệu quả. Tôi đã học được điều đầu tiên là bao nhiêu thời gian có thể bị lãng phí trong sự cố gắng tối ưu hóa các phản ứng PCR trên một cỗ máy mà nó hoạt động không chính xác. Một tín hiệu về chu trình nhiệt của bạn có lẽ không hoạt động chính xác là phản ứng diễn ra lâu hơn hơn so với bình thường. Bạn có thể đảm bảo mọi thứ là đang hoạt động đơn giản bằng cách bao gồm một mẫu đối chứng với mỗi lần chạy (VD: mồi, khuôn, điều kiện đệm mà bạn xác nhận trước đó).
DNA khuôn
Sử dụng khuôn chất lương! Ngoài ra, sử dụng quá nhiều DNA sẽ làm giảm độ đặc hiệu phản ứng và làm tăng sự khuếch đại các sản phẩm không mong muốn. Bởi vì phản ứng PCR là rất nhạy, thử sử dụng mẫu DNA ít nhất có thể. Bắt đầu với không quá 1 ng mẫu DNA cho khuôn plasmid , 10-40 ng cho mẫu cDNA hoặc lên tới 1 ug đối với các mẫu DNA genome.
Thời gian kéo dài
Bạn đã bao giờ tự hỏi rằng ai là người tìm ra chu trình luân nhiệt mà tất cả chúng ta sử dụng. Trong khi số lần biến tính và hồi tính vẫn khá không đổi, thời gian kéo dài có thể thay đổi đáng kể dựa vào kích thước sản phẩm khuếch đại. Quy tắc chung là cho phép một thời gian kéo dài là 60s cho mỗi sản phẩm khuếch đại có kích thước 1 kb. Ví dụ, nếu bạn khuếch đại một đoạn 2 kb, bạn sẽ cài đặt thời gian kéo dài là 120s cho mỗi chu kì. Đối với các sản phẩm khuếch đại ngắn hơn, thì giảm thời gian kéo dài. Đối với sản phẩm khuếch đại 200 bp, thời gian kéo dài từ 15 đến 20s là đủ. Quá nhiều thời gian kéo dài có thể tạo ra các sản phảm không mong muốn.
Lựa chọn enzyme Polymearae
Enzyme Taq DNA Polymease được sử dụng phổ biến cho phản ứng PCR. Enzyme Pyrococcus furiosus (PFU) polymerase không những được sử dụng phổ biến cho PCR mà còn có tỉ lệ sai sót thấp hơn so với enzyme Taq polymerase. Tuy nhiên, các enzyme khác nhau hoạt động ít nhiều hiệu quả đối với các khuôn khác nhau. Ví dụ, nếu vùng khuôn quan tâm của bạn chứa hàm lượng G-C cao (trên 65%), thì enzyme Accuprime DNA polymerase giàu G-C từ Thermo Scientific có lẽ hoạt động tốt hơn đối với phản ứng PCR của bạn.
Các thành phần dung dịch đệm (buffer)
Khi bạn mua enzyme polymerase,sẽ có một loại đệm đã tối ưu với enzyme đi kèm theo. Sử dụng đệm theo như hướng dẫn của nhà sản xuất được xem là sự đặt cược tốt nhất cho bạn. Tuy nhiên, điều quan trọng đó là để hiểu các thành phần của đệm và sự đóng góp của chúng tới hiệu quả PCR. Hầu hết các đệm là một sự kết hợp đơn giản của muối- như KCl và Mg2Cl2tại một điểm pH tối ưu.
Magie
Nồng độ magie có thể được thao tác để thay đổi hiệu quả và tính chính xác của phản ứng PCR. Đối với Taq DNA polymerase nồng độ magie tối ưu từ 1.5 đến 2 µM. Bởi vì các thành phần phản ứng và đệm có thể bắt giữ magie, vì thế điều cần thiết là tăng nồng độ magie. Khi biến đổi nồng độ này, cần có các sự điều chỉnh nhỏ (xấp xỉ sự bổ sung là 0.5 µM )
Mồi
Ai đó có thể đã dành cả ngày để bàn luận về “thiết kế tối ưu” cho mồi PCR (chiều dài, hàm lượng G-C, nhiệt độ nóng chảy, cấu trúc bậc hai,…). Tuy nhiên ở đây tôi muốn đề cập một cách đơn giản tầm quan trọng của việc tối ưu nồng độ mồi trong PCR. Nếu bạn thêm quá nhiều mồi, sẽ làm tăng khả năng liên kết không đặc hiệu hoặc thậm chí bắt cặp lẫn nhau. Như một quy luật chung, nồng độ mồi tổng số thường ở mức 1 uM. Để tăng độ đặc hiệu, có thể giảm xuống thấp ở mức 0.1 uM, tuy nhiên điều này có thể làm giảm hiệu suất PCR.
dNTP
Nồng độ của cac deoxynucleotides (dNTPs) có thể ảnh hưởng tới cả độ đặc hiệu và năng suất của PCR. Nồng độ dNTP quá cao sẽ làm giảm độ đặc hiệu, trong khi quá thấp sẽ làm giảm hiệu suất. Đối với muc đích của tôi, năng suất ít quan trọng hơn độ đăc hiệu,Vì vậy tôi sử dụng nồng độ dNTP 50 µM cho hầu hết các phản ứng. Tuy nhiên, bạn có thể tăng nồng độ lên tới 200µM để tăng hiệu suất.
Hi vọng những mẹo này sẽ giúp bạn tối ưu hóa phản ứng PCR nhanh hơn
Chúc may mắn!
Nguồn gốc bài viết: Biosizebio.com
Người dịch: Lê Thị Quỳnh Hoa
Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017
Download Giáo trình sinh lý thực vật ứng dụng
Blog sinh học: Trong quá trình phát triển của mình, môn khoa học Sinh lý thực vật có hai hướng nghiên cứu chính:
– Hướng nghiên cứu Sinh lý – Hoá sinh: chuyên nghiên cứu bản chất các quá trình sống xảy ra trong cơ thể thực vật, từ đó tìm ra các biện pháp điều khiển một phần hay toàn bộ quá trình Sinh lý – Hoá sinh theo hướng có lợi cho con người trong điều kiện tự nhiên và nhân tạo như nghiên cứu các quá trình quang hợp, cố định nitơ phân tử (N2) và quá trình sinh trưởng, phát triển của cây v.v…
– Hướng nghiên cứu Sinh lý – Sinh thái: chuyên nghiên cứu mối quan hệ giữa các quá trình sinh lý và các yếu tố sinh thái (nước, nhiệt độ, ánh sáng, O2, CO2 và dinh dưỡng, đất…). Trên cơ sở đó tìm ra được các quy luật hoạt động của các quá trình sinh lý trong các điều kiện sinh thái xác định nhằm xây dựng mô hình sinh thái tối ưu cho các quá trình sinh lý giúp cây sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao, chất lượng tốt. Sinh lý học thực vật còn được chia ra các chuyên khoa:
– Sinh lý thực vật đại cương: Chuyên nghiên cứu các chức năng sinh lý chung của thực vật.
– Sinh lý thực vật chuyên khoa: Nghiên cứu các quy luật sinh lý cho từng nhóm cây, từng cây như Sinh lý cây trồng, Sinh lý cây rừng, Sinh lý cây ăn quả, Sinh lý cây lúa, cây đậu tương, Sinh lý cây ngô, cây khoai tây v.v…
– Sinh lý thực vật ứng dụng.
+ Cơ sở biên soạn giáo trình
Những năm gần đây, Sinh lý học thực vật ngày càng tiếp cận với nhiệm vụ của thực tiễn sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, bảo quản và chế biến nông sản v.v… và nó có vai trò rất quan trọng cho các ngành sản xuất này. Do khuôn khổ giáo trình Sinh lý thực vật cơ bản có thời lượng giới hạn, không thể trình bày hết được những ứng dụng và khả năng ứng dụng của môn khoa học này vào sản xuất, trong khi những vấn đề ứng dụng vào thực tiễn sản xuất người kỹ sư nông học rất cần được trang bị.Trước bối cảnh đó môn học Sinh lý thực vật ứng dụng ra đời.
+ Đối tượng và nhiệm vụ của môn học Sinh lý thực vật ứng dụng
Hiểu rõ nguyên lý và ứng dụng vào đối tượng cây trồng. Vì vậy, nhiệm vụ chính của Sinh lý thực vật ứng dụng là nghiên cứu, ứng dụng những quy luật sinh lý của cây trồng đã biết vào thực tiễn sản xuất như :
• Các kiến thức về Sinh lý tế bào đã và đang được ứng dụng rộng rãi, hiệu quả trong công nghệ nhân giống vô tính cây trồng bằng con đường nuôi cấy mô (in vitro), giâm chiết cành (in vivo) để cung cấp cho sản xuất cây giống có chất lượng cao.
• Các kiến thức về trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng được ứng dụng vào việc chuẩn đoán nhu cầu nước, dinh dưỡng đối với cây.Từ đó có các biện pháp tưới nước, bón phân hợp lý cũng như ứng dụng trong công nghệ trồng cây không dùng đất, góp phần tạo nên một nền nông nghiệp sạch và bền vững.
• Các kiến thức về quang hợp giúp chúng ta đưa ra các biện pháp kỹ thuật điều khiển hệ quang hợp trong quần thể cây trồng để “kinh doanh” năng lượng ánh sáng mặt trời hiệu quả nhất.
• Những kiến thức về hô hấp đưa đến các biện pháp kỹ thuật bảo quản nông sản phẩm và ngâm ủ hạt giống, làm đất gieo hạt…
• Sự hiểu biết về sinh trưởng, phát triển của thực vật cũng như các chất điều hoà sinh trưởng thực vật đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp để điều khiển cây sinh trưởng, phát triển theo hướng có lợi cho con người.
Ngoài ra những kiến thức hiểu biết về Sinh lý học thực vật còn được ứng dụng trong điều khiển và khai thác các hệ sinh thái tối ưu, liên quan đến việc bảo vệ môi trường bền vững.
Ngoài ra những kiến thức hiểu biết về Sinh lý học thực vật còn được ứng dụng trong điều khiển và khai thác các hệ sinh thái tối ưu, liên quan đến việc bảo vệ môi trường bền vững.
+ Kết cấu của giáo trình sinh lý thực vật ứng dụng: gồm 7 chương
Chương I : Nhân giống vô tính cây trồng .
Chương II: Điều khiển trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng đối với cây trồng .
Chương III: Trồng cây không dùng đất .
Chương IV: Quang hợp của quần thể cây trồng .
Chương V: Điều khiển hô hấp trong trồng trọt và bảo quản nông sản phẩm.
Chương VI: Ứng dụng chất điều hoà sinh trưởng trong trồng trọt.
Chương VII: Điều chỉnh phát sinh hình thái của cây.
Trong quá trình biên soạn giáo trình này nhóm tác giả đã kết hợp những kiến thức của Sinh lý học thực vật với sự hiểu biết về các ứng dụng và khả năng ứng dụng của môn học này trong sản xuất . Do đó cuốn giáo trình này không chỉ là tài liệu học tập cần thiết cho sinh viên ngành nông học mà còn là tài liệu tham khảo cho tất cả những ai quan tâm đến lĩnh vực này.
Để học tốt hơn môn học này, nên tham khảo thêm một số tài liệu sau:
1. Lê Trần Bình, Hồ Hữu Nhị, Lê Thị Muội. Công nghệ sinh học thực vật trong cải tiến giống cây trồng. NXB nông nghiệp, Hà Nội, 1997.
2. Trần Minh Tâm. Bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2002.
3. Nguyễn Quang Thạch, Hoàng Minh Tấn. Chất điều hoà sinh trưởng với cây trồng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1993.
4. Vũ Văn Vụ. Sinh lý thực vật ứng dụng. NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999.
Trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc!
EBOOK GIÁO TRÌNH SINH LÝ THỰC VẬT ỨNG DỤNG, PGS.TS VŨ QUANG SÁNG (CB) ET AL., TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I-HÀ NỘI
Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2017
Giáo Trình Sinh Lý Thực Vật - Ts. Nguyễn Kim Thanh
Giáo Trình Sinh Lý Thực Vật - Ts. Nguyễn Kim Thanh
Chương 1: Sinh lý tế bào thực vật
Chương 2: Sự trao đổi nước của thực vật
Chương 3: Quang hợp của thực vật
Chương 4: Hô hấp của thực vật
Chương 5: Sự vận chuyển và phân bố các chất đồng hoá trong cây
Chương 6: Dinh dưỡng khoáng của thực vật
Chương 7: Sinh trưởng và phát triển của thực vật
Chương 8: Tính chống chịu sinh lý của thực vật với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận
Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016
Sinh viên Công nghệ sinh học dùng chế phẩm nấm làm thuốc trừ sâu
Xuất phát từ thực trạng lạm dụng hóa chất trừ sâu hại trong nông nghiệp hiện nay, nhóm sinh viên ngành Công nghệ sinh học trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) đã nghiên cứu và sản xuất thành công chế phẩm nấm tím Paecilomyces lilacinus phòng trừ sâu hại cây trồng. Đây cũng chính là công trình đoạt giải Nhất tại Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka năm 2016.
Dùng nấm trừ sâu: giảm thiểu chi phí, bảo vệ môi trường
Việt Nam là một nước có thế mạnh sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên hằng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu một lượng đáng kể hóa chất trừ sâu hại cây trồng với giá trị lớn. Việc lạm dụng hóa chất trong nông nghiệp nói chung và phòng trừ sâu hại cây trồng nói riêng không những làm tăng chi phí sản xuất mà còn ảnh hưởng đến môi trường, làm giảm chất lượng nông sản, gây tác hại không nhỏ cho sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng.
Trước thực trạng đó, dùng chế phẩm sinh học trong nông nghiệp được coi là giải pháp hiệu quả để bảo vệ môi trường, phát triển nông nghiệp bền vững. Đây cũng là nền tảng cho công trình “Phân lập và sản xuất chế phẩm nấm Paecilomyces lilacinus phòng trừ một số loài sâu hại cây trồng” của nhóm sinh viên khoa Công nghệ sinh học - Thực phẩm - Môi trường HUTECH gồm Đỗ Anh Duy, Phùng Lê Kim Yến, Nguyễn Thị Xuân Hương.
Bạn Đỗ Anh Duy chia sẻ: “Công trình nghiên cứu nhằm tìm kiếm các tác nhân sinh học - cụ thể là nấm tím có sẵn trong điều kiện tự nhiên của Việt Nam để sản xuất các chế phẩm sinh học trừ sâu. Hai mục tiêu lớn nhất của nhóm đối với đề tài này là khi áp dụng vào thực tiễn sẽ vừa giảm thiểu ngoại tệ nhập khẩu hóa chất vừa hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường”.
TS. Nguyễn Thị Hai, giảng viên trực tiếp hướng dẫn đề tài, nhận xét: “Việc phân lập được chủng nấm Paecilomyces lilacinus từ bọ phấn trắng Bemisia tabaci hại rau tại thành phố Hồ Chí Minh đòi hỏi khá nhiều công sức, thời gian và là một thành công rất đáng khích lệ. Các đánh giá thử nghiệm trong phòng và ngoài đồng đã chứng minh chế phẩm sinh viên làm ra có hiệu quả phòng trừ nhiều loài sâu chích hút hại cây trồng mở ra triển vọng cho việc sử dụng chủng nấm như một chế phẩm sinh học trừ sâu hại trên nhiều loại cây trồng”.
Được biết, được hội đồng khoa học đánh giá cao ở tính thực tiễn và khả năng ứng dụng, công trình nghiên cứu chế phẩm sinh học trừ sâu từ nấm tím Paecilomyces lilacinus là công trình thứ ba liên tiếp giành giải Nhất tại sân chơi Euréka của sinh viên HUTECH. Đặc biệt, sản phẩm của đề tài hiện đang được công ty Sitto Việt Nam thử nghiệm trên cây tiêu và các cây trồng ăn quả khác trước khi đưa vào sử dụng trên diện rộng.
HUTECH - nơi chắp cánh những đam mê khoa học trẻ
Là trường đại học đào tạo đa ngành, hơn 20 năm qua HUTECH luôn chú trọng trong phong trào nghiên cứu khoa học - đặc biệt là ở nhóm ngành thế mạnh Công nghệ sinh học, Công nghệ Thực phẩm, Kỹ thuật Môi trường. Trong đó, sinh viên ngành Công nghệ sinh học liên tục đạt được những thành tích xuất sắc nhất tại các giải thưởng nghiên cứu, học thuật lớn như: Giải thưởng Tài năng khoa học trẻ Việt Nam, Giải thưởng Nghiên cứu khoa học Eureka, Cuộc thi “Công nghệ sinh học – Hành trình hướng đến tương lai”, Cuộc thi “Môi trường & con người”,…
Sinh viên HUTECH được học tập trong môi trường chuẩn quốc tế
Lý giải cho những kết quả này, PGS.TS. Thái Văn Nam – Phó Trưởng khoa Công nghệ sinh học – Thực phẩm – Môi trường HUTECH cho biết: “HUTECH có ưu thế là cơ sở vật chất được đầu tư liên tục, 100% sinh viên được học tập trong môi trường hiện đại, thực hành với các thiết bị tiên tiến trong hệ thống phòng thí nghiệm chuẩn quốc tế. Đây chính là nền tảng quan trọng để sinh viên dễ dàng theo đuổi các đề tài nghiên cứu giàu tính ứng dụng hoặc có thể làm việc ngay tại môi trường doanh nghiệp sau khi ra trường”.
Được biết, chương trình đào tạo ngành Công nghệ sinh học tại HUTECH trang bị nền tảng kiến thức toàn diện bao gồm vi sinh vật học, tế bào học, hóa sinh học, công nghệ lên men, công nghệ enzyme, sinh học phân tử, kỹ thuật gen, thương mại hóa các sản phẩm sinh học và phương pháp ứng dụng kiến thức vào sản xuất trong các lĩnh vực thực phẩm - dược phẩm, nông nghiệp - thủy sản và xử lý - bảo vệ môi trường. Cạnh đó, sinh viên liên tục hoàn thiện các kỹ năng thuyết trình, giải quyết tình huống, làm việc nhóm, tiếng Anh,... thông qua các đề tài nghiên cứu theo nhóm và nghiên cứu cá nhân, các cuộc thi học thuật và hoạt động ngoại khóa.
Trên 95% sinh viên HUTECH ra trường có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp
Thêm vào đó, sự hợp tác chặt chẽ giữa HUTECH và các doanh nghiệp, viện nghiên cứu tạo điều kiện để sinh viên luôn có cơ hội được thực tập, thực hiện đề tài nghiên cứu thực tế cũng như nắm bắt những cơ hội tuyển dụng tốt nhất ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH)
475A Điện Biên Phủ, P.25, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Điện thoại: (08) 5445 2222 - (08) 2201 0077
Nguồn: dantri,com,vn
Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016
Giáo trình động vật
Giáo trình động vật học Tác giả: Lê Trọng Sơn
Phần thứ nhất - Động vật không xương sống
Chương 1 - Phân giới Động vật nguyên sinh (Protozoa)
Chương 2 - Trung động vật (Mesozoa) và Cận đa bào (Parazoa)
Chương 3 - Động vật đa bào hoàn thiện (Eumetazoa) Động vật đối xứng toả tròn (Radiata)
Chương 4 - Động vật Không có thể xoang (Acoelomata)
Chương 5 - Các ngành động vật Có xoang giả (Pseudocoelomata)
Chương 6 - Ngành Động vật Thân mềm (Mollusca)
Chương 7 - Ngành Giun đốt (Annelida)
Chương 8. Các ngành động vật Có miệng nguyên sinh kích thước nhỏ
Chương 9 - Ngành Chân khớp (Arthropoda)
Chương 10 - Động vật Có vành tua miệng (Lophophora)
Chương 11 - Ngành động vật Da gai (Echinodermata)
Chương 2 - Trung động vật (Mesozoa) và Cận đa bào (Parazoa)
Chương 3 - Động vật đa bào hoàn thiện (Eumetazoa) Động vật đối xứng toả tròn (Radiata)
Chương 4 - Động vật Không có thể xoang (Acoelomata)
Chương 5 - Các ngành động vật Có xoang giả (Pseudocoelomata)
Chương 6 - Ngành Động vật Thân mềm (Mollusca)
Chương 7 - Ngành Giun đốt (Annelida)
Chương 8. Các ngành động vật Có miệng nguyên sinh kích thước nhỏ
Chương 9 - Ngành Chân khớp (Arthropoda)
Chương 10 - Động vật Có vành tua miệng (Lophophora)
Chương 11 - Ngành động vật Da gai (Echinodermata)
Phần thứ 2 - Động vật có xương sống
Chương 12. Ngành Nửa dây sống (Hemichordata)
Chương 13. Ngành Dây sống (Chordata)
Chương 14. Phân ngành Có xương sống (Vertebrata)
Chương 15. Lớp Cá Miệng tròn (Cyclostomata)
Chương 16. Lớp Cá sụn (Chondrichthyes)
Chương 17. Lớp Cá xương (Osteichthyes)
Chương 18. Lớp Lưỡng cư (Amphibia)
Chương 19. Lớp Bò sát (Reptilia)
Chương 20. Lớp Chim (Aves)
Chương 21. Lớp Thú (Mammalia)
Chương 22. Các bước phát triển tiến hoá và quan hệ phát sinh động vật
Chương 12. Ngành Nửa dây sống (Hemichordata)
Chương 13. Ngành Dây sống (Chordata)
Chương 14. Phân ngành Có xương sống (Vertebrata)
Chương 15. Lớp Cá Miệng tròn (Cyclostomata)
Chương 16. Lớp Cá sụn (Chondrichthyes)
Chương 17. Lớp Cá xương (Osteichthyes)
Chương 18. Lớp Lưỡng cư (Amphibia)
Chương 19. Lớp Bò sát (Reptilia)
Chương 20. Lớp Chim (Aves)
Chương 21. Lớp Thú (Mammalia)
Chương 22. Các bước phát triển tiến hoá và quan hệ phát sinh động vật
Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016
Phần mềm và sách hướng dẫn sử dụng phần mềm MGLTools
Ebook Hướng dẫn sử dụng phần mềm MGLTools.
Được thực hiện bởi nhóm sinh viên: Trần Đức Luân - Nguyễn Bá Huy
Phiên bản: 1.01
Bài báo cáo này trình bày những khó khăn trong việc ứng dụng các công cụ hiện đại trong hỗ trợ nghiên cứu y sinh ở Việt Nam. Đồng thời giới thiệu quá trình xây dựng và nội dung tổng quan của bộ tài liệu tiếng Việt hướng dẫn sử dụng bộ công cụ MGLTools mà nhóm đã thực hiện. Kết quả đã biên soạn được bộ tài liệu “Tài liệu hướng dẫn sử dụng MGLTools” cũng như tài liệu dạng điện tử (ebook) phục vụ cộng đồng nghiên cứu y sinh ở Việt Nam
Linh tải: www.mediafire.com/?58y2hiauutgm9xb
Mật khẩu tải: TUTMGLTools
Blog Sinh học là nơi chia sẻ sách báo, luận văn bài giảng và cập nhật thông tin về khoa học, y tế, động thực vật, di truyền, và nhiều hơn nữa...
Công nghệ Enzym
Công nghệ Enzym / Chủ biên:Đặng Thị Thu, Lê Ngọc Tú, Tô Kim Anh, Phạm Thu Thủy, Nguyễn Xuân Sâm
Hà Nội : Nông nghiệp, 2004
304 Tr. ; 25 cm
Bằng cách nào có thể trích ly được enzym và thu được
chế phẩm enzym có độ tinh khiết cao? Bằng phương pháp nào có thể chế tác được
chế phẩm enzym ở dạng không hòa tan để sử dụng được lâu bền. Enzym hòa tan và
enzym cố định khác nhau về động học như thế nào? Đặc điểm của thiết bị phản ứng
enzym và nguyên tắc làm việc của điện cực enzym như thế nào? Phạm vi và hiệu quả
sử dụng của enzym trong nền kinh tế quốc dân như thế nào?
Các vấn đề nêu trên được trình bày trong các chương
sau của cuốn sách “Công nghệ enzym”:
Chương 1. Công nghệ thu chế phẩm enzym – GS. Đặng Thị
Thu, PGS. Lê Ngọc Tú
Chương 2. Enzym cố định (enzym không hòa tan) – GS. Đặng
Thị Thu
Chương 3. Động học phản ứng enzym – PGS. Lê Ngọc Tú
.....
Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2016
Giáo trình tiếng anh chuyên nghành Công nghệ thực phẩm - The language of techno-food processing in english
Giáo trình tiếng anh chuyên nghành Công nghệ thực phẩm
The language of techno-food processing in english
Tiếng Anh theo từng chuyên ngành rất khó vì có những đặc điểm riêng liên quan đến đặc thù của công việc. Tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thực phẩm cũng vậy. Giáo trình tiếng anh chuyên nghành Công nghệ thực phẩm - The language of techno-food processing in english được biên soạn để cung cấp những kiến thức cơ bản thuộc các chuyên nghành Công nghệ thực phẩm.