Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016
Thận hoạt động như thế nào - Video Sinh học
Thận là một tạng (cơ quan) trong hệ tiết niệu, có hai quả hình hạt đậu nằm trong khoang bụng sau phúc mạc đối xứng nhau qua cột sống, ngang đốt ngực T11 đến đốt thắt lưng L3. Thận phải nằm thấp hơn thận trái một chút (Có ý kiến cho rằng thận phải bị đè bởi gan to nhất trong các tạng nên mới như vậy). Mặt trước thận nhẵn bóng còn mặt sau thì sần sùi.
Nguồn: slidesharecdn.com
Các quả thận nhận máu từ cặp động mạch thận bắt nguồn từ tĩnh mạch chủ bụng, và chảy vào các cặp tĩnh mạch thận. Mỗi quả thận tiết nước tiểu vào niệu quản, là một cấu trúc cặp đôi dẫn nước tiểu vào bàng quang. Phía trên mỗi quả thận là tuyến nội tiết thượng thận.
1. Cấu tạo của thận
Mỗi quả thận dài khoảng 10 – 12.5 cm, rộng 5–6 cm, dày 3–4 cm và nặng khoảng 170g, có một bờ lồi, một bờ lõm và được bọc bới vở xơ. Ở bờ lõm có một chỗ lõm sâu gọi là rốn thận là nơi mạch máu và các tổ chức thận liên quan. Thận gồm 2 vùng: vùng ngoài cùng là phần vỏ (có màu hồng tới đỏ hay đỏ sẫm) dày khoảng 7 – 10mm, vùng kế tiếp là phần tủy là một khoang rỗng được gọi là bể thận hay tháp thận.
Hai quả thận nằm sát phía lưng của thành khoang bụng, hai bên cột sống ( ngang đốt ngực T11 đến đốt thắt lưng L3). Thận phải nhỏ hơn và nằm thấp hơn thận trái khoảng 1 đốt sống. Thận được giữ chắc trong bụng nhờ hệ thống cân vùng thận (lớp cân gồm 2 lá bọc thận). Rốn thận là chính giữa bờ cong phía trong, nơi đó có mạch máu đến và đi ra khỏi thận, có ống niệu, có dây thần kinh. Bổ dọc một quả thận ta thấy bên trong gồm hai phần: phần chính giữa là bể thận có chứa mô mỡ, các mạch máu và dây thần kinh, phần xung quanh đặc gồm hai lớp, bên ngoài là lớp vỏ đỏ xẫm do có nhiều mao mạch và các cấu trúc dạng hạt là cầu thận. Lớp tuỷ ở trong màu nhạt là lớp hình tháp của thận
Mỗi quả thận của người được cấu tạo từ hơn một triệu đơn vị thận. Đơn vị thận vừa là đơn vị cấu tạo vừa là đơn vị chức năng.
Mỗi đơn vị thận gồm có cầu thận và ống thận.
* Cầu thận gồm quản cầu Malpighi và nang Bowman là một túi bọc quản cầu, thành nang có nhiều lỗ nhỏ. Quản cầu Malpighi gồm khoảng 50 mao mạch xếp song song thành khối hình cầu. Ngăn cách giữa nang và mao mạch là một màng lọc mỏng để lọc các chất từ mao mạch sang nang.
* Ống thận gồm ống lượn gần, quai Henle và ống lượn xa.
* Dịch lọc từ nang đổ vào ống lượn gần (uốn khúc), tiếp đến là quai Henle là một ống hình chữ U. Ở đầu lên của quai Henle tiếp với ống lượn xa cũng là một ống uốn khúc. Từ ống lượn xa dịch lọc đổ vào ống góp. Ống góp không thuộc đơn vị thận, nó nhận dịch lọc từ một số đơn vị thận để đổ vào bể thận.
Cấu tạo vi thể và siêu vi thể
Quan sát trên kính lúp có thể thấy rõ ở phần vỏ thận gồm các chấm đỏ, nhỏ li ti, đường kính khoảng 0.2mm. Đó là các cầu thận, còn được gọi là tiểu cầu Manpighi. Cầu thận, nang cầu thận và ống thận tạo thành một đơn vị chức năng. Nang cầu thận hay còn gọi là nang Bowman, do nhà khoa học Bowman phát hiện và mô tả nó, thực chất nó là một cái túi gồm 2 lớp mà lớp trong tiếp giáp với búi mao mạch (chính là cầu thận). Nhu mô thận: Gồm hai phần có màu sắc khác nhau: Vùng vỏ màu đỏ nhạt ở phía ngoài và vùng tuỷ màu đỏ thẫm ở phía trong.
Vùng vỏ: Dày khoảng 4mm bao gồm các hạt thận (hay tiểu cầu thận, hay tiểu cầu Malpighi); phần vỏ nằm giữa các tháp thận, gọi là cột thận.
Vùng tuỷ: Được cấu tạo bởi các tháp thận (tháp Malpighi). Mỗi tháp thận là một khối hình nón có đáy hướng về vỏ thận đỉnh hướng về bể thận. Đỉnh của tháp thận gọi là gai thận (nhú thận). Tháp thận thường nhiều hơn nhú thận. Mỗi thận có khoảng 12 gai thận.Trên mặt mỗi gai thận có nhiều lỗ nhỏ (từ 15-20 lỗ), đó là lỗ của các ống góp mở vào đài thận.
Ống thận thực chất cũng gồm 3 đoạn khác biệt nhau là ống lượn gần, quai Henle và ống lượn xa. Ống lượn gần và ống lượn xa nằm trong phần vỏ, quai Henle nằm trong phần tủy. Trên phần tủy là các tháp thận (hình tháp) được tạo bởi một phần các ống thận. Mỗi quả thận có thể gồm hàng chục tháp thận (hay còn gọi là tháp Manpighi).
2. Chức năng của thận
Thận có nhiều chức năng. Chúng là một bộ phận quan trọng của hệ tiết niệu và cũng có chức năng hằng định nội môi như điều chỉnh các chất điện phân, duy trì sự ổn định axit-bazơ, và điều chỉnh huyết áp.
Các quả thận đóng vai trò là bộ lọc máu tự nhiên trong cơ thể, và các chất thải theo niệu quản được dẫn đến bàng quang để thải ra ngoài. Trong việc tạo ra nước tiểu, các quả thận bài tiết các chất thải như urê, acid uric và amoniac; thận cũng có nhiệm vụ tái hấp thụ nước, glucose, và các axít amin. Thận cũng sản xuất các hóc môn như calcitriol, renin, và erythropoietin.
Quá trình lọc máu và bài tiết nước tiểu ở thận
a. Sự lọc máu
Cứ mỗi phút có 1.300 lít máu qua thận, lớn gấp 20 lần so với các cơ quan khác. Người trưởng thành sau 1 giờ có thể lọc 60 lít máu và có 7,5lít dịch lọc được tạo ra. Như vậy lượng 5 lít máu trong con người sau 24 giờ có thể chảy qua thận 288 lần hay cứ 5 phút thì đi qua 1 lần. Vì thế thận cần cung cấp oxy rất lớn, trọng lượng của thận chỉ chiếm 0,5% trọng lượng cơ thể mà nó nhận tới 9% tổng lượng oxy cung cấp cho cơ thể. Trong thực tế, quản cầu chỉ lọc huyết tương đến thận và hệ số lọc chỉ đạt khoảng 20% nghĩa là cứ 100ml huyết tương đến thận chỉ có 20ml được lọc. Trong một ngày đêm có khoảng 180 lít dịch lọc được tạo thành qua cầu thận gọi là nước tiểu loạt đầu.
b. Quá trình bài tiết nước tiểu ở thận
Nước tiểu được tạo thành ở các đơn vị chức năng của thận (nephron). Đầu tiên là quá trình lọc máu qua màng lọc ở vách mao mạch ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu ở nang cầu thận. Mỗi phút, động mạch thận đưa 1 lít máu vào thận, 40% số đó là hồng cầu không qua được lỗ lọc. Như vậy, chỉ 60% số đó tức 600ml huyết tương vào cầu thận mỗi phút, nhưng khi đó ở động mạch đi chỉ còn 480ml, nghĩa là có 120ml lọt qua lỗ lọc sang nang cầu thận tạo thành nước tiểu đầu. Làm phép nhân đơn giản thì mỗi ngày sẽ có khoảng 172 lít nước tiểu đầu được hình thành.
c. Sự tái hấp thu của các ống thận
Mặc dù mỗi ngày có khoảng 180 lít nước tiểu loạt đầu được tạo ra trong các xoang Bowman nhưng chỉ có 1 – 2 lít nước tiểu thực sự được hình thành, và thành phần của nước tiểu hoàn toàn khác với dịch lọc. Đó là do khi chảy qua ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa đã xảy ra sự tái hấp thu H2O và các chất cần thiết cho cơ thể.
* Tại ống lượn gần:
+ Tái hấp thu glucose: Glucose được hấp thu hoàn toàn khi hàm lượng đường trong máu ở mức bình thường (0,8 – 1,2g/lit máu) theo cơ chế vận tải tích cực. Glucose được vận chuyển qua phía đối diện của tế bào biểu mô của thành ống để đổ vào máu. Trường hợp khi trong máu hàm lượng glucose lên đến 1,8g/l thì quá trình tái hấp thu xảy ra không hoàn toàn. Đặc biệt khi đường huyết tăng cao hơn ngưỡng 1,8g/l (có thể vì do thiếu hormon insulin), khả năng tái hấp thu glucose không thể xảy ra, đường huyết chuyển vào nước tiểu gây bệnh đái đường (diabet).
+ Tái hấp thu protein, acid amin và các chất khác:
– Protein được tái hấp thu ở ngay đoạn đầu ống lượn gần bằng phương thức ẩm bào.
Trong 24 giờ có khoảng 30 g protein được tái hấp thu.
– Acid amin mỗi loại được gắn với chất mang đặc hiệu trên màng, khi tách khỏi chất mang chúng được khuếch tán vào dịch ngoại bào mà vào máu. Các chất khác như vitamin, aceto – acetat… cũng được tái hấp thu ở đây.
+ Tái hấp thu Na+ nhờ cơ chế vận tải tích cực: 90% Na+ được tái hấp thu ở ống lượn gần. Na+ gắn vào vật tải được bơm vào dịch ngoại bào để vào máu, đồng thời Na+ mang theo một lượng Cl- tương đương.
+ K+ cũng được tái hấp thu hoàn toàn ở ống lượn gần bằng phương thức tích cực giống như Na+.
+ Tái hấp thu H2O: 85 – 90%. Có ba nguyên nhân tạo điều kiện cho quá trình tái hấp thu H2O ở đây:
– Các protein có kích thước lớn không qua được màng lọc bị giữ lại trong máu làm tăng áp suất thẩm thấu keo loại, kéo H2O vào máu.
– Do tái hấp thu Na+ tích cực đã làm tăng áp suất thẩm thấu, gây hút H2O vào máu.
– Tế bào biểu mô của ống lượn gần có tính thấm H2O cao hơn các đoạn khác.
* Tại quai Henle
Các tế bào biểu bì ở nhánh xuống của quai Henle chỉ cho H2O thấm qua, còn Na+ thì bị giữ lại hoàn toàn, nên làm tăng nồng độ Na+ trong dịch lọc khi qua đáy chữ U sang nhánh lên của quai. Trong lúc đó ở nhánh lên Na+ lại được thấm ra còn không cho H2O thấm ra. Người ta gọi đó là hiện tượng nhân nồng độ ngược dòng. Hơn nữa, quai Henle cùng với mạch thẳng và ống góp nằm song song với nhau, một phần nằm ở lớp vỏ, một phần nằm ở lớp tuỷ. Áp suất thẩm thấu của dịch ngoại bào càng đến gần lớp tuỷ càng cao. Ở lớp tuỷ áp suất thẩm thấu của dịch ngoại bào cao gấp 4 lần so với dịch ngoại bào của lớp vỏ. Điều đó càng tạo điều kiện cho việc tại hấp thu H2O ở nhánh xuống và Na+ ở nhánh lên.
* Tại ống lượn xa
+ Ở phần đầu của ống lượn xa: Quá trình tái hấp thu giống ở nhánh lên của quai Henle. Ở đây Cl- được bơm ra dịch ngoại bào và do đó kéo theo các ion khác như Na+, K+, Ca++, Mg++…Các ion được tái hấp thu nhiều làm cho dịch lọc ở phần đầu của ống lượn xa bị loãng hơn. Có người gọi đây là đoạn pha loãng. Nhờ sự pha loãng này đã tạo điều kiện cho quá trình tái hấp thu H2O ở đoạn sau.
+ Ở phần sau của ống lượn xa:
– Tái hấp thu H2O: Do dịch lọc bị loãng nên áp suất thẩm thấu của dịch lọc thấp hơn nhiều so với áp suất thẩm thấu của dịch ngoại bào, kết quả là H2O dễ dàng đi ra dịch ngoại bào mà vào máu.
Tại đây quá trình tái hấp thu H2O còn được thúc đẩy nhờ tác dụng của hormon chống bài niệu (ADH) do thuỳ sau tuyến yên tiết ra. Người ta cho rằng ADH đã gây hoạt hoá enzyme adenylatecyclase để enzyme này kích thích sự biến đổi ATP thành AMP vòng. AMP vòng lại kích thích enzyme protein – kinase. Enzyme này có tác dụng làm tăng tính thấm đối với H2O của tế bào. Tác dụng của hormon này lên quá trình tái hấp thu H2O còn được nghiên cứu tiếp tục.
– Tái hấp thu Na+ và Cl-: Nhờ tác động của hormon aldosteron của phần vỏ tuyến thượng thận mà ion Na+ được tái hấp thu theo cơ chế tích cực. Aldosteron xuyên qua màng tế bào tới màng nhân và gắn vào một protein thụ cảm ở màng nhân tạo phức aldosteron – protein. Phức hợp này vào nhân kích thích ADN tăng tổng hợp ARN thông tin, kết quả làm tăng tổng hợp loại protein mang để vận chuyển Na+ trong khi (bơm Na) hoạt động (đây là cơ chế hoạt hoá gen). Còn Cl- được hấp thu theo Na+ như ở ống lượn gần.
+ Từ tế bào thành biểu mô của ống lượn xa một số chất như K+, NH3, H+ lại được chuyển vào góp nằm ở tuỷ thận cho ure đi qua còn ở phần vỏ không cho ure đi qua).
– Ống góp còn tái hấp thu thêm Na+, K+, Ca++. dịch lọc. Một lượng NH3 từ huyết tương tới tế bào biểu mô của thành ống lượn xa để bài tiết. Vào dịch lọc NH3 kết hợp với H+ tạo ra NH4 để thải ra theo nước tiểu, nhờ vậy đã điều chỉnh được độ pH của dịch lọc.
Trước khi chuyển sang ống góp thành phần dịch lọc đã gần giống nước tiểu.
* Tại ống góp
– Ở ống góp quá trình tái hấp thu H2O và ure là chủ yếu. Giống như ở ống lượn xa, ADH có tác dụng làm tăng tính thấm của các tế bào biểu mô đối với H2O.
– Nhờ tái hấp thu H2O ở ống góp làm nồng độ ure trong dịch tăng cao nên ure khuếch tán vào dịch kẽ dễ dàng.
Sau khi qua ống góp nước tiểu được cô đặc sẽ đổ vào bể thận, di chuyển qua niệu quản để xuống bàng quang, ở đó nước tiểu được giữ lại cho đến khi đủ lượng gây kích thích mà có phản xạ tiểu tiện.
Quá trình hấp thụ lại đã biến 172 lít nước tiểu đầu thành 1.5 lít nước tiểu chính thức mỗi ngày. Các chất độc hại còn sót lại trong 480ml huyết tương qua cầu thận vào động mạch đi sẽ được lọc tiếp ở ống thận nhờ quá trình bài tiết tiếp.
Nước tiểu chính thức sẽ đổ vào bể thận, xuống ống dẫn nước tiểu, tích trữ ở bóng đái (bàng quang) rồi được thải ra ngoài qua ống đái.
Nguồn: Khoe mới vui/TEvn
Blog Sinh học là nơi chia sẻ sách báo, luận văn bài giảng và cập nhật thông tin về khoa học, y tế, động thực vật, di truyền, và nhiều hơn nữa...
Vi khuẩn kháng tất cả các loại thuốc được phát hiện tại Mỹ
Mức độ nhẹ hơn trước đây chỉ là các vi khuẩn đa kháng thuốc và kháng thuốc rộng.
Một phụ nữ ở tiểu bang Pennsylvania đã trở thành người Mỹ đầu tiên nhận xét nghiệm dương tính với một loại vi khuẩn có khả năng kháng tất cả các loại kháng sinh, ngay cả những dòng thuốc dùng trong trường hợp cuối cùng mà nhân loại sử hữu.
Trường hợp đầu tiên được ghi nhận này đã "báo hiệu sự xuất hiện thực sự của vi khuẩn kháng tất cả các loại thuốc", theo các chuyên gia y tế. Mức độ nhẹ hơn trước đây chỉ là các vi khuẩn đa kháng thuốc và kháng thuốc rộng. Đó có thể đồng nghĩa với "đoạn cuối con đường" cho thời đại thuốc kháng sinh.
Báo cáo của trường hợp được đăng tải trên tạp chí khoa học Antimicrobial Agents and Chemotherapy. Các nhà nghiên cứu đến từ Viện nghiên cứu Walter Reed Army, cơ sở khoa học y sinh lớn nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ, chỉ ra vi khuẩn đã có mặt trong nước tiểu của một phụ nữ 49 tuổi.
Trước đó vào tháng 4, cô tới phòng khám ở Pennsylvania với các triệu chứng giống như nhiễm trùng đường tiết niệu. Mẫu nước tiểu của cô được gửi đến Trung tâm Y tế Quân đội Hoa Kỳ để thử nghiệm. Kết quả xét nghiệm dương tính với mcr-1, gen đang khiến vi khuẩn trở nên kháng tất cả các loại thuốc kháng sinh, bao gồm cả loại thuốc mạnh nhất cuối cùng, colistin.
Colistin là loại kháng sinh để chống lại các vi khuẩn có khả năng kháng kháng sinh mạnh nhất. Cho tới hiện nay, nó cẫn là công cụ mạnh nhất chúng ta sở hữu để điều trị vi khuẩn đa kháng thuốc. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới ngày càng chỉ ra bằng chứng cho thấy rồi colistin cũng mất đi hiệu quả của nó.
Các nhà khoa học lo ngại vi khuẩn bây giờ có thể trao đổi các gen kháng thuốc với nhau. Lời cảnh báo được đưa ra trong cộng đồng vi sinh học vào năm ngoái, khi các gen trao đổi kháng colistin đầu tiên được phát hiện tại Trung Quốc.
Ngay từ khi báo cáo được công bố, cộng đồng y tế toàn cầu đã theo dõi sát sao và tìm kếm sự xuất hiện của các gen này. Các trường hợp đã được ghi nhận tại Châu Âu, Canada và bây giờ là Mỹ. Kết quả xét nghiệm của người phụ nữ tại Pennsylvania cho thấy không có một liều lượng colistin an toàn nào có thể được sử dụng để điều trị cho cô.
Gen mcr-1 đã được xác nhận phải chịu trách nhiệm cho trường hợp này. "Việc phát hiện ra gen này yêu cầu sự giám sát liên tục để xác định các nguồn chứa của nó trong cộng đồng. Xa hơn nữa, rất quan trọng là ngăn chặn sự lây lan của nó", các nhà khoa học viết trong báo cáo.
Vi khuẩn E. coli trước đây cũng có thể mang gen kháng thuốc mcr-1.
Bên cạnh trường hợp đầu tiên được xác nhận trên người, trước đây Trung tâm Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh và Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cũng đã nghiên cứu một trường hợp khuẩn E. coli mang mcr-1 gây nhiễm trùng ở lợn. Mặc dù chưa có bằng chứng, các quan chức Mỹ đang lo ngại rằng có mối liên hệ giữa hai trường hợp này.
Khi các gen có thể được trao đổi giữa các vi khuẩn với nhau, nó sẽ làm trầm trọng thêm tình hình của cuộc khủng hoảng kháng kháng sinh đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Vì vậy, một phản ứng khẩn cấp đang được tiến hành để ngăn chặn sự lây lan của mcr-1.
Nói về trường hợp đầu tiên của mcr-1 được ghi nhận trên người tại Mỹ, giám đốc Trung tâm Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết: "Về cơ bản, điều này cho chúng ta thấy rằng đoạn cuối con đường không còn là rất xa đối với thuốc kháng sinh".
Tuy nhiên, tiến sĩ Gerry Wright, giám đốc Viện truyền nhiễm Michael G.DeGroote cho biết thậm chí nó đã được báo hiệu từ lâu. "Tôi cho rằng các gen đã có mặt từ lâu, chỉ là chúng ta chưa phát hiện ra chúng. Bởi vì bệnh nhân không có báo cáo du lịch, bạn có thể đoán chắc rằng mcr-1 đó là ở Mỹ".
Theo Genk / Trí Thức Trẻ/K14
Hơn 90 tỷ đồng cho 1 bài báo quốc tế
Với 2.000 người, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) trong 5 năm qua có tổng cộng 22 bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học được công nhận bởi Viện Thông tin Khoa học ISI. Trong khi đó, kinh phí nhà nước "rót" xuống là trên 2.000 tỷ đồng (tương đương 90,6 triệu USD).
2.000 tỷ đồng và 22 bài báo ISI
Nhóm dự án S4VN (Trắc lượng Khoa học Việt Nam) vừa công bố bảng thống kê ISI (những bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học được công nhận bởi Viện Thông tin Khoa học - Institute for Scientific Information - ISI) của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội VN (VASS) giai đoạn 2011-2015
Theo đó, tổng cộng số lượng bài báo công bố ISI của VASS trong 5 năm qua là 22 bài (tổng số lượt trích dẫn là 63). Năm có kết quả cao nhất là 2013 với 7 bài (20 trích dẫn) và năm thấp nhất là 2011 với 2 bài (1 trích dẫn).
Mới đây, nghiên cứu sinh tiến sĩ Lê Ngọc Sơn (ĐH Công nghệ Ilmenau, Đức) tiếp tục đưa ra những con số về ngân sách cho VASS trong tương quan với những kết quả nổi bật mà VASS đạt được.
Cụ thể, trên cơ sở số liệu ngân sách nhà nước được công bố bởi Bộ Tài chính, anh Sơn cho biết, trong 5 năm (từ 2011 đến 2015), ngân sách nhà nước đã "rót" hơn 2.000 tỷ đồng tương đương 90,6 triệu USD cho VASS. Riêng năm 2015, Viện có 5 bài báo công bố quốc tế ISI và tổng chi phí tiêu tốn lên đến 504,5 tỷ đồng (khoảng 22,67 triệu USD).
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là nơi tập trung các nhà khoa học xã hội đầu ngành, với trên 2.000 người, trong đó hơn 700 cán bộ có học hàm giáo sư, phó giáo sư, học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ, thạc sĩ thuộc các lĩnh vực khoa học xã hội, làm việc trong 5 đơn vị giúp việc Chủ tịch Viện, 32 đơn vị nghiên cứu khoa học, 5 đơn vị sự nghiệp khác (trong đó có 1 cơ sở đào tạo sau đại học và 2 nhà xuất bản).
Cùng với đó là nhiều viện nghiên cứu thành viên có trụ sở chính tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ đặt tại thành phố Đà Nẵng, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên đặt tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk.
Học viện Khoa học xã hội trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là cơ sở đào tạo sau đại học về các ngành khoa học xã hội với 58 chuyên ngành đào tạo, trong đó có 44 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ và 14 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ. Ngoài ra, tại VASS còn có 32 tạp chí khoa học được xuất bản bởi các viện nghiên cứu thành viên.
"Những con số biết nói"
Xung quanh những số liệu nói trên đã có những tranh luận đáng chú ý. Theo anh Lê Ngọc Sơn thì đây là "những con số biết nói" khi chưa cần quan tâm đến chất lượng mà chỉ xét trên góc độ hiệu quả kinh tế và năng suất lao động. Anh Sơn cho rằng, đặt trong bối cảnh VASS có tới 2.000 người thì năng suất này không bằng một nhóm nhỏ các nhà khoa học châu Âu làm việc.
Một tài khoản Facebook là Tam Nguyên cho rằng, nếu chỉ xét riêng khía cạnh công bố bài báo ISI thì chỉ cần 1 triệu USD, nhiều phòng nghiên cứu của các trường đại học đều có thể làm được, thậm chí là làm được nhiều hơn. Tài khoản này dẫn chứng, quỹ khoa học công nghệ Nafosted chi khoảng 700-800 triệu đồng cho đầu ra là 2 bài báo ISI, như vậy với 1 triệu USD thì có thể làm được hàng chục bài báo ISI.
"Người tài ở Việt Nam không thiếu, vấn đề là họ có được đối xử công bằng và được cạnh tranh một cách lành mạnh hay không", tài khoản này nhận xét.
Trong khi đó, một ý kiến khác thì cho rằng, nói gì thì nói, VASS vẫn có nhiều công bố ISI hơn không ít các học viện, viện nghiên cứu khác ở Việt Nam.
Trao đổi với PV Dân Trí, anh Ng.V. Dũng, một người từng làm Tiến sĩ tại Đại học Missouri (Columbia, Missouri, Mỹ) nhẩm tính, với 90 tỷ đồng cho 1 đề tài, đây là một con số lớn. Tuy nhiên, anh cũng lưu ý rằng, chi phí của các nghiên cứu khoa học còn tùy thuộc vào tính chất đặc thù của lĩnh vực nghiên cứu, quy mô, phạm vi đề tài, sự phức tạp của đề tài.
"Có những đề tài mang tính kinh tế, xã hội rộng lớn sẽ tiêu tốn rất nhiều sức lực, tiền của và cả chi phí cơ hội, do đó, rất khó để nói cần bao nhiêu tiền cho một đề tài khoa học, và rằng 90 tỷ đồng/đề tài liệu có xứng đáng không. Chúng ta không phải là cơ quan đánh giá chuyên môn để kết luận, đánh giá được sự cần thiết, chất lượng của đề tài đó" - anh Dũng cho biết.
Ngoài ra theo anh, bên cạnh tiền chi trả cho hoạt động nghiên cứu khoa học tại Viện thì ngân sách còn được sử dụng cho chi trả các khoản chi thường xuyên (lương nhân viên, tiền máy móc, thiết bị, cơ sở hạ tầng, chi phí tiếp khách...). Riêng trong hoạt động nghiên cứu cũng không thể nói là đầu ra chỉ có 4-5 bài báo ISI hàng năm mà bên cạnh đó còn có những nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp nhà Nhà nước; tham gia vào việc xây dựng những dự thảo mang tính chất kinh tế - xã hội, chính trị, tầm ảnh hưởng lớn.
Nói về công việc nghiên cứu khoa học, anh Phạm K, một người từng làm việc tại Đại học Tokyo (Nhật Bản) cho biết, anh nghiên cứu trong ngành ứng dụng công nghệ bán dẫn vào nghiên cứu cảm biến với kích thước cỡ micrometre, đây là một ngành học có tính đặc thù lớn.
"Nhiều máy móc rất đắt đỏ mà nhiều tập đoàn lớn cũng chưa hẳn đã mua được cho bộ phận nghiên cứu của công ty mình, có những máy giá tới hàng chục triệu USD. Chi phí thí nghiệm cho mỗi người tham gia nghiên cứu khoảng 200-300 USD/ngày, có những lúc tới 1.000 USD/ngày và do nhà trường chi trả" - anh K chia sẻ.
Anh K lưu ý thêm rằng, làm nghiên cứu khoa học khác với bộ phận phát triển của công ty, không chỉ nghiên cứu ra những công trình khoa học mang tính áp dụng thực tiễn mà bao gồm cả những công trình mang tính hàn lâm, các công trình khoa học cơ bản.
Do đó, chưa đề cập đến lương cho người làm nghiên cứu, những người làm khoa học trong các lĩnh vực như anh Khang ở nước ngoài dù muốn về nước làm việc cũng rất khó chủ yếu là do Việt Nam thiếu thốn thiết bị và tài nguyên. "Tài nguyên không chỉ là tiền mà còn là các mẫu vật liệu cần thiết cho nghiên cứu. Bên cạnh đó, còn có yếu tố con người như cần có đồng nghiệp, người hướng dẫn, những người có kinh nghiệm để học hỏi, trao đổi..." - anh K cho hay.
Tuy vậy, theo anh Ng.V. Dũng, rõ ràng người làm khoa học phải dồn công việc chính vào công tác khoa học nhưng cũng có những trường hợp các cơ quan nghiên cứu vẫn lạm dụng công quỹ để "chia chác" lẫn nhau, tiêu tiền vô tội vạ, đây là vấn đề cần kiểm soát kỹ.
Anh Dũng chia sẻ: "Thời còn ở Mỹ, trong trường có vị giáo sư nào, chỉ cần biết tên thì sinh viên trong trường đều có thể truy cập thông tin biết thu nhập của ông ta trong năm bao nhiêu, lương thế nào. Chỉ cần là những khoản sử dụng ngân quỹ công thì đều tra cứu được nguồn tiền đó đã được sử dụng như thế nào, chi trả cho những vấn đề gì, tất cả đều công khai. Đây là điều Việt Nam nên học hỏi".
Bích Diệp - Dantri.com.vn
Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016
Gan hoạt động thế nào? - Video sinh học
Lá
gan của bạn, một cơ quan quan trọng cho sự sống. Lá gan, cơ quan lớn nhất trong
cơ thể bạn, đóng một vai trò sống còn trong việc điều hòa các diễn tiến của sự
sống của bạn. Cơ quan phức tạp này thực hiện nhiều chứ năng thiết yếu cho cuộc
sống. Bạn không thể sống mà không có nó.
Vị
trí của lá gan.
Gan nằm ở phía bên phải trong ổ bụng, đằng sau các xương sườn
(xem hình), cân nặng khoảng 1,2 kg---1,3kg và kích thước cỡ chừng quả bóng.
Các
chức năng của lá gan của bạn
Cơ quan phức tạp này thực hiện nhiều chức năng phức tạp như:
1. Biến đổi thức ăn thành
những chất cần thiết cho sự sống và phát triển.
2. Sản xuất ra nhiều chất
quan trọng sử dụng cho cơ thể.
3. Chuyển hoá các thuốc
được hấp thụ từ đường tiêu hoá thành dạng cơ thể có thể dùng được, và
4. Giải độc và bài tiết
các chất độc trong cơ thể.
Lá gan của bạn đóng một vai trò chính yếu trong việc biến đổi
thức ăn thành những chất thiết yếu cho cuộc sống. Tất cả lượng máu đi ra từ dạ
dày và ruột đều phải đi qua gan trước khi tới phần còn lại của cơ thể. Như vậy
lá gan nằm ở một vị trí chiến lược để chuyển đổi thực phẩm và thuốc được hấp
thụ từ đuờng tiêu hoáthành các dạng mà cơ thể có thể sử dụng một cách dễ dàng.
Về cơ bản, lá gan đóng vai trò của một nhà máy lọc và tinh chế
Hơn thế nữa, lá gan của bạn đóng một vai trò chính yếu trong
việc loại bỏ ra khỏi máu các sản phẩm độc hại sinh ra từ ruột hay nội sinh (do
cơ thể tạo ra). Gan chuyển đổi chúng thành những chất mà cơ thể có thể loại bỏ
dễ dàng. Gan cũng tạo ra mật, một chất dịch màu nâu hơi xanh lục cần thiết cho sự
tiêu hóa. Mật được dự trữ trong túi mật. Túi mật cô đặc vàtiết mật vào trong
ruột, giúp cho sự tiêu hóa.
Nhiều thuốc dùng trị bệnh cũng được chuyển hoánhờ gan. Những
thay đổi này chi phối hoạt tính của thuốc trong cơ thể.
Lá gan của bạn phục vụ bạn bằng cách:
· Tạo ra nặng lượng một
cách nhanh chóng khi cần thiết;
· Sản xuất ra protein
mới cho cơ thể;
· Ngăn ngừa sự thiếu hụt
năng lượng cơ thể bằng cách dữ trữ một số vitamin, khoáng chất và đường;
· Điều hoà sự vận chuyển
mỡ dự trữ;
· Giúp ích cho sự tiêu
hóa bằng cách tạo ra mật;
· Kiểm soát việc sản
xuất và bài tiết cholesterol;
· Trung hòa và loại bỏ
các chất độc;
· Chuyển hóa rượu;
· Kiểm soát và duy trì
nồng độ thích hợp của nhiều chất hoá học và nồng độ thuốc trong máu;
· Lọc máu vàthải các sản
phẩm cặn vào trong mật;
· Duy trì sự cân bằng
các nội tiết tố;
· Có vai trò của một cơ
quan tạo máu ở thai nhi;
· Giúp cơ thể chống lại
sự nhiễm trùng bằng các tạo ra các yếu tố miễn dịch và loại bỏ các vi khuẩn lưu
thông trong máu;
· Tái tạo mô tổn thương của
chính nó; và
· Dự trữ sắt.
Nguồn: TEDvn
Blog Sinh học là nơi chia sẻ sách báo, luận văn bài giảng và cập nhật thông tin về khoa học, y tế, động thực vật, di truyền, và nhiều hơn nữa...
Tế bào tự chết theo chương trình (Apoptosis) - Video sinh học
Tế bào tự chết theo
chương trình (Apoptosis)
Đây là một quá trình của sự được lập trình giúp cơ thể loại bỏ những tế bào không còn cần thiết, hoặc các tế bào bị tổn thương, sai hỏng mà có thể dẫn tới ung thư, giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh.
Quá trình bao gồm việc hình thành những chỗ phồng, việc tế bào bị mất phần bất đối xứng và các phần gắn lên màng tế bào, tế bào bị co rút lại, nhân tế bào bị phân chia thành từng mảnh nhỏ, nhiễm sắc chất bị co lại (xem bài kỳ trước) và ADN trong nhiễm sắc thể bị xắt nhỏ.
Đối với ung thư, tế bào tránh được quá trình này và do đó sinh sôi vô hạn tạo thành những khối u.
Nguồn: Nhật Bản Hải Dược (2014):
https://www.youtube.com/watch?v=CVCMEEmf-ss
Blog Sinh học là nơi chia sẻ sách báo, luận văn bài giảng và cập nhật thông tin về khoa học, y tế, động thực vật, di truyền, và nhiều hơn nữa...