Thứ Hai, 12 tháng 9, 2011

Vi khuẩn vô hại trong đất diệt được ung thư?


Các nhà khoa học vừa nghiên cứu một chủng vi khuẩn vô hại có thể sớm được sử dụng như một phương pháp hữu dụng cũng như thay thế cho các loại thuốc trong việc điều trị ung thư.
Chủng vi khuẩn này dự kiến sẽ được thử nghiệm ở những bệnh nhân ung thư vào năm 2013. Thông tin trên được các nhà khoa học đến từ trường Đại học York, Anh khẳng định tại Hội nghị Vi sinh vật được tổ chức ngày 5/9 vừa qua.
Một hy vọng nữa cho những bệnh nhân ung thư
Một hy vọng nữa cho những bệnh nhân ung thư
Liệu pháp này sử dụng Clostridium sporogenes, một loại vi khuẩn rất phổ biến trong đất.Bào tử của chủng vi khuẩn này được tiêm vào bệnh nhân và chỉ phát triển trong những khối u rắn, nơi sản sinh ra một loại enzyme đặc trưng của vi khuẩn. Một loại thuốc chống ung thư được tiêm một cách hoàn toàn độc lập, riêng biệt vào cơ thể bệnh nhân ở dạng “không kích hoạt tác dụng”Khi thuốc này tiếp cận đến vị trí của khối u, các enzyme vi khuẩn sẽ kích hoạt thuốc, cho phép nó phát huy tác dụng, tiêu diệt các tế bào ung thư cũng như các khu vực lân cận.
Giáo sư Nigel Minton, người trực tiếp tiến hành nghiên cứu này, đã giải thích cách thức mà phương pháp này đáp ứng nhu cầu của người bệnh trong quá trình điều trị. Theo GS, khi bào tử clostridia được đưa vào một bệnh nhân ung thư, nó sẽ chỉ phát triển trong môi trường cạn kiệt oxy, điều đó có nghĩa là chỉ “sống sót” trong vùng trung tâm của các khối u rắn. Đây là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên, không yêu cầu phải có những sự biến đổi quan trọng hay những loại thuốc đặc trị. “Chúng tôi có thể khai thác những tính đặc hiệu trong các cuộc thử nghiệm sàng lọc sắp tới để tiêu diệt các tế bào ung thư mà không làm ảnh hưởng đến các mô không bị tổn thương", ông cho biết.
"Chủng vi khuẩn mới mà chúng tôi đã phát triển sẽ được sử dụng trong một thử nghiệm lâm sàng sắp tới vào năm 2013 do Giáo sư Jan Theys và Philippe Lambin đến từ trường Đại học Maastricht, Hà Lan tiến hành. Nghiên cứu mới này sẽ đem đến hy vọng rất lớn cho các bệnh nhân trong cuộc chiến chống lại căn bệnh ung thư”, Giáo sư Minton nhận định.
Theo Đất Việt

Không có nhận xét nào:

HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ
LIÊN KẾT
TAG CLOUD
A http://sinhhoc.blogspot.com/ (15) Ảnh độc đáo (4) Bài báo khoa học (12) Bài báo quốc tế (7) Bài giảng-Giáo trình (81) Bản tin CNSH (6) Biology books (1) Blog sinh học (4) Các cây hoa màu khác (3) Các nhà khoa học (3) Campbell (1) Câu chuyện khoa học (1) Cây lúa (11) Cây ngô (26) Chân dung nhà khoa học (4) Công nghệ lên men (1) Công nghệ mới (6) Công nghệ sinh học (64) Công nghệ thực phẩm (5) Công trình khoa học (14) Di truyền phân tử (3) DNA tái tổ hợp (1) Dự án (1) Đăng báo quốc tế (2) Đề tài (2) Đọc và suy ngẫm (3) Động vật học (29) Ebook Công nghệ sinh học (24) Ebook công nghệ thực phẩm (1) Ebook sinh học (85) Ebook thực vật (11) Ebook Y - Dược (3) English learn (1) Giáo dục và Khoa học (11) Góc nhìn cuộc sống (7) Góc tâm hồn (7) Hiện tượng sinh học (16) Hóa sinh (4) hướng dẫn sử dụng phần mềm (2) Khoa học và ứng dụng (3) kinh nghiệm đăng báo quốc tế (1) kỹ thuật SSR (1) Luận văn - Luận án (6) Luyện thi B1 B2 (3) luyện thi đại học (1) Nghành CNSH làm gì (1) Nghiên cứu khoa học (2) Nông nghiệp (4) Olympic Sinh học (1) PCR và các kỹ thuật liên quan (3) Phần mềm dạy học (2) Phần mềm sinh học (17) Sách công nghệ thực phẩm (3) Sách sinh học (14) Sách sinh y (1) Sách Y khoa (3) Sinh học 12 (1) sinh học đại cương (1) Sinh học phân tử (2) Sinh học phổ thông (5) Sinh học ứng dụng (3) Sinh vật học (8) SSR (1) Tế bào gốc (2) Thế giới tri thức (1) Thông báo (1) thông tin nông nghiệp (2) Thực vật học (37) Tin sinh và Thống kê (9) Tu dien sinh hoc (1) Tuyển dụng (6) Từ điển sinh học (3) Vi khuẩn (1) Vi sinh vật (27) Video clip (2) Video sinh học (5) Vui cười - Hài hước (12) Y học - Cuộc sống (126) Ý tưởng khoa học (10)