Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

Coi chừng nhiễm kí sinh trùng chết người từ mèo

Phụ nữ bị nhiễm một loại ký sinh trùng trên mèo dễ có xu hướng tự tử hơn những người khác. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa giải thích được tại sao.


Ký sinh trùng Toxoplasma gondii không chỉ cư trú trên mèo mà còn có thể sống trên bất kỳ động vật máu nóng nào. Con người có thể bị nhiễm ký sinh trùng T. gondii khi tiếp xúc với phân mèo, hoặc ăn thịt nấu chưa kỹ, rau chưa rửa. Khi đi vào cơ thể người, T. gondii vẫn có thể tồn tại trong não và tế bào cơ. Chúng được các túi nang bảo vệ nên không bị hệ miễn dịch của cơ thể tấn công.

Ký sinh trùng T.gondii sinh sôi trong ruột mèo.
Ký sinh trùng T.gondii sinh sôi trong ruột mèo. (Nguồn: Livescience)

Một số nghiên cứu cho rằng loại ký sinh trùng này liên quan tới rất nhiều vấn đề sức khỏe như bệnh tâm thần phân liệt, loạn thần kinh chức năng và ung thư não. Nhưng các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ loại ký sinh trùng này có phải là nguyên nhân trực tiếp gây nên những bệnh đó, hay chỉ là tác động thứ yếu.

Nghiên cứu mới cho rằng T.gondii liên quan tới hành vi tự tử cũng có hạn chế tương tự. Các nhà nghiên cứu không thể khẳng định chắc chắn rằng ký sinh trùng trực tiếp khiến người bị nhiễm tự tử hay không. Họ chỉ tìm ra rằng những những phụ nữ bị nhiễm có xu hướng tự tử cao hơn 1,5 lần so với người không bị nhiễm.

“Chúng tôi không thể nói chắc chắn rằng T. gondii khiến phụ nữ tự vẫn, nhưng chúng tôi tìm ra mối liên hệ giữa hai yếu tố này", Teodor Postolache, chuyên gia tâm thần học ở Trường Y thuộc ĐH Maryland và cũng là trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết. “Chúng tôi dự định tiếp tục nghiên cứu để làm rõ hơn mối quan hệ này”.


Có đến 1/3 dân số thế giới bị nhiễm T. gondii, nhưng không biểu hiện triệu chứng gì. Các chuyên gia khuyên phụ nữ mang thai không nên dọn dẹp phân mèo vì có thể vô tình khiến bào thai bị nhiễm ký sinh trùng trực tiếp.

Khi sống trên động vật chủ, T.gondii chơi trò mèo và chuột. Chuột bị nhiễm ký sinh trùng mất cảm giác sợ mùi nước tiểu của mèo. T. gondii còn thay đổi não chuột đến mức mùi nước tiểu của mèo trở nên hấp dẫn với chuột, khiến chuột còn lại gần kẻ thù hơn. Đó là lý do T. gondii liên tục sinh sôi trong ruột mèo.
Tham khảo: Livescience
Theo Đất Việt, Livescience

Không có nhận xét nào:

HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ
LIÊN KẾT
TAG CLOUD
A http://sinhhoc.blogspot.com/ (15) Ảnh độc đáo (4) Bài báo khoa học (12) Bài báo quốc tế (7) Bài giảng-Giáo trình (81) Bản tin CNSH (6) Biology books (1) Blog sinh học (4) Các cây hoa màu khác (3) Các nhà khoa học (3) Campbell (1) Câu chuyện khoa học (1) Cây lúa (11) Cây ngô (26) Chân dung nhà khoa học (4) Công nghệ lên men (1) Công nghệ mới (6) Công nghệ sinh học (64) Công nghệ thực phẩm (5) Công trình khoa học (14) Di truyền phân tử (3) DNA tái tổ hợp (1) Dự án (1) Đăng báo quốc tế (2) Đề tài (2) Đọc và suy ngẫm (3) Động vật học (29) Ebook Công nghệ sinh học (24) Ebook công nghệ thực phẩm (1) Ebook sinh học (85) Ebook thực vật (11) Ebook Y - Dược (3) English learn (1) Giáo dục và Khoa học (11) Góc nhìn cuộc sống (7) Góc tâm hồn (7) Hiện tượng sinh học (16) Hóa sinh (4) hướng dẫn sử dụng phần mềm (2) Khoa học và ứng dụng (3) kinh nghiệm đăng báo quốc tế (1) kỹ thuật SSR (1) Luận văn - Luận án (6) Luyện thi B1 B2 (3) luyện thi đại học (1) Nghành CNSH làm gì (1) Nghiên cứu khoa học (2) Nông nghiệp (4) Olympic Sinh học (1) PCR và các kỹ thuật liên quan (3) Phần mềm dạy học (2) Phần mềm sinh học (17) Sách công nghệ thực phẩm (3) Sách sinh học (14) Sách sinh y (1) Sách Y khoa (3) Sinh học 12 (1) sinh học đại cương (1) Sinh học phân tử (2) Sinh học phổ thông (5) Sinh học ứng dụng (3) Sinh vật học (8) SSR (1) Tế bào gốc (2) Thế giới tri thức (1) Thông báo (1) thông tin nông nghiệp (2) Thực vật học (37) Tin sinh và Thống kê (9) Tu dien sinh hoc (1) Tuyển dụng (6) Từ điển sinh học (3) Vi khuẩn (1) Vi sinh vật (27) Video clip (2) Video sinh học (5) Vui cười - Hài hước (12) Y học - Cuộc sống (126) Ý tưởng khoa học (10)