Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011

Thế giới trước nguy cơ thiếu lương thực


picture
Hầu như không có dấu hiệu tích cực nào cho thấy giá lương thực sẽ bớt "nóng" trong thời gian tới.
Báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) vừa cho biết, hiện nay nhiều nước trên thế giới đã phải sử dụng nguồn lương thực dự trữ và 36 nước đang trong tình trạng khủng hoảng lương thực cần sự hỗ trợ từ bên ngoài. 

Giá lương thực ngày càng gia tăng đã tác động nặng nề đến người nghèo trên thế giới và các chuyên gia nhận thấy hầu như không có dấu hiệu tích cực nào cho thấy giá sẽ dịu bớt. 

Đời sống dân nghèo thêm khó khăn 

Các số liệu của FAO, trong năm 2007, giá lương thực toàn cầu đã tăng gần 40%, khiến đời sống người nghèo ngày càng khó khăn. Sản lượng ngũ cốc của châu Âu, Mỹ và đặc biệt là Australia bị giảm mạnh do thiên tai. Các bệnh dịch như cúm gia cầm, heo tai xanh, dịch bệnh lở mồm long móng ở trâu bò tại nhiều nước châu Á đã tác động mạnh đến ngành chăn nuôi. 

Giá gạo tại Banglades tăng 70% do thiên tai làm ngành canh tác ngũ cốc của nước này bị thiệt hại khoảng 600 triệu USD. Cơn bão tuyết kéo dài tại Trung Quốc trùng vào dịp Tết vừa qua đã gây khan hiếm lương thực và thực phẩm. Bốn nước Mỹ Latinh gồm: Bolivia, Haiti, Nicaragoa và Cộng hòa Dominica; các nước Trung Mỹ và Caribe cũng vẫn phải nhập lương thực. 

Nguyên nhân chính khiến lương thực tăng giá là do hiện tượng biến đổi khí hậu gây thiệt hại nặng cho ngành nông nghiệp. Một nghiên cứu của trường Đại học Stanford dự báo đến năm 2030, sản lượng lương thực và hoa màu của châu Á sẽ giảm khoảng 10% hoặc cao hơn do tình trạng khí hậu biến đổi. 

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác khiến giá lương thực tăng mạnh như nhiên liệu tăng giá làm tăng chi phí vận chuyển, kinh tế châu Á tăng trưởng cao, đời sống cải thiện làm tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, chính sách đô thị hoá cũng làm giảm bớt diện tích canh tác lương thực... 

Tổng giám đốc Viện Nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế, có trụ sở ở Mỹ, ông Joachim Von Braun, cho rằng tăng trưởng kinh tế châu Á là một lý do then chốt khiến cho giá cả leo thang. Bên cạnh đó, châu Á còn thiếu đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt cho khoa học, công nghệ và thuỷ lợi. 

Nỗ lực giảm sức ép thiếu lương thực 

Báo cáo của tổ chức tư vấn kinh doanh nông sản Bidwells Agribusiness của Anh vừa cho biết tình trạng leo thang giá cả lương thực, thực phẩm trên thế giới sẽ còn kéo dài trong thời gian tới, trong đó giá các loại ngũ cốc như đậu tương, ngô, bột mỳ đều tăng ở mức cao nhất trong 12 năm qua, giá các loại thịt gia cầm, trứng, các sản phẩm từ sữa cũng tăng mạnh. FAO cho biết, sản lượng lương thực thế giới trong năm 2008 có khả năng tiếp tục tăng và sẽ đạt hơn 2 tỷ tấn. Nhưng sức tiêu thụ cũng sẽ tăng xấp xỉ hoặc cao hơn. 

Chính phủ nhiều nước đang nỗ lực thực hiện các biện pháp nhằm nới lỏng sức ép của giá lương thực và thực phẩm. Tháng Giêng vừa qua, Bắc Kinh phải áp dụng các biện pháp khống chế giá cả một số mặt hàng thiết yếu ở nhiều địa phương. Indonesia đã giảm thuế nhập khẩu đậu xanh, Malaysia lập quỹ dự trữ lương thực quốc gia, Ấn Độ đã ngừng thực hiện các hợp đồng bán gạo ra bên ngoài từ năm 2007. 

Một số nước châu Á như Myanma, Indonesia còn có kế hoạch mở rộng diện tích trồng trọt để tăng sản lượng. Tại Venezuela, đã điều động 1.200 binh sĩ thuộc lực lượng Bảo vệ Quốc gia tới khu vực biên giới giáp Columbia để ngăn chặn nạn buôn lậu lương thực qua biên giới. 

Nhằm kiểm soát an ninh lương thực, ngày 15/2, Chương trình Lương thực thế giới (WFP) đã khai trương bản đồ an ninh lương thực trực tuyến của Campuchia. Bản đồ chỉ ra những vùng còn mong manh về an ninh lương thực, chủ yếu do tỷ lệ suy dinh dưỡng cao và chỉ ra "10 điểm nóng" về an ninh lương thực ở nước này. 

Liên hiệp quốc và WFP đã phải đẩy mạnh các chương trình cứu trợ lương thực cho nhiều nước. Ngày 15/2, WFP và Chính phủ Columbia đã thống nhất chương trình hoạt động chung, trị giá 157 triệu USD, để cung cấp lương thực và trợ giúp nhân đạo cho hơn 530.000 người phải đi sơ tán ở nước này trong 3 năm tới. Chương trình này sẽ được bắt đầu từ tháng 4/2008. 

WFP và Chính phủ Apganisstan cũng đã kêu gọi cộng đồng quốc tế trợ giúp khẩn cấp 77 triệu USD để cung cấp 89.000 tấn lương thực cho khoảng 2,55 triệu người ở đất nước Nam Á này.

VnEconomy

Không có nhận xét nào:

HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ
LIÊN KẾT
TAG CLOUD
A http://sinhhoc.blogspot.com/ (15) Ảnh độc đáo (4) Bài báo khoa học (12) Bài báo quốc tế (7) Bài giảng-Giáo trình (81) Bản tin CNSH (6) Biology books (1) Blog sinh học (4) Các cây hoa màu khác (3) Các nhà khoa học (3) Campbell (1) Câu chuyện khoa học (1) Cây lúa (11) Cây ngô (26) Chân dung nhà khoa học (4) Công nghệ lên men (1) Công nghệ mới (6) Công nghệ sinh học (64) Công nghệ thực phẩm (5) Công trình khoa học (14) Di truyền phân tử (3) DNA tái tổ hợp (1) Dự án (1) Đăng báo quốc tế (2) Đề tài (2) Đọc và suy ngẫm (3) Động vật học (29) Ebook Công nghệ sinh học (24) Ebook công nghệ thực phẩm (1) Ebook sinh học (85) Ebook thực vật (11) Ebook Y - Dược (3) English learn (1) Giáo dục và Khoa học (11) Góc nhìn cuộc sống (7) Góc tâm hồn (7) Hiện tượng sinh học (16) Hóa sinh (4) hướng dẫn sử dụng phần mềm (2) Khoa học và ứng dụng (3) kinh nghiệm đăng báo quốc tế (1) kỹ thuật SSR (1) Luận văn - Luận án (6) Luyện thi B1 B2 (3) luyện thi đại học (1) Nghành CNSH làm gì (1) Nghiên cứu khoa học (2) Nông nghiệp (4) Olympic Sinh học (1) PCR và các kỹ thuật liên quan (3) Phần mềm dạy học (2) Phần mềm sinh học (17) Sách công nghệ thực phẩm (3) Sách sinh học (14) Sách sinh y (1) Sách Y khoa (3) Sinh học 12 (1) sinh học đại cương (1) Sinh học phân tử (2) Sinh học phổ thông (5) Sinh học ứng dụng (3) Sinh vật học (8) SSR (1) Tế bào gốc (2) Thế giới tri thức (1) Thông báo (1) thông tin nông nghiệp (2) Thực vật học (37) Tin sinh và Thống kê (9) Tu dien sinh hoc (1) Tuyển dụng (6) Từ điển sinh học (3) Vi khuẩn (1) Vi sinh vật (27) Video clip (2) Video sinh học (5) Vui cười - Hài hước (12) Y học - Cuộc sống (126) Ý tưởng khoa học (10)