Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

Lý do bài báo khoa học bị từ chối và hệ quả

0 nhận xét
              Ở nước ngoài, người ta không có “nghiệm thu” công trình khoa học như ở Việt Nam; thay vào đó, các cơ quan tài trợ đánh giá sự thành công của một công trình nghiên cứu khoa học qua những bài báo đã được công bố trên các tập san có uy tín trên thế giới. Tốt hơn nữa, nếu nghiên cứu có ứng dụng, thì sản phẩm thực tế hay bằng sáng chế là thước đo quan trọng để đánh giá công trình nghiên cứu.


Một bài báo khoa học cần cân bằng cả hai yếu tố: tính khoa học và nghệ thuật viết. Ảnh: TL
Nhưng trong thực tế, phần lớn những bài báo khoa học bị từ chối công bố với tỷ lệ dao động trong khoảng 50 – 99%, tuỳ theo tập san và thời gian. Tập san có uy tín cao thường có tỷ lệ từ chối cao.
Những tập san lâu đời và có ảnh hưởng lớn trong khoa học như Science, Nature, Cell, hay trong y khoa như New England Journal of Medicine, Lancet, JAMA, có tỷ lệ từ chối đến 90 – 99%.
Quyết định từ chối thường xuất phát từ ban biên tập và các chuyên gia bình duyệt. Nhưng rất nhiều trường hợp tác giả không biết tại sao bài báo của mình bị từ chối, vì ban biên tập không giải thích lý do cụ thể.
Quy trình xuất bản
Khác với tạp chí phổ thông (scientific magazine), tập san khoa học (scientific journal) là những diễn đàn khoa học có chức năng chính là chuyển tải và chia sẻ thông tin khoa học trong giới nghiên cứu khoa học, nên văn phong và cách trình bày rất đặc thù và có khi khó hiểu. Các tạp chí không có cơ chế bình duyệt (peer review), nhưng các tập san khoa học nghiêm túc thì có cơ chế bình duyệt mà theo đó bài báo trước khi được công bố phải qua vài giai đoạn kiểm tra và duyệt xét về ý tưởng, phương pháp, cách diễn giải.
Quy trình để xuất bản một bài báo khoa học cũng khá phức tạp. Đầu tiên là tác giả soạn bài báo khoa học và đệ trình đến một tập san. Ban biên tập khi nhận được nếu thấy chưa đạt yêu cầu sẽ từ chối công bố trong vòng một tuần; nếu thấy đạt yêu cầu và có tiềm năng, họ sẽ gửi cho hai hoặc ba chuyên gia bình duyệt. Chỉ một trong ba chuyên gia bình duyệt đề nghị từ chối thì khả năng bài báo sẽ bị từ chối lên rất cao. Có nhiều trường hợp bài báo phải trải qua ba lần bình duyệt, và tốn rất nhiều thời gian (trên 12 tháng) nhưng cuối cùng vẫn bị từ chối!
Nhìn qua quy trình trên, dễ dàng thấy bài báo khoa học bị từ chối ở ba giai đoạn: ban biên tập, bình duyệt, và tái bình duyệt. Một nghiên cứu trên tập san British Medical Journal (một trong những tập san y khoa hàng đầu thế giới) cho thấy trong giai đoạn một (tức ban biên tập), tỷ lệ từ chối là khoảng 50%, ở giai đoạn hai khoảng 45%, còn ở giai đoạn ba là tái bình duyệt, xác suất bị từ chối khoảng 5%.
Lý do từ chối: ban biên tập
Lý do từ chối bài báo trong giai đoạn 1 có thể liệt kê vào ba nhóm chính:
Không thích hợp cho tập san là lý do ban biên tập từ chối rất nhanh. Tập san khoa học có đẳng cấp riêng trong chuyên ngành, và đẳng cấp này có thể phân biệt qua hệ số ảnh hưởng (impact factor, viết tắt là IF). Tập san có IF cao cũng có nghĩa là có ảnh hưởng lớn, và những tập san này chỉ công bố những công trình quan trọng. Nếu công trình nghiên cứu không thuộc vào loại “đột phá” thì không nên gửi cho các tập san như Science và Nature, mà nên xem xét đến các tập san chuyên ngành.
Thiếu cái mới: nói chung, ban biên tập ưa chuộng công bố những nghiên cứu có cái mới về phương pháp, cách tiếp cận, kết quả, cách diễn giải... Những công trình nghiên cứu “me too” (tức lặp lại hay bắt chước nghiên cứu trước đây) khó có cơ hội công bố trên các tập san có tiếng. Những nghiên cứu mà câu trả lời hay kết quả chẳng ảnh hưởng gì đến chuyên ngành, chẳng gây tác động gì đến chính sách công hay thực hành lâm sàng cũng khó có cơ hội được công bố.
Vấn đề ngôn ngữ: có khá nhiều bài báo có nội dung tốt, nhưng vì cách trình bày luộm thuộm, thiếu tính logic, vẫn bị từ chối. Một số bài báo bị từ chối vì tiếng Anh quá kém, thậm chí sai chính tả.
Lý do từ chối: chuyên gia bình duyệt
Các chuyên gia bình duyệt là những người bán nặc danh, chỉ có ban biên tập mới biết họ là ai. Chuyên gia bình duyệt biết tác giả, nhưng tác giả không biết các chuyên gia này là ai. Do đó, tác giả phải hết sức cẩn thận và khách quan trong cách trình bày bài báo, hoặc trả lời bình duyệt sao cho lịch sự, không tấn công cá nhân, để không gây ấn tượng xấu với các đồng nghiệp bình duyệt.
Các chuyên gia bình duyệt sẽ có 1 – 3 tháng để báo cáo cho ban biên tập, và trong báo cáo có phần đề nghị chấp nhận hay bác bỏ bài báo. Trong báo cáo đó, các chuyên gia bình duyệt phải nói lý do tại sao họ đi đến quyết định chấp nhận hay từ chối bài báo. Xem qua những lý do mà các chuyên gia bình duyệt từ chối bài báo có thể tóm lược trong bốn nhóm chính:
Tầm quan trọng và thiếu cái mới trong công trình nghiên cứu là lý do hàng đầu (80% bài báo bị từ chối với lý do này). Thiếu tính ứng dụng cũng là một lý do để từ chối.
Phương pháp: một nghiên cứu về lý do từ chối trên 25 nhà khoa học từng đoạt giải Nobel Y sinh học, 67 tổng biên tập và 50 chuyên gia bình duyệt của các tập san y sinh học cho ra kết quả: 71% bài báo bị từ chối là do thiết kế nghiên cứu có vấn đề. Những khiếm khuyết về cách tiếp cận, thiết kế nghiên cứu, phương pháp đo lường, quy trình thực hiện, phân tích dữ liệu... thường được nhắc đến như là những lý do từ chối.
Về trình bày dữ liệu, có ba nguyên nhân chính dẫn đến bài báo bị từ chối đăng: trình bày dữ liệu không đầy đủ (32%), có mâu thẫn giữa các dữ liệu trình bày (25%) và không cung cấp đầy đủ chi tiết về phương pháp nghiên cứu (25%). Về cách viết, các khoa học không ưa cách viết sử dụng từ ngữ hoa mỹ và sáo rỗng, dùng những từ “đao to búa lớn”. Khoảng 43% bài báo với những từ ngữ như văn chương chính trị bị từ chối công bố. Ngoài ra, diễn đạt ý tưởng không khúc chiết (21%) và câu văn thừa (11%) cũng là những nguyên nhân bị từ chối.
Địa phương chủ nghĩa?
Phần lớn các tập san khoa học mang tính quốc tế, hiểu theo nghĩa ban biên tập nhận bài từ tất cả các nhà khoa học trên thế giới. Câu hỏi đặt ra là có sự khác biệt nào về tỷ lệ từ chối giữa các nước hay không.
Theo thống kê của các tập san y khoa lớn như New England Journal of Medicine, JAMA, không có khác biệt lớn về tỷ lệ từ chối giữa các nước Mỹ (hay nói tiếng Anh) và ngoài Mỹ. Tuy nhiên, đối với các tập san chuyên ngành thì có sự khác biệt lớn, chẳng hạn như tập san Circulation Research (chuyên về tim mạch, IF~10), mỗi năm nhận được khoảng 2.000 bài báo từ khắp các nước, nhưng chủ yếu từ Mỹ (44%), Âu châu (31%), Nhật (6%), và Á châu (9%, không kể Nhật). Tỷ lệ từ chối chung là 85%, không khác mấy so với tỷ lệ từ chối các bài báo từ Hàn Quốc (88%), Đài Loan (91%). Riêng Trung Quốc, có đến 99% bài báo gửi cho tập san Circulation Research bị từ chối vì chất lượng quá kém và tiếng Anh chưa đạt.
Một phân tích thú vị khác của tập san American Journal of Roentgenology (IF ~4) cho thấy trong thời gian 2003 – 2005, tập san này nhận được 5.242 bài báo khoa học từ khắp nơi trên thế giới, chủ yếu từ Mỹ (43%), Nhật (11%), Hàn Quốc (9%), Đức (5%), và Canada (4%). Tỷ lệ bài báo được chấp nhận cho đăng dao động lớn giữa các nước: trong số 2.252 bài báo từ Mỹ, 72% được chấp nhận cho công bố, và trong tổng số 2.990 bài báo ngoài Mỹ, tỷ lệ được chấp nhận là 60%. Nước có tỷ lệ chấp nhận thấp nhất là Ấn Độ, với 27%. Phân tích chi tiết theo ngôn ngữ mẹ đẻ, thì trong số 2.684 bài báo từ các nước nói tiếng Anh, tỷ lệ chấp nhận cho công bố là 71%. Trong số 2.558 bài báo xuất phát từ những nước không nói tiếng Anh, tỷ lệ chấp nhận chỉ 60%.

Theo SGTT

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Giáo trình Tin Sinh học - TS Nguyễn Văn Cách

7 nhận xét
Blog sinh học: Ebooks này là những công trình nghiên cứu nhiều năm của các tác giả vì vậy để ủng hộ tác giả, bạn nên mua sách in hoặc mua 1 cách chính thức


                 Giáo trình được biên soạn nhằm cung cấp cho sinh viên và bạn đọc những kiến thức về lĩnh vực công nghệ sinh học như cách phân tích trình tự DNA, các cơ sở dữ liệu công nghệ sinh học lớn trên thế giới, hướng dẫn thiết kế bản đồ enzyme giới hạn và thiết kế mồi.... 


Link download Giáo trình Tin Sinh học - TS Nguyễn Văn Cách

Tên sách : Giáo trình Tin Sinh học
Tác giả: TS Nguyễn Văn Cách
Pass : sinhhoc.blogspot.com

Bài giảng Tin sinh học

2 nhận xét

            
           Công nghệ sinh học là một ngành khoa học mới đã tạo nên các thành tựu khoa học trong nhiều lĩnh vực như sinh học, nông nghiệp, y học, chế biến dược phẩm, và được ứng dụng đến các lĩnh vực tưởng chừng như không liên quan đến sinh học như kỹ thuật hình sự, tòa án và các lĩnh vực xã hội. 
            Tin sinh học là một môn học khá mới mẻ đối với Việt Nam. Các giáo trình về tin sinh học bằng tiếng Việt còn rất ít.  Chính vì vậy, giáo trình được biên soạn nhằm cung cấp cho sinh viên và bạn đọc những kiến thức về lĩnh vực công nghệ sinh học như cách phân tích trình tự DNA, các cơ sở dữ liệu công nghệ sinh học lớn trên thế giới, hướng dẫn thiết kế bản đồ enzyme giới hạn và thiết kế mồi. Giới thiệu các phần mềm và website dùng trong nghiên cứu đa dạng sinh học, khả năng ứng dụng của kỹ thuật trong quản lý môi trường và chẩn đoán y học. Ngoài ra, tác giả đã giới thiệu một số phần mềm miễn phí, thông dụng như: SeqVerter, DNAClub, Clusta X, DNA club, FastPCR, Primer3, PyMol, SeqVerter v.v…

Links download Bài giảng tin sinh học:

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

Chuỗi xoắn tứ ADN ở tế bào người

0 nhận xét
Các chuyên gia Đại học Cambridge (Anh) cho biết lần đầu tiên đã chứng kiến chuỗi ADN có đến 4 sợi trên thực tế.

“Phân tử của sự sống” nổi tiếng, có nhiệm vụ mang mã di truyền của con người, thường được biết dưới dạng cấu trúc xoắn.

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được cấu trúc xoắn tứ hiện diện trong bộ gene người
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được cấu trúc xoắn tứ hiện diện trong bộ gene người 

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Anh cho biết cấu trúc chuỗi xoắn tứ cũng hiện diện trong tế bào của chúng ta, theo kiểu có thể liên quan đến ung thư, theo báo cáo trên chuyên san Nature Chemistry.

Họ cho rằng việc kiểm soát các cấu trúc này, được gọi là G-quadruplex, có thể mở ra những phương pháp mới giúp chống bệnh ung thư.

“Sự tồn tại của các cấu trúc này có thể xảy ra khi một tế bào chứa gene di truyền cụ thể nào đó, hoặc lâm vào tình trạng rối loạn chức năng”, theo BBC dẫn lời Giáo sư Shankar Balasubramanian.

Dù cần phải chứng minh sự liên quan giữa chuỗi xoắn tứ ADN với khả năng ung thư, nhưng nếu có, các chuyên gia cho rằng có thể thử nghiệm việc dùng các phân tử nhân tạo tấn công đoạn gene “bất thường” này, với hy vọng dẫn đến một liệu pháp chữa ung thư hiệu quả.
Theo Thanh Niên

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

Sách Biology Campbell 9th Ed ( Bản tiếng Anh và tiếng Việt)

9 nhận xét


           Blog Sinh học - Đây là cuốn sách giáo khoa đại cương về Sinh học được dùng để giảng dạy cho sinh viên những năm đầu của các trường đại học và sách tham khảo cho học sinh bậc trung học phổ thông yêu thích Sinh học ở nhiều nước trên thế giới. Cuốn sách này được chọn làm sách tham khảo chính cho các kỳ thi Olympic Sinh học quốc tế diễn ra hằng năm vì tính chính xác, cập nhật và tính sư phạm của cuốn sách. Sách đã được xuất bản và dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới và là một trong số sách giáo khoa bán chạy nhất thế giới. Cuốn sách Biology Campbell 9th Ed. này được biên soạn rất dễ hiểu giúp người đọc có thể tự học, tự hệ thống hóa kiến thức để có thể nắm bắt được những kiến thức cốt lõi của Sinh học cũng như cung cấp cho những người yêu thích môn Sinh học cách nghiên cứu, khám phá Sinh học một cách hiệu quả nhất.
            Bên cạnh việc đi sâu vào các phân môn ở mức độ phân tử thì giờ đây Sinh học lại cần phải được xem xét một cách có hệ thống (Sinh học hệ thống) để xem các bộ phận cấu thành nên sự sống tương tác với nhau ra sao như những hệ mở, tự điều chỉnh từ cấp độ tế bào đến cơ thể, quần thể, quần xã cũng như sự tương tác qua lại của sự sống ở các cấp độ khác nhau. Để làm được điều này, với văn phong trong sáng, đơn giản các tác giả đã dẫn dắt người đọc đi từ chương đến chương khác và dùng các chủ đề khâu nối (như chủ đề tiền hóa) để khâu nối kiến thức vụ vặt, chi tiết của các phần một cách hệ thống. Với cách làm như vậy cuốn sách giúp người đọc có thể giúp người đọc có thể hiểu được thế giới sống có thể được tổ chức thành các cấp bậc như những hệ thống mở liên tục tự điều chỉnh và không ngừng tiến hóa thích nghi với sự thay đổi của môi trường. Các tác giả cũng cung cấp rất nhiều hình ảnh màu, các mô hình để người đọc dễ học. Ngoài ra, để hướng dẫn người đọc làm quen với các phương pháp nghiên cứu Sinh học, các tác giả còn đưa ra mục : "Tìm hiểu khoa học" trong đó mô tả các thí nghiệm gốc, cách bố trí thí nghiệm, các kết quả thu được cùng những kết luận cần thiết được các nhà khoa học đúc rút ra từ những thí nghiệm đó.
          Đọc giả cũng không thể nào bỏ qua được các bài phỏng vấn các nhà khoa học đầu ngành ở đầu mỗi phần của cuốn sách. Với những câu phỏng vấn gợi mở và các câu trả lời rất thú vị về cuộc đời và những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã thực sự làm cho đọc giả thêm ham muốn nghiên cứu khám phá Sinh học.
Links download SáchCampbell Biology 9th Edition (Anh và Việt)

Bản 9 Eng đầy đủ

Bản 8 Tiếng Việt

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

Molecular Cell Biology 7th by Harvey Lodish et al.

1 nhận xét

               http://sinhhoc.blogspot.com -  Molecular Cell Biology presents the key concepts in cell biology and their experimental underpinnings. The authors, all world-class researchers and teachers, incorporate medically relevant examples where appropriate to help illustrate the connections between cell biology and health and human disease. As always, a hallmark of MCB is the use of experiments to engage students in the history of cell biology and the research that has contributed to the field.


Link download 

Molecular Cell Biology by Harvey Lodish et al.



Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

Trà làm từ cafe cực tốt cho sức khoẻ

0 nhận xét
Blog Sinh học - Với những người còn băn khoăn nên chọn trà hay cafe vào mỗi trong thì trà từ lá cafe có thể là một giải pháp lưỡng toàn.

Các nhà nghiên cứu, cho biết họ đã tạo ra một loại nước uống độc đáo-trà làm từ lá cafe. Theo họ, đây là loại trà bổ dưỡng hơn so với cả cafe và trà.

Loại trà mới có vị ít đắng hơn trà và không mạnh bằng cafe, có nhiều chất có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim.

Nó cũng chứa ít cafe có chứa caffeine hơn trà và cafe truyền thống. Ngoài ra, loại trà này chứa chất chống oxi hóa và chống sưng. Những phân tích này được các nhà nghiên cứu tại Vườn thực vật hoàng gia Anh ở Kew, phía tây nam London và các nhà nghiên cứu tại Montpellier, Pháp.

Các nhà nghiên cứu cho rằng trà là cafe bị bỏ qua chỉ bởi người ta đã quá chú trọng đến hạt cafe - một thứ chẳng đem lại gì cho sức khỏe người uống.

Món trà từ lá cafe đã được người dân các nước như Ethiopia, Nam Sudan và Indonesia sử dụng. Những nỗ lực xuất khẩu loại thức uống này sang Anh từ những năm 1800 đã không thành công.


Loại trà mới có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe,
hơn hẳn trà và cafe truyền thống. (Ảnh minh họa)

Sau khi nghiên cứu 23 loại cafe và tìm thấy trong chúng rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, nhóm nghiên cứu hy vọng loại đồ uống này có thể cạnh tranh được với những loại cafe và trà xanh,đen khác ở Anh.

Tiến sỹ Aeron Davies, một nhà thực vật học ở Kew cho biết họ tìm thấy 7 loại lá cafe có chức hàm lượng Mangiferin cao, một chất hóa học thường tìm thấy trong xoài, có tác dụng chống viêm, giảm cholesterol, bảo vệ tế bào thần kinh trong não và giảm nguy cơ tiểu đường.

Ngoài ra, lá của những loại này còn có chất chống oxi hóa, giúp chống lại bệnh tim, tiểu đường và ung thư.
“Năm 1851, người ta đã “chào hàng” rằng đây sẽ là loại trà mới. Loại trà này được cho rằng có tác dụng giảm cơn đói và tình trạng mệt mỏi, giúp tinh thần minh mẫn. Tuy nhiên cũng có người cho rằng loại trà này không uống được”, tiến sỹ Davies nói.

Cafe được người Ả Rập trồng làm đồ uống từ thế kỷ 12. Nó đến Anh vào thế kỷ 17.
Hiện đây là loại nước uống thương mại có giá trị nhất trên thế giới với hơn 400 tỉ cốc được uống hàng năm.
Theo Kien Thuc

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

Cây biến đổi gene phát triển không ngừng

3 nhận xét
Trong một nghiên cứu mang tính đột phá, các nhà khoa học ở Đức đã biến đổi gene, tạo ra những cây thuốc lá phát triển không ngừng.

Theo trang Investor's Business Daily, trong những điều kiện bình thường, cây thuốc lá có vòng đời tương đối ngắn ngủi. Chúng sinh trưởng trong khoảng 3 - 4 tháng, đạt chiều cao tối đa là 2 mét. Theo thời gian, các lá già của cây sẽ chuyển thành màu vàng và rụng xuống. Sau khi nở hoa, cây sẽ chết.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Sinh học phân tử và Sinh thái ứng dụng Fraunhofer (IME) ở Münster, Đức đã vô hiệu hóa được “công tắc gene” khiến cây thuốc lá dừng phát triển, nở hoa và lụi tàn. Bằng cách ức chế gen đó, các nhà khoa học đã “lừa” cây tiếp tục sinh trưởng, ngay cả các lá già cũng giữ nguyên màu xanh và khỏe mạnh.



Cây thuốc lá biến đổi gene của các nhà khoa học Đức đã sống tới 8 năm
trong khi vòng đời của mọi cây thuốc lá bình thường chỉ là 3 - 4 tháng.

“Cây thuốc lá thí nghiệm đầu tiên của chúng tôi hiện đã gần 8 năm tuổi nhưng vẫn phát triển không ngừng. Mặc dù chúng tôi thường xuyên cắt tỉa, nó đã cao tới 2,5 mét”, Dirk Prüfer, giáo sư Khoa Gene chức năng và ứng dụng thuộc Viện IME, cho biết.

Nghiên cứu về gene trên thực vật cũng tạo ra một biến thể cỏ switchgrass (giống như cỏ may ở Việt Nam) - nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất nhiên liệu sinh học - phát triển nhanh hơn và cho rễ to hơn. Thông qua việc vô hiệu hóa gene có tên gọi UPBEAT1, cỏ switchgrass không bao giờ nhận được tín hiệu chỉ thị ngưng sinh trưởng nữa. Điều này khiến các nhà khoa học tin rằng họ có thể sử dụng cây biến đổi gene để tạo ra vụ mùa cây nguyên liệu phục vụ ngành sản xuất nhiên liệu sinh học bội thu hơn.

Trong một nghiên cứu khác đối với cây thuốc lá, các nhà khoa học đã biến đổi gen để giúp chúng có khả năng phát sáng trong bóng tối. Bằng cách cấy thêm một gen từ vi khuẩn phát quang sinh học ở biển, các nhà nghiên cứu tại công ty BioGlow đã phát triển một cây thuốc lá sở hữu những chiếc lá xanh phát sáng yếu ớt.

Nhóm nghiên cứu thuộc Viện IME hy vọng sẽ sử dụng kỹ thuật biến đổi gene của họ để tạo ra các giống cây lương thực lớn hơn và sống lâu hơn. Họ hiện đang bắt tay với một công ty của Nhật để cho ra đời một loại cây cà chua sở hữu khả năng sinh trưởng đặc biệt như cây thuốc lá khổng lồ của họ.
Theo Vietnamnet

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

Phong Lan Việt Nam (Trần Hợp)

1 nhận xét

Trong hàng vạn người yêu lan, có hàng ngàn người mê lan. Trong hàng ngàn người mê lan, có hàng trăm người say lan. Trong hàng trăm người say lan đó, không biết có ai dám chết vì lan không, nhưng đã có người lên diễn đàn phán một câu xanh rờn như thế này: “Mê lan hơn mê vợ!” Chết thật!
Mặc dù hoa lan được ví là loài hoa vương giả, nhưng thú chơi lan có thể nói là thú chơi bình dân, không phân biệt xiền ít hay xiền nhiều. Rất dễ dàng để tìm cho mình một giò lan để chăm sóc và ngắm nghía!
Những ai chơi lan mới chập chững bước vô “nghề chơi” (như tui đây) phải trang cho mình bị những kiến thức căn bản a bờ cờ về lan. Ví như cách phân loại nhận biết lan này lan kia, phân bố vùng địa lý của chúng, cách chăm sóc, tưới tắm, bón phân, phòng trị bệnh, ẩm độ, ánh sáng cho lan… Ôi thôi rồi, đủ cả!
Phức tạp là thế nên không ai một lúc biết hết tất cả. Từ từ mà học hỏi, đúc rút kinh nghiệm sau vài vụ đau thương. Thế là ổn!
Nói chung, cái thú này đòi hỏi phải kiên trì. Nếu bạn mê công nghệ và ví tiền rủng rỉnh thì mọi việc quá ư đơn giản. Chơi lan không phải vậy, có tiền tất nhiên sẽ mua được nhiều giò lan đẹp (hội chợ hoa thiếu gì), nhưng chắc chắn đó không phải là mục đích chính của người chơi lan. Có những niềm vui nho nhỏ khi giò lan mình chăm sóc mọc ra những chồi mới hay bắt đầu trổ hoa, rầu rĩ như mất sổ gạo khi thấy chúng héo úa, không còn sức sống (đa phần là do sự chăm sóc tưới tắm quá chu đáo của chủ nhân he he)
Nói gì thì nói, mê gì thì mê chứ mê lan hơn mê vợ là tui hổng có đồng ý! Hai phạm trù này khác hẳn nhau, mang tính chất bổ sung chứ không đối lập! (phải xem lại đoạn này). Hơn nữa, mục đích khi viết ra entry không đầu không đuôi này chẳng qua là “hợp thức hóa” việc tặng sách cho bà con. Có mấy cuốn sách nhỏ về lan tui upload lên đây, hy vọng đáp ứng phần nào nhu cầu tài liệu tham khảo cho các huynh đệ lỡ “xui xẻo” mê loài hoa này. Xin mời các bác download theo các link dưới.
1. Trồng Hoa Lan. Tác giả: Nguyễn Công Nghiệp. NXB Trẻ
2. Phong Lan Việt Nam. Tác giả: Trần Hợp. NXB Nông Nghiệp 1998
3. Cây Cỏ Việt Nam (tập 3, trang 761 – 968). Tác giả: Phạm Hoàng Hộ. NXB Trẻ 1999
Nguồn: THUANPHONG’s blog 

Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ)

2 nhận xét
Blog sinh học: “Cây cỏ Việt Nam” là một công trình đồ sộ của giáo sư Phạm Hoàng Hộ – bảo bối gối đầu giường của những người làm công tác nghiên cứu thực vật học. Sách do Nhà xuất bản Trẻ phát hành.
Bản PDF của cuốn sách này do một người bạn – blogger Nguyễn Thuận Phong - sưu tầm. Xin [tiếp tục] chia sẻ đến anh chị em sinh viên và những người yêu thích cỏ cây.
Thay lời tựa
  • Phạm Hoàng Hộ
Thựcvậtchúng Việt Nam có lẽ gồm vào khoảng 12.000 loài. Đó là chỉ kể các cây có mạch, chứ không kể các rong, rêu, nấm.
Nước ta có một trong những thựcvậtchúng phong phú nhất thế giới. Pháp chỉ có khoảng 4.800 loài, Âu Châu có khoảng 11.000 loài, Ấn Độ, theo Hooker có khoảng 12 – 14.000 loài. Với một diện tích to hơn nước ta đến 30 lần, Canada chỉ có khoảng 4.500 loài, kể cả loài du nhậpGần ta, chỉ có Malaysia và Indonesia nhập lại, rộng bằng 6 lần nước ta, mới có số loài cao hơn: số loài phỏngđịnh vào 25.000 (nhưng hiện chỉ biết vào 5.000).
Nguyên nhân của sự phong phú ấy phức tạp. Trước hết Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới thuận lợi cho sự sinh sôi nẩy nở của cây cỏ. Việt Nam không có sa mạc. Lại nữa, Việt Nam nằm trên khối Indosinias của vỏ trái đất bền vững từ mấy triệu năm nay, không chìm ngập dưới biển bao giờ. Rồi vào nguyên đại đệ tứ , Việt Nam không bị băng giá phủ xua đuổi các loài., có khi không trở lại được như ở nhiều nơi. Sau rốt, Việt Nam lại là đường giao lưu giữa hai chiều thực vật phong phú của miền nam Trung Quốc, của Malaysia, Indonesia, và trong quá khứ gần đây, Philippines còn được nối liền với ta. Nên, nếu ở rừng Amazon, trung bình ta gặp được 90 loài/ha, ở Đông Nam Á, ta đếm đến được 160 loài/ha.
Sự phong phú ấy là một diễm phúc cho dân tộc Việt Nam, Vì, như tôi đã viết (1968) “…Hiển hoa là ân nhân vô giá của loài Người: hiển hoa cho ta nguồn thức ăn căn bản hàng ngày; Hiển hoa cung cấp cho ta, nhất là người Việt Nam nơi sinh sống an khang. Biết bao cuộc tình duyên êm đẹp khởi đầu bằng một miếng Trầu, môt miếng Cau. Hồi xưa, mấy ai chúng ta đã không chào đời bằng một mảnh tre để cắt rún, rời nhau? Lúc đầy nguồn sống, lúc nhàn rỗi, lúc nhàn rỗi, chính Hiển hoa cung cấp nguồn sống cho loài người thức uống ngon lành để say sưa cùng vũ trụ. Lúc ốm đau, cũng chính cây cỏ giúp cho ta dược thảo diệu linh…”
Các điều ấy rất đúng hơn với chúng ta, người Việt Nam, mà ở rất nhiều nơi, dân còn sống một nền văn minh dựa trên thực vật.
Những ân nhân của chúng ta ấy đang bị hiểm họa biến mất, tuyệt chủng, vì rừng nước ta đã bị đẩy lùi đến dưới mức độ an toàn, đất màu mỡ đã bị xói mòn mất ở một diện tích lớn, và cảnh sa mạc đang bành trướng mau lẹ. Đã đến lúc theo tiếng nhạc của một bài ca, ta có thể hát: “Thần dân nghe chăng? Sơn hà nguy biến. Rừng dày nào còn. Xói mòn đang tiến…Đâu còn muôn cây làm êm ấm núi sông…”  Kho tàng thực vật ấy, chúng ta có phận sự phải bảo tồn. Sự bảo tồn và phục hồi thiên nhiên ở nước ta là rất cấp bách. Chúng ta có thể thực hiện, vì mỗi người của chúng ta dù lớn, dù nhỏ đều có thể góp phần vào sự bảo tồn ấy. Yêu nước không phải chỉ cầm súng chiến đấu, hiến thân vì tổ quốc mà thôi. Thời bình, người kinh doanh tạo ra nhiều công ăn việc làm mới cho nhân dân, cũng đáng phục, đáng ca tụng? Và chúng ta? Bằng những cử chỉ nhỏ hằng ngày, sự đóng góp của chúng ta quan trọng không kém: Không quăng bậy một tia lửa, một tàn thuốc, là ta đã góp phần tránh nạn cháy rừng. Không đốn bậy một cây, là ta đã bảo vệ thiên nhiên của ta. Trồng cây không những là phận sự của nhà nước, hay của các công ty lâm nghiệp. Chung quanh nhà chúng ta, chúng ta có thể tìm trông một cây lạ, đặc biệt, hiếm của vùng hay chỉ có ở Việt Nam. Nhân dân ta yêu cây cảnh, hoa kiểng, nhưng những ai nhàn rỗi cũng có thể trồng một cây lạ hoặc một cây nào đó vào khoảng đất trống, là một nghĩa cử, là một thú tiêu khiển không kém hay, đẹp.

Giáo sư Phạm Hoàng Hộ
Thựcvậtchúng của ta với cả vạn cây cỏ như vậy nhưng mỗi loài đều có tên tuổi và nhiều đặc tính riêng của nó vô cùng lý thú. Dù bạn ở nông thôn hay thành thị, mỗi ngày khi bạn bước ra khỏi nhà, bạn đều sẽ gặp không chỉ cây này thì cỏ nọ, có khi nào bạn nghĩ rằng mình cần phải biết tên của chúng không? Rất cần đó bạn ạ, nếu ta biết mặt, biết tên của một cây, một cỏ, và rồi khi chúng ta đi đâu đó, nếu như gặp một người bạn thân quen, có lẽ sẽ đỡ lẻ loi và chuyến đi ấy sẽ có ý nghĩa hơn không? Cây cỏ, như trên đã nói, không phải là “cỏ cây vô loại” mà là những ân nhân nuôi dưỡng chúng ta, che chở, bảo vệ chúng ta, thậm chí còn chữa bệnh cho chúng ta nữa… Hy vọng rằng tập sách nhỏ này sẽ giúp cho các bạn trẻ nhận biết và làm quen nhiều hơn với những người bạn thiên nhiên hữu ích này.
——————————————————————————
CÂY CỎ VIỆT NAM (3 QUYỂN)
Download tại  ĐÂY (cả 3 phần và giải nén)
Nguồn: THUANPHONG’s và phanhoaivy's blog 



Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

Hành vi lạ lùng của vi khuẩn với protein nhân tạo

0 nhận xét
Blog Sinh học - Một cách tiếp cận để hiểu các thành phần trong các sinh vật sống là cố gắng để tạo ra chúng, bằng cách sử dụng các nguyên lý về hóa học, kỹ thuật và di truyền. Một bộ các kỹ thuật mạnh mẽ - gọi chung là sinh học tổng hợp - đã được sử dụng để sản xuất các phân tử tự sao chép, con đường nhân tạo trong hệ thống sống và các sinh vật mang bộ gene tổng hợp.

John Chaput, một nhà nghiên cứu tại viện Nghiên cứu thiết kế sinh học (Biodesign Institute)của trường Đại học bang Arizona và các đồng nghiệp tại Khoa Dược, trường đại học Midwestern, Glendale, AZ đã chế tạo một loại protein nhân tạo trong phòng thí nghiệm và kiểm tra những cách mà các tế bào sống đáp ứng với protein nhân tạo này.

"Nếu bạn lấy một protein đã được tạo ra trong ống nghiệm và đặt nó bên trong tế bào, nó vẫn hoạt động", Chaput hỏi. "Liệu tế bào có nhận ra nó hay không? Liệu tế bào chỉ cần “nhai” và đào thải nó ra"? Khu vực chưa được khám phá này đại diện cho một domain mới cho sinh học tổng hợp và cuối cùng có thể dẫn đến sự phát triển của các tác nhân điều trị mới lạ.

Các kết quả nghiên cứu, được trình bày trực tuyến trên tạp chí Sinh Hóa (ACS Chemical Biology), mô tả một khuynh hướng thích nghi đặc biệt của các tế bào vi khuẩn Escherichia coli khi tiếp xúc với một loại protein tổng hợp, được đặt tên là DX. Bên trong tế bào, các protein DX liên kết với các phân tử ATP. ATP là nguồn năng lượng mà tất cả các thực thể sinh học đều cần đến.

"ATP là dòng chảy năng lượng của sự sống", Chaput nói. ATP cung cấp năng lượng cho các phản ứng trong hệ thống sống, giải phóng ra năng lượng khi các liên kết này chia cắt hóa học. Sự suy giảm của ATP hiện hữu trong tế bào bởi DX gắn vào làm gián đoạn hoạt động trao đổi chất bình thường trong các tế bào, ngăn chặn sự phân chia tế bào, (mặc dù các tế bào vẫn tiếp tục phát triển).

Vi khuẩn Escherichia coli
Vi khuẩn Escherichia coli

Sau khi tiếp xúc với DX, vi khuẩn bình thường hình cầu E. coli phát triển thành các sợi dài. Trong giai đoạn các vi khuẩn này có dạng sợi, dày đặc các cấu trúc lipid trong tế bào hoạt động để phân vùng các tế bào trong khoảng thời gian thường xuyên dọc theo chiều dài của nó. Những cấu trúc không bình thường, mà các tác giả gọi endoliposomes, là một hiện tượng chưa từng có trong các tế bào đó.

"Một nơi nào đó dọc theo sợi vi khuẩn này, các quá trình khác bắt đầu xảy ra mà chúng tôi đã không hiểu đầy đủ ở cấp độ di truyền, nhưng chúng ta có thể xem kết quả thể hiện ở kiểu hình”, Chaput nói. "Những cấu trúc lipid dày đặc đang hình thành tại các khu vực rất ổn định dọc theo sợi tế bào và có vẻ như nó là một cơ chế bảo vệ, cho phép các tế bào tách biệt hóa chính nó". Sự thích ứng đặc biệt này chưa từng được quan sát thấy trong các tế bào vi khuẩn và xuất hiện duy nhất với một sinh vật đơn bào.

Sản xuất một loại protein tổng hợp như DX, có thể bắt chước các đặc điểm gấp phức tạp của protein tự nhiên và gắn với một chất chuyển hóa quan trọng như ATP là nhiệm vụ không dễ dàng, Chaput giải thích. Một chiến lược thông minh được gọi là trình tự mRNA được sử dụng để sản xuất, điều chỉnh và khuếch đại các protein tổng hợp có khả năng liên kết ATP với ái lực cao và độ đặc hiệu.

Đầu tiên, các bộ của các peptide chuỗi ngẫu nhiên được hình thành từ bốn axit nucleic DNA, từng chuỗi gồm khoảng 80 nucleotide. Sau đó các chuỗi được sao chép thành RNA với sự giúp đỡ của một enzyme - RNA polymerase. Nếu một ribosome tự nhiên sau đó được đưa vào, nó gắn các sợi và đọc chuỗi ngẫu nhiên RNA như thể nó là một RNA trong tự nhiên, tạo ra một protein tổng hợp khi nó di chuyển dọc theo chuỗi. Bằng cách này, các protein tổng hợp dựa trên chuỗi RNA ngẫu nhiên có thể được tạo ra.

Trong nghiên cứu này, các tế bào E. coli tiếp xúc với DX chuyển đổi thành một dạng sợi nhỏ. Các tế bào hiển thị hoạt động chuyển hóa thấp và giới hạn sự phân chia tế bào, có lẽ là do tình trạng thiếu ATP của chúng.

Nghiên cứu cũng kiểm tra khả năng phục hồi của E. coli sau khi gắn DX. Các tế bào lại trở về trạng thái không có dạng sợi của chúng sau 48 giờ, nhưng chúng mất khả năng sinh sản. Hơn nữa, điều kiện này rất khó để đảo ngược và dường như liên quan đến tái lập trình cơ bản tế bào.

Nghiên cứu cho thấy vẫn còn rất nhiều điều cần tìm hiểu về hành vi của vi khuẩn và các phản ứng của chúng khi các tế bào gặp phải tình huống mới lạ như một protein tổng hợp không quen thuộc. Nghiên cứu này cũng lưu ý rằng nhiều tác nhân truyền nhiễm dựa vào một trạng thái không hoạt động để tránh bị phát hiện bằng kháng sinh. Một sự hiểu biết tốt hơn về các cơ chế thúc đẩy hành vi này có thể cung cấp một phương pháp tiếp cận mới để nhắm mục tiêu các tác nhân gây bệnh như vậy.
Phạm Thị Bích Thu (Sciencedaily)

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013

Cây trồng chuyển gen và những vẫn đề liên quan (Phần 1)

0 nhận xét

CÂY TRỒNG CHUYỂN GEN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
PHẦN 1

I. Khái niệm cây trồng chuyên gen
1. Tại sao phải tạo cây chuyển gen?
Theo phương pháp truyền thống, nhà tạo giống tìm cách tổ hợp lại các gen giữa hai cá thể thực vật nhằm tạo ra con lai mang những tính trạng mong muốn. Phương pháp này được thực hiện bằng cách chuyển hạt phấn từ cây này sang nhuỵ hoa của cây khác.
Tuy nhiên phép lai chéo này bị hạn chế bởi nó chỉ có thể thực hiện được giữa các cá thể cùng loài hoặc có họ hàng gần. Phải mất nhiều thời gian mới thu được những kết quả mong muốn và thường là những đặc tính quan tâm lại không tồn tại trong những loài có họ hàng gần.
Kỹ thuật chuyển gen cho phép nhà tạo giống cùng lúc đưa vào một thực vật những gen mong muốn từ những sinh vật sống khác nhau, không chỉ giữa các loài cây lương thực hay những loài có họ gần.
Phương pháp hữu  hiệu này cho phép các nhà tạo giống thực vật đưa ra giống mới nhanh hơn và vượt qua những giới hạn của tạo giống truyền thống.
2. Thế nào là một cây chuyển gen?
Cây trồng biến đổi gen hoặc cây trồng công nghệ sinh học là các cây trồng đã được biến đổi về mặt di truyền nhằm làm cho cây trồng mang một số đặc tính quý giá mà cây trồng tự nhiên không có. Công nghệ này cho phép các gen riêng biệt đã chọn lọc được chuyển từ một cơ thể này sang một cơ thể khác cũng như giữa các loài không có liên quan với nhau. Các tính trạng thường được chuyển vào cây trồng như tính kháng côn trùng, kháng nấm bệnh, kháng vi khuẩn, kháng thuốc trừ cỏ, kháng mặn, cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt. Đây là một phương hướng quan trọng giải quyết vấn đề an toàn lương thực cho nhân loại góp phần giảm thiểu các loại nông dược và phân bón hoá học, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.
Sự biến đổi về mặt di truyền thường bao gồm sự chèn đoạn DNA, tái tổ hợp những mảnh DNA nhỏ hơn vào trong hệ gen của cây trồng bị biến đổi. Cấu trúc của gen chèn điển hình trong GMC (Genetically Modified Crops) được tạo nên bởi 3 bộ phận:
  1. Đoạn promoter (đoạn khởi động) có chức năng điều khiển hoạt động của gen cấu trúc, nó được ví như chiếc công tắc bật/mở để đọc gen chèn vào.
  2. Gen đã được chèn (gen đã bị biến đổi) đây thực chất là một gen cấu trúc mã hoá cho đặc điểm đã chọn lọc riêng biệt.
  3. Đoạn terminator (đoạn kết thúc) có chức năng như một tín hiệu dừng để đọc gen đã chèn .
Ngoài ra một vài yếu tố khác có thể có mặt trong cấu trúc của đoạn DNA chèn và chức năng của chúng thường là để điều chỉnh và ổn định chức năng của gen hoặc là để chứng minh sự có mặt của cấu trúc DNA chèn trong GMC hoặc để có sự kết hợp dễ dàng của các thành phần khác nhau trong cấu trúc đoạn DNA chèn. Cấu trúc của đoạn DNA chèn phải tương hợp với hệ gen của cơ thể nhận để nó có sự di truyền ổn định.
II. Những vấn đề liên quan đến cây trồng biến đổi gen
2.1. Lợi ích của cây trồng biến đổi gen
 Thực trạng phát triển nhanh chóng của cây trồng biến đổi gen trong những năm qua đã chứng tỏ chúng có những mặt mạnh nổi trội hơn hẳn những cây trồng không biến đổi gen. Sau đây là những lợi ích mà chúng đem lại cho con người trong thời gian kể từ khi cây trồng biến đổi gen đầu tiên xuất hiện cho đến nay:
+ Lợi ích trong nghiên cứu cơ bản: Việc sử dụng GMC đã góp phần to lớn trong việc phát hiện các gen quan trọng, xác định được chức năng của một gen bất kỳ.
+ Lợi ích trong cải tạo giống cây trồng: Nhờ có công nghệ gen mà nhiều giống cây trồng mới được tạo ra với các đặc tính không có ở cây trồng tự nhiên như khả năng chống chịu các điều kiện ngoại cảnh, chống chịu sâu bệnh, chống chịu thuốc diệt cỏ nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng cây trồng.
+ Rút ngắn quá trình chọn tạo giống: Quá trình hình thành tính trạng mới trong tự nhiên phải diễn ra hàng trăm năm, triệu năm, thậm chí hàng tỷ năm, còn quá trình hình thành tính trạng mới nhờ công nghệ chuyển gen chỉ diễn ra trong vài năm, nhờ tính ưu việt này mà chúng ta có thể rút ngắn được quá trình chọn tạo giống cây trồng mới, bổ sung các tính trạng ưu việt mới, đáp ứng tốt nhất mục tiêu chọn giống và phục vụ sản xuất.
+ Tạo ra các tính trạng ưu việt: Quá trình tiếp nhận gen mới trong tự nhiên bị ngăn cản bởi ranh giới loài, công nghệ chuyển gen cho phép chuyển các gen khác loài. Như vậy, công nghệ chuyển gen giúp chúng ta di nhập tính trạng từ các loài khác nhau, vượt qua ranh giới loài mà các phương pháp lai tạo truyền thống không thể tiến hành được. Thông qua phương pháp chuyển gen (về lý thuyết) cho phép nhà chọn giống tích hợp được các gen có lợi vào một loài, một sản phẩm cây trồng nhất định, phải chăng đây là phương thức tạo ra các tính trạng ưu việt mới cho cây trồng trên cơ sở kết hợp với phương pháp chọn tạo truyền thống mà chúng ta chưa thể làm được.
+ Lợi ích trong chăn nuôi gia súc: Công nghệ chuyển gen thực vật đã tạo ra các loại thức ăn gia súc chứa các kháng thể đặc hiệu hay vacxin tái tổ hợp, làm tăng sức đề kháng của vật nuôi đối với bệnh tật, tạo ra các loại thức ăn có chất lượng dinh dưỡng cao.
+ Lợi ích trong công nghệ thực phẩm: Rất nhiều loại thực phẩm mới có chất lượng dinh dưỡng cao, mẫu mã đẹp, thời gian bảo quản lâu, hay làm thay đổi hàm lượng acid béo trong dầu thực vật nhằm làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch đã được tạo ra nhờ công nghệ chuyển gen thực vật.
+ Lợi ích trong công nghệ dược phẩm: Nhờ kỹ thuật DNA tái tổ hợp, người ta có thể sản xuất ra các sản phẩm như các kháng nguyên, các protein người, hemoglobin, một số kháng thể ... từ cây trồng biến đổi gen.
+ Lợi ích về môi trường: Năng suất của cây trồng biến đổi gen cao hơn rất nhiều so với các cây trồng tự nhiên do đó sự phát triển của GMC sẽ làm giảm nhu cầu chuyển đổi đất rừng và đất ở thành đất nông nghiệp. Làm giảm nhu cầu sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, bón đạm ... như vậy sẽ làm giảm ô nhiễm nguồn nước và nguy cơ gây hại cho sức khoẻ con người.
+ Lợi ích về kinh tế: GMC đã và đang mang lại cho người nông dân nhiều lợi ích về kinh tế, nó làm giảm chi phí sản xuất, giảm sức lao động và tăng giá trị sản phẩm. Năm 2007, doanh thu từ GMC đạt 6,9 tỷ USD và dự định năm 2008 là 7,5 tỷ USD [42].
+ Lợi ích người tiêu dùng: Nhờ có công nghệ chuyển gen thực vật mà người tiêu dùng có thể có được các sản phẩm thực phẩm có lợi hơn đối với con người như các sản phẩm có chất lượng dinh dưỡng cao, có hương vị, có thời gian bảo quản lâu, hay được bổ sung một số chất như vitamin A, vitamin E [12, 20].
Ngoài những lợi ích to lớn kể trên, khi đưa GMC ra ngoài môi trường người ta đặc biệt quan tâm đến những ảnh hưởng của nó đối với môi trường và sự cân bằng hệ sinh thái... Thực tế đã cho thấy cây trồng biến đổi gen có ích lợi tiềm tàng đối với môi trường. Chúng giúp bảo tồn các nguồn lợi tự nhiên, sinh cảnh và các nguồn lợi bản địa, chúng góp phần giảm xói mòn đất, cải thiện chất lượng nước, cải thiện rừng và nơi cư ngụ của động vật hoang dại.
2.2. Những rủi ro có thể có của cây trồng biến đổi gen
Cây trồng biến đổi gen mang các đặc tính đã được cải biến nhằm mang lại những lợi ích tối đa cho con người nhưng khi đưa chúng ra môi trường tự nhiên và thương mại hoá chúng thì không thể không đánh giá những rủi ro có thể xảy ra. Những rủi ro này thường được xem xét ở một số khía cạnh chính sau:
+ Hiểm hoạ cỏ dại: Khả năng xảy ra là các gen mới trong GMC có thể chuyển sang cây họ hàng sống hoang dã ngoài tự nhiên theo phương thức lan truyền hạt phấn, cũng như khả năng tao ra những loại cỏ mới, kháng thuốc trừ cỏ hay kháng côn trùng.
+ Khả năng kháng sâu: Cây trồng kháng sâu có khả năng tiêu diệt các loài sinh vật không phải là sinh vật cần diệt làm ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn tự nhiên, ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học.
+ Nguy cơ phát sinh các mầm bệnh: Một nguy cơ tiềm tàng khác là khả năng tái tổ hợp của một gen virus sẵn có trong GMC với các gen từ một virus khác nhiễm vào cây đó và tạo ra một virus mới.
+ Sự kháng kháng sinh: Do các GMC thường được chuyển các gen quy định tính trạng kháng kháng sinh, vì thế gây ra mối lo lắng rằng liệu các gen này có thể được phát tán từ GMC sang các vi sinh vật cư trú trong ruột người và làm chúng tăng khả năng đề kháng đối với kháng sinh. Tuy nhiên người ta thấy rằng mối nguy cơ này xảy ra với xác suất vô cùng nhỏ và nếu có xảy ra thì tác động này cũng không đáng kể vì gen chỉ thị được sử dụng trong GMC được ứng dụng rất ít trong thú y và y học....
                                                                                                                        ....Bùi Văn Hiệu....

CÂY TRỒNG CHUYỂN GEN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN (PHẦN 2)
HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ
LIÊN KẾT
TAG CLOUD
A http://sinhhoc.blogspot.com/ (15) Ảnh độc đáo (4) Bài báo khoa học (12) Bài báo quốc tế (7) Bài giảng-Giáo trình (81) Bản tin CNSH (6) Biology books (1) Blog sinh học (4) Các cây hoa màu khác (3) Các nhà khoa học (3) Campbell (1) Câu chuyện khoa học (1) Cây lúa (11) Cây ngô (26) Chân dung nhà khoa học (4) Công nghệ lên men (1) Công nghệ mới (6) Công nghệ sinh học (64) Công nghệ thực phẩm (5) Công trình khoa học (14) Di truyền phân tử (3) DNA tái tổ hợp (1) Dự án (1) Đăng báo quốc tế (2) Đề tài (2) Đọc và suy ngẫm (3) Động vật học (29) Ebook Công nghệ sinh học (24) Ebook công nghệ thực phẩm (1) Ebook sinh học (85) Ebook thực vật (11) Ebook Y - Dược (3) English learn (1) Giáo dục và Khoa học (11) Góc nhìn cuộc sống (7) Góc tâm hồn (7) Hiện tượng sinh học (16) Hóa sinh (4) hướng dẫn sử dụng phần mềm (2) Khoa học và ứng dụng (3) kinh nghiệm đăng báo quốc tế (1) kỹ thuật SSR (1) Luận văn - Luận án (6) Luyện thi B1 B2 (3) luyện thi đại học (1) Nghành CNSH làm gì (1) Nghiên cứu khoa học (2) Nông nghiệp (4) Olympic Sinh học (1) PCR và các kỹ thuật liên quan (3) Phần mềm dạy học (2) Phần mềm sinh học (17) Sách công nghệ thực phẩm (3) Sách sinh học (14) Sách sinh y (1) Sách Y khoa (3) Sinh học 12 (1) sinh học đại cương (1) Sinh học phân tử (2) Sinh học phổ thông (5) Sinh học ứng dụng (3) Sinh vật học (8) SSR (1) Tế bào gốc (2) Thế giới tri thức (1) Thông báo (1) thông tin nông nghiệp (2) Thực vật học (37) Tin sinh và Thống kê (9) Tu dien sinh hoc (1) Tuyển dụng (6) Từ điển sinh học (3) Vi khuẩn (1) Vi sinh vật (27) Video clip (2) Video sinh học (5) Vui cười - Hài hước (12) Y học - Cuộc sống (126) Ý tưởng khoa học (10)