Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011

Những kiểu trá hình tinh xảo của động vật


Nguồn: Thuận An (ABC tổng hợp)
Côn trùng lá

Côn trùng lá
Có tên khoa học là Phylliidae, những con côn trùng lá này giống hệt những chiếc lá dù bạn có hình dung cách nào đi nữa - chỉ để nhằm đánh lừa kẻ thù. Chúng lắc mình về trước - sau khi bước để ra vẻ một cái lá đung đưa trong gió. Một số con thậm chí còn có các vết cắn giả trên hai bên sườn của chúng.
Cá bơn
Mặc dù cá bơn không đủ bản lĩnh để có thể chiến thắng trong bất kỳ cuộc thi sắc đẹp nào, song cơ thể bất cân xứng kỳ lạ của nó giúp con vật sống sót bằng cách ngụy trang giống với nền đáy biển. Điều này giúp nó bị các kẻ đói ăn bỏ qua. Một số loài cá bơn có thể thay đổi sắc tố trên lưng.
Cá đá
Loài cá này tình cờ là một trong những sinh vật dưới nước có nọc độc mạnh nhất. Nó chứa các chất độc có thể gây sốc, liệt hoặc thậm chí tử vong. Với những người thích liều với số phận, loài cá này đôi khi vẫn được nuôi làm cảnh hoặc làm món sushi.
Mực Cuttlefish
Được xem là tắc kè hoa của biển cả, loài mực này có thể nhanh chóng đổi màu da để trở nên vô hình trước mắt kẻ thù. Nếu việc trá hình thất bại, con vật cũng sẽ phun ra mực, giống như với bạch tuộc.
Cá đuối Manta
Cá đuối Manta là những kẻ kiếm ăn ở tầng đáy, vì thế, một cách tự nhiên nó dễ dàng ngụy trang thân mình trên đáy biển. Nguy cơ lớn nhất đe dọa nó là cá mập và cá kình.
Bọ Walking Sticks
Một vài động vật sử dụng ngụy trang để ẩn giấu kẻ thù. Nhưng sinh vật ở Ấn Độ này thích làm điều đó để được ở lại một mình. Chúng đều là những con cái và có thể sinh sản mà không cần con đực.
Châu chấu katydid
Thành viên của họ châu chấu râu dài này dường như không muốn ai thấy mình, nhưng lại chẳng bận tâm có ai điếc tai vì mình không. Katydid thường hát và kêu rộn lên trong đêm để hấp dẫn bạn tình.
Rồng biển lá
Mặc dù không quá khó để nhận ra chúng như với các sinh vật biển thần thoại khác, nhưng việc nhìn thấy con rồng biển đặc biệt này đang trở nên hiếm hoi hơn. Chúng đang có nguy cơ tuyệt chúng do sự ô nhiễm môi trường và các chất thải công nghiệp. Đây không phải là con vật duy nhất dễ bị nhầm với một nhánh tảo biển trôi nổi. Một loài bà con với nó được gọi là rồng biển cỏ mọc ra các cái vây giống như cỏ biển.
Cá bống biển
Cá bống biển thích ẩn náu, và tốt hơn là hãy tránh xa chúng ra. Sinh vật này có những cái gai nhọn hoắt và có thể gây ra các vết ngứa ngáy đau nhức.

Không có nhận xét nào:

HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ
LIÊN KẾT
TAG CLOUD
A http://sinhhoc.blogspot.com/ (15) Ảnh độc đáo (4) Bài báo khoa học (12) Bài báo quốc tế (7) Bài giảng-Giáo trình (81) Bản tin CNSH (6) Biology books (1) Blog sinh học (4) Các cây hoa màu khác (3) Các nhà khoa học (3) Campbell (1) Câu chuyện khoa học (1) Cây lúa (11) Cây ngô (26) Chân dung nhà khoa học (4) Công nghệ lên men (1) Công nghệ mới (6) Công nghệ sinh học (64) Công nghệ thực phẩm (5) Công trình khoa học (14) Di truyền phân tử (3) DNA tái tổ hợp (1) Dự án (1) Đăng báo quốc tế (2) Đề tài (2) Đọc và suy ngẫm (3) Động vật học (29) Ebook Công nghệ sinh học (24) Ebook công nghệ thực phẩm (1) Ebook sinh học (85) Ebook thực vật (11) Ebook Y - Dược (3) English learn (1) Giáo dục và Khoa học (11) Góc nhìn cuộc sống (7) Góc tâm hồn (7) Hiện tượng sinh học (16) Hóa sinh (4) hướng dẫn sử dụng phần mềm (2) Khoa học và ứng dụng (3) kinh nghiệm đăng báo quốc tế (1) kỹ thuật SSR (1) Luận văn - Luận án (6) Luyện thi B1 B2 (3) luyện thi đại học (1) Nghành CNSH làm gì (1) Nghiên cứu khoa học (2) Nông nghiệp (4) Olympic Sinh học (1) PCR và các kỹ thuật liên quan (3) Phần mềm dạy học (2) Phần mềm sinh học (17) Sách công nghệ thực phẩm (3) Sách sinh học (14) Sách sinh y (1) Sách Y khoa (3) Sinh học 12 (1) sinh học đại cương (1) Sinh học phân tử (2) Sinh học phổ thông (5) Sinh học ứng dụng (3) Sinh vật học (8) SSR (1) Tế bào gốc (2) Thế giới tri thức (1) Thông báo (1) thông tin nông nghiệp (2) Thực vật học (37) Tin sinh và Thống kê (9) Tu dien sinh hoc (1) Tuyển dụng (6) Từ điển sinh học (3) Vi khuẩn (1) Vi sinh vật (27) Video clip (2) Video sinh học (5) Vui cười - Hài hước (12) Y học - Cuộc sống (126) Ý tưởng khoa học (10)