Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

Nhận diện tử thi nhờ giòi

Lần đầu tiên, giới chuyên gia có thể xác định được danh tính người chết nhờ vào mẫu gene tìm thấy trong ruột giòi sinh sôi trên tử thi.

Cảnh sát Mexico vừa phát hiện một thi thể cháy đen và không thể nhận dạng được bị vứt lại tại vùng nông thôn nước này. Phần cẳng và bàn chân biến mất. Không phát hiện thêm chứng cứ nào tại hiện trường ngoại trừ một chiếc nhẫn đeo trong buổi lễ tốt nghiệp trung học.

Xác chết bị hủy hoại đến nỗi giới điều tra không thể xác định được giới tính. Phần mô mềm còn sót lại để phân tích gene lại là một mẩu gan bị cháy đen, nên giới chuyên gia pháp y cũng đành bó tay khi lần theo dấu vết này.
Tuy nhiên, cuối cùng họ vẫn có thể tìm được vật liệu di truyền có thể sử dụng được ở một nơi bất thường, bên trong ruột của giòi bò lúc nhúc ở phần cổ và mặt nạn nhân.

Phát hiện công dụng mới của giòi
Phát hiện công dụng mới của giòi - (Ảnh: AFP)

“Đây là trường hợp đầu tiên phân tích mẫu ADN người từ trích xuất ruột giòi để xác định danh tính nạn nhân trong một vụ giết người”, theo nhóm chuyên gia đến từ Monterrey (Mexico) trình bày trong báo cáo trên chuyên san Journal of Forensic Sciences số tháng 9.

10 ngày trước khi thi thể được phát hiện, có một người đàn ông báo với cảnh sát rằng con gái mình đã bị bắt cóc. Ông nhận ra chiếc nhẫn, nhưng không thể xác định liệu thi thể cháy trụi kia có phải là đứa con gái xấu số của ông hay không.

Các nhà điều tra lấy mẫu ADN từ người cha và đem so sánh với dữ liệu di truyền tìm thấy trong ruột giòi. Kết quả cho thấy có sự tương đồng giữa các mẫu gene.

Với chứng cứ hiếm hoi trên, họ phát hiện nạn nhân là nữ giới, và khi tiến hành cuộc xét nghiệm chứng tỏ quan hệ nhân thân, tương đồng gene giữa 2 mẫu là 99,68%.

Giòi thường được sử dụng để dựng lại dòng thời gian của tội ác, do sự phát triển từ nhộng có thể cho thấy nạn nhân đã qua đời lâu hay mau. Tuy nhiên, trường hợp xét nghiệm mới ở Mexico cho thấy loài côn trùng này có thể được tận dụng cho mục đích khác trong quá trình điều tra.

Cuộc nghiên cứu trên được thực hiện và báo cáo bởi nhóm của chuyên gia Marta Ortega-Martínez thuộc Đại học Autónoma de Nuevo León (Mexico).
Theo Thanh Niên

Không có nhận xét nào:

HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ
LIÊN KẾT
TAG CLOUD
A http://sinhhoc.blogspot.com/ (15) Ảnh độc đáo (4) Bài báo khoa học (12) Bài báo quốc tế (7) Bài giảng-Giáo trình (81) Bản tin CNSH (6) Biology books (1) Blog sinh học (4) Các cây hoa màu khác (3) Các nhà khoa học (3) Campbell (1) Câu chuyện khoa học (1) Cây lúa (11) Cây ngô (26) Chân dung nhà khoa học (4) Công nghệ lên men (1) Công nghệ mới (6) Công nghệ sinh học (64) Công nghệ thực phẩm (5) Công trình khoa học (14) Di truyền phân tử (3) DNA tái tổ hợp (1) Dự án (1) Đăng báo quốc tế (2) Đề tài (2) Đọc và suy ngẫm (3) Động vật học (29) Ebook Công nghệ sinh học (24) Ebook công nghệ thực phẩm (1) Ebook sinh học (85) Ebook thực vật (11) Ebook Y - Dược (3) English learn (1) Giáo dục và Khoa học (11) Góc nhìn cuộc sống (7) Góc tâm hồn (7) Hiện tượng sinh học (16) Hóa sinh (4) hướng dẫn sử dụng phần mềm (2) Khoa học và ứng dụng (3) kinh nghiệm đăng báo quốc tế (1) kỹ thuật SSR (1) Luận văn - Luận án (6) Luyện thi B1 B2 (3) luyện thi đại học (1) Nghành CNSH làm gì (1) Nghiên cứu khoa học (2) Nông nghiệp (4) Olympic Sinh học (1) PCR và các kỹ thuật liên quan (3) Phần mềm dạy học (2) Phần mềm sinh học (17) Sách công nghệ thực phẩm (3) Sách sinh học (14) Sách sinh y (1) Sách Y khoa (3) Sinh học 12 (1) sinh học đại cương (1) Sinh học phân tử (2) Sinh học phổ thông (5) Sinh học ứng dụng (3) Sinh vật học (8) SSR (1) Tế bào gốc (2) Thế giới tri thức (1) Thông báo (1) thông tin nông nghiệp (2) Thực vật học (37) Tin sinh và Thống kê (9) Tu dien sinh hoc (1) Tuyển dụng (6) Từ điển sinh học (3) Vi khuẩn (1) Vi sinh vật (27) Video clip (2) Video sinh học (5) Vui cười - Hài hước (12) Y học - Cuộc sống (126) Ý tưởng khoa học (10)