Thứ Tư, 8 tháng 6, 2016

Khoa học cơ bản Việt Nam đang ở tốp đầu khu vực

0 nhận xét

Các ngành khoa học cơ bản của Việt Nam luôn duy trì ở tốp đầu khu vực ASEAN và có thứ hạng cao trên thế giới.
Ông Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) thông tin khi trả lời câu hỏi của VietNamNet về vị trí của khoa học cơ bản Việt Nam tại họp báo giới thiệu Chương trình "Gặp gỡ Việt Nam" năm 2016, sáng 3/6.
Theo ông Chu Ngọc Anh, trong năm 2014, về Toán học, Việt Nam đứng thứ 50 thế giới và thứ 4 ASEAN. Tương tự, về Vật lý, chúng ta xếp thứ 60 thế giới và thứ 4 khu vực.

Với lĩnh vực Hóa học, Việt Nam xếp thứ 56 thế giới và xếp thứ 4 khu vực ASEAN. Với lĩnh vực khoa học sự sống trái đất, Việt Nam xếp thứ 57 thế giới và xếp thứ 5 trong khu vực ASEAN.
Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh cho biết, khoa học cơ bản VN đang đứng ở tốp đầu khu vực. (Ảnh: Lê Văn)
Bộ trưởng KH&CN cũng dẫn lại sự kiện UNESCO công nhận Trung tâm Toán học và Vật lý dạng II của Việt Nam vào tháng 11 năm ngoái để khẳng định vị thế các ngành khoa học cơ bản của Việt Nam so với khu vực và thế giới.
"Trong khu vực ASEAN không có trung tâm nào về Toán và Vật lý được UNESCO công nhận như của Việt Nam", ông Anh cho hay. "Hai trung tâm được công nhận trước đó của Indonesia và Malaysia không thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản".
Việc xếp hạng này dựa chủ yếu vào số lượng các công bố quốc tế, đặc biệt là các công bố trên hệ thống tạp chí ISI. Ông Chu Ngọc Anh cho biết, trong giai đoạn 2011-2015 vừa qua, số lượng công bố ISI của Việt Nam tăng từ 15-20% tùy từng năm. Tính tổng cả giai đoạn số lượng công bố của giai đoạn này tăng gấp 2 lần so với giai đoạn trước.
Có được điều này, theo ông Chu Ngọc Anh là sự nỗ lực, đam mê, nhiệt huyết của các nhà nghiên cứu khoa học cơ bản của Việt Nam cũng như sự quan tâm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước đối với các ngành này, đặc biệt là với sự thành lập Quỹ Phát triển Khoa học Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) vào năm 2008.
Với kinh phí khoảng 300 tỉ mỗi năm, Quỹ NAFOSTED tài trợ cho hơn 300 nhiệm vụ khoa học mỗi năm, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản. Với mỗi đề tài được tài trợ, yêu cầu bắt buộc đối với chủ nhiệm đề tài là phải có 2 bài báo công bố ISI mới được nghiệm thu.
Nghiên cứu cơ bản là bắt buộc
Đánh giá về vai trò của ngành KH cơ bản đối với đời sống xã hội, ông Chu Ngọc Anh khẳng định, khoa học cơ bản đang làm thay đổi đáng kể cuộc sống hàng ngày. Từ cái điện thoại cho tới mạng Internet đều bắt nguồn từ nghiên cứu cơ bản.
"Nghiên cứu cơ bản là cơ sở để ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào cuộc sống", ông Anh nói.
Dẫn dụ một nghiên cứu điều chế tinh chất có tác dụng chống ung thư từ củ nghệ nhờ công nghệ nano phát xuất từ Chương trình "Gặp gỡ Việt Nam" GS Nguyễn Văn Hiệu cho biết, từ nghiên cứu cơ bản tới ứng dụng vào thực tiễn là một quá trình dài.
GS Nguyễn Văn Hiệu cho rằng, khoa học cơ bản là nền tảng cho các ứng dụng khoa học công nghệ. (Ảnh: Lê Văn)
Tuy nhiên, GS Nguyễn Văn Hiệu khẳng định, các nghiên cứu cơ bản chính là nền tảng, cơ sở cho các ứng dụng khoa học công nghệ trong thực tiễn. "Kinh phí cho nghiên cứu cơ bản chỉ khoảng 5%, 95% còn lại là nghiên cứu ứng dụng. Nhưng nghiên cứu cơ bản là bắt buộc. Tất cả đều phải bắt đầu từ", GS Hiệu khẳng định.
Khoa học cơ bản là một điểm nhất trong Chương trình "Gặp gỡ Việt Nam" năm 2016 với Hội nghị chủ chốt "Khoa học cơ bản và xã hội" hội tụ 5 nhà khoa học đoạt giải Nobel diễn ra vào đầu tháng 7 tới. Bên cạnh đó, Hội nghị cũng có sự tham gia của nhiều tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới.
TS Nguyễn Thanh Sơn, Trường ĐH Quy Nhơn, thư ký của GS Trần Thanh Vân cho biết, sự xuất hiện của các tập đoàn lớn của thế giới tại Hội nghị "Khoa học cơ bản và xã hội" là một minh chứng cho tầm quan trọng của khoa học cơ bản đối với xã hội.
Ông Chu Ngọc Anh giải thích, ở các nước phát triển, có sự gặp gỡ rất rõ giữa khoa học cơ bản và giới công nghiệp. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển như Việt Nam, khoảng cách này vẫn còn khá xa. Những sự kiện như "Gặp gỡ Việt Nam" với sự tham gia của nhiều tập đoàn kinh tế chính là cơ hội để rút ngắn khoảng cách này.
Lê Văn - vietnamnet

Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2016

Cách Đọc Một Bài Báo Khoa Học - How to read a scientific paper

1 nhận xét
Bản dịch từ tài liệu đăng trên tạp chí Science đăng ngày 20/1/2016 của tác giả: Adam Ruben (người dịch: Huy Vũ)

Chẳng có điều gì khiến bạn cảm thấy mình ngu ngốc bằng việc đọc một bài báo trên một tập san khoa học cả.Tôi nhớ trải nghiệm đầu đời của mình với những bản thảo nhàm chán siêu dày đặc và dữ dội quá ngốc đến nỗi thỉnh thoảng những nhà khoa học bị bắt gặp đang gặm chúng cốt để giữ họ bình thường. Lúc đó tôi đang học đại học, đang lấy một lớp hội nghị chuyên đề (seminar course) bắt buộc chúng tôi phải đọc và thảo luận một bài báo mới mỗi tuần. Và đây là thứ đơn giản chẳng dành cho tôi.

Mỗi tuần tôi sẽ ngồi bên một bài báo, gặm từng câu một, và rồi khám phá ra rằng tôi chẳng học được lấy một thứ gì sấc. Tôi lên lớp và trang bị cho mình với chính xác một mẫu kiến thức duy nhất: tôi biết tôi đã đọc bài báo rồi. Giảng viên sẽ hỏi một câu; tôi sẽ chẳng biết cô ấy đang hỏi gì. Cô ấy hỏi một câu đơn giản hơn; vẫn vậy, tôi không có ý tưởng gì về nó. Nhưng tôi rõ ràng đã đọc bài báo chết tiệt ấy rồi!

Điều này làm tôi nhớ lại thời mẫu giáo, khi tôi cảm thấy tự hào mỗi khi đọc xong một cuốn sách của anh chị lớp trên. Nhưng nếu bạn hỏi tôi một câu đơn giản về nội dung cuốn sách - Wilbur là loại động vật gì? Làm thế nào mà Bách Khoa Thư Brown biết rằng Bugs Meany không thực sự đang xem những chú chim? Tôi không thể trả lời được.

Một vài tuần với hội nghị chuyên đề, tôi quyết định thế là quá đủ rồi. Tôi không muốn tiếp tục đọc một bài báo khác mà không hiểu gì về nó. Thế là tôi đem bài báo của tuần ấy lên thư viên. Đó không phải là một thư viện thông thường, mà là một thư viện sinh học nhỏ ít ai biết đến, một trong những cái lỗ trốn học thuật đầy bụi bặm chỉ được phổ biến bởi những dạng sống bất hạnh nhất, dĩ nhiên, đó là những con côn trùng và những anh chị sau tiến sỹ.

Tôi đặt bài báo trên một cái bàn trống lớn. Tôi dẹp hết tất cả những thứ dễ làm phân tâm. Để tránh quấy rầy từ đám bạn hay rủ rê nhậu nhẹt, tôi ngồi trong một phòng ngoài tối tăm không một dấu chân người. Để tránh quấy rầy từ những cuộc gọi điện thoại, tôi chắc chắn nó phải là đời 1999.
Điều quan trọng nhất, nếu tôi không hiểu một từ trong câu, tôi cấm mình đi tiếp sang câu khác cho đến khi tôi ra từ đó trong sách giáo khoa rồi đọc lại câu đó cho tới khi nó có nghĩa.

Tôi đặc biệt nhớ việc này xảy ra với từ "exogenous." Không biết làm sao mà tôi luôn lướt qua chữ này, cứ như nó chẳng quan trọng gì trong câu. Sai.
Tôi mất tới hơn 2 tiếng để đọc một bài báo ba trang. Nhưng lần này, tôi thực sự hiểu nó. Và tôi nghĩ, "Wow. Mình hiểu nó rồi. Mình thực sự hiểu nó rồi."Và tôi nghĩ, "Khỉ gió. Có phải mình sẽ phải làm tương tự thế này hoài?"


Nếu bạn đang ở điểm khởi đầu trong sự nghiệp khoa học của bạn, bạn có lẽ đang chậc vật với vấn đề tương tự. Có thể sẽ giúp bạn làm quen với 10 Giai Đoạn của việc Đọc một Bài Báo Khoa Học:

1. Lạc quan. Hãy tự nhủ rằng "Điều này không thể nào quá khó" với một nụ cười, giống như cách bạn nói với bản thân rằng, "Không có gì hư hại khi uống 8 ly cà phê một ngày" hay "Có cả khối những công việc biên chế." Sau này, bạn sẽ đọc từ vựng cả hàng thập kỷ. Và đó là tất những gì báo khoa học có, đúng không nào? Là các từ mà thôi nhỉ?

2. Sợ hãi. Đây là giai đoạn khi bạn nhận ra rằng, "Uh... mình không nghĩ mấy thứ này là từ vựng." Thế là bạn đọc chậm đi một chút. Đọc to từng âm tiết, phân tích từng thuật ngữ, tra các chữ viết tắt, và xem lại bài vài lần. Chúc mừng bạn: Thế là bạn đã đọc tiêu đề bài báo rồi đấy.

3. Tiếc nuối. Bạn bắt đầu nhận ra rằng bạn nên đầu tư thật nhiều thời gian cho việc này. Tại sao bạn lại cho rằng mình có thể luột chín một bài báo chỉ trong khoảng thời gian đi một chuyến xe buýt? Nếu chỉ khi bạn có nhiều thời gian hơn. Nếu chỉ khi bạn có một trong những cái nút buzz hay dùng trong sở làm những năm 1960, và bạn có thể chỉ cần bấm nó và nói, "Phoebe, hủy lịch trình tháng Một của tôi." Nếu chỉ có một phiên bản rút gọn của cùng bài báo, khoảng 250 từ hay ít hơn, in đậm ở đầu bài báo...

4. Đi tắt. Tại sao, cái này là gì? Một đoạn Abstract, thế là tất cả cho tôi? Mừng rằng những biên tập viên các tập san khoa học biết rằng không bài nào là hàm súc, nên họ yêu cầu các tác giả cung cấp, a la, "một phiên bản rất ngắn." Okay. Chúng ta hãy cùng làm điều này nhé.

5. Không ổn định tâm trí. Khỉ gió! Chẳng phải Abstract thường sẽ giải thích cái gì đó sao? Tại sao một câu trung bình dài 40 chữ? Tại sao có quá nhiều cụm từ viết tắt thế này? Tại sao tác giả dùng từ "đặc trưng" lên tới 5 lần?

6. Phân tâm. Điều gì nếu có một cái điện thoại thông minh cho những chú vịt? Làm sao mà điều đó thực hiện được? Họ dùng nó để làm gì? Và giai điệu Paul Simon đó là gì, cái dòng "Bạn có thể gọi tôi là AI," lẫn quẩn trong đầu bạn cả ngày? Cuộc sống của bạn sẽ đổi thay như thế nào nếu bạn có một cái máy làm bánh mỳ? Bạn sẽ cần phải mua men. Thế men có mắc không? Bạn có thể làm bánh mỳ vài ngày một lần, nhưng thế thì nó sẽ trở nên cũ rích mất. Nó không giống với bánh mỳ mua ở tiệm; nó đơn giản là không giống. Oh, đúng rồi! "Không muốn kết thúc một hoạt hình trong một nghĩa địa hoạt hình." Paul Simon vẫn còn sống hay không? Bạn nên coi thử trên Wikipedia. Thỉnh thoảng bạn nhầm ông ấy với Paul McCartney hay Paul Shaffer. Thật xấu hổ với David Bowie. Bạn có thể đặt cà phê trong một cái máy làm ẩm không?

7. Bạn nhận ra rằng 15 phút đã trôi qua và bạn đéo đọc câu tiếp theo. Đắng!

8. Quyết tâm. Ổn thôi. Chuyến này mình sẽ thực sự đọc. Thực sự sẽ làm. Vâng, yeah, và giờ đọc chính là điều bạn làm. Chúng ta hãy chỉ mấy đứa học sinh ấy vào vết mực khô trên trang giấy, và...

9. Sự giận dữ: LÀM THẾ ĐÉO NÀO MÀ BỘ NÃO NGƯỜI LẠI SẢN SINH RA MẤY CÁI CÂU QUÁI QUỈ THẾ NÀY?

10. Trầm ngâm thật sự về một nghề nào đó thuộc lĩnh vực khoa học xã hội.Có phải mấy bài học thuật viết về các chủ đề phi khoa học dễ hiểu hơn không? Phải không?

Bài báo khoa học là một thứ tài liệu kỳ lạ. Chúng ta miệt mài làm ra chúng hàng tháng hay thậm chí hàng năm. Chúng ta viết chúng bằng thứ tiếng mẹ đẻ (vernacular) cực kỳ chuyên biệt đến nỗi hầu hết các nhà khoa học khác đều không chia sẽ. Chúng ta để chúng trên những trang thương mại và bán với mức giá nực cười, chẳng hạn 34.95 USD, để người khác đọc. Chúng ta thế là đã chấp nhận tính không thể truy cập được của chúng đến nỗi chúng ta phải làm mấy cái "câu lạc bộ đọc báo" với hy vọng rằng bạn bè chúng ta hiểu chúng và tóm tắt chúng giúp chúng ta.

Bạn có thể tưởng tượng nếu các bài báo trên tạp chí dòng chính giống như những bài báo khoa học? Mường tượng một câu chuyện trang bìa của Time với 48 tác giả. Hay một mẫu tin trong The Economist đòi hỏi, sau khi mỗi đối tượng được miêu tả, một danh sách đặc trong ngoặc đơn của công ty đã sản xuất đối tượng và thành phố nơi công ty đó đặt trụ sở. Hay một bài xã luận trên People về Jimmy Kimmel chỉ có thể được xuất bản sau một tiến trình bình duyệt gay gắt bởi các chuyên gia của Jimmy Kimmel.

Bạn có biết cái mà bạn gọi một bài báo tạp chí đời hỏi sự xem xét học thuật kỹ lưỡng và một sự cam kết không phân tâm để hiểu ra điều mà bài báo đang muốn nhắn gởi? Bạn sẽ gọi nó là một bài báo viết thật tệ.

Vậy thì với những người mới bắt đầu tập đọc báo khoa học, xin chào mừng.Chúc may mắn. Và chúng tôi phải xin lỗi. Chúng tôi đang cố gắng viết thật súc tích, nhưng thỉnh thoảng chuyên ngành hẹp (subdiscipline) của chúng tôi cực kỳ chuyên biệt đến nỗi chúng tôi cần tới cả triệu từ viết tắt. Và thỉnh thoảng chúng tôi cố làm ra vẻ cái giọng của những nhà khoa học giỏi bằng cách sao chép cái giọng của từng bài báo chúng tôi đã đọc. Và thỉnh thoảng chúng tôi đơn giản là viết văn quá dỏm.

Quackberry. Đó là từ bạn dùng để gọi cái điện thoại thông minh dành cho những chú vịt.

Adam Ruben, PhD, là một nhà khoa học và là tác giả cuốn sách Surviving Your Stupid, Stupid Decision to Go to Grad School.

Người dịch: Huy Vũ

                                                                        Blog Sinh học là nơi chia sẻ sách báo, luận văn bài giảng và cập nhật thông tin về khoa học,  y tế, động thực vật, di truyền, và nhiều hơn nữa...

Cách đọc bài báo khoa học

0 nhận xét
Tài liệu này có thể nhiều người đã biết, nhân ngày cuối tuần mình dịch lại sang tiếng Việt.

Tóm tắt một số điểm chính “Cách đọc bài báo khoa học hiệu quả”:
Chuẩn bị:
  • Một nơi yên tĩnh
  • Bút chì, bài báo hoặc bản copy của bài báo
Quyết định xem sẽ đọc cái gì:
  • Đọc tiêu đề, phần tóm lược (abstract) của bài báo.
  • Quyết định nên đọc, lưu trữ, hay bỏ qua
Đọc để hiểu ý chính (Read for breadth)
  • Họ làm vấn đề gì?
  • Đọc lướt phần Introduction, các tiêu đề, bảng biểu, hình vẽ, các định nghĩa, kết luận (conclusion) và phần tài liệu trích dẫn.
  • Xem xét tính tin cậy của bài báo (có thể thông qua tiểu sử của tác giả, bài báo đăng ở tạp chí, hội nghị nào)
  • Bài báo hữu ích như thế nào?
  • Quyết định xem có tiếp tục đọc chi tiết hay không.
 Đọc chi tiết (Read in Depth)
  • Họ đã thực hiện nghiên cứu như thế nào?
  • Thử thách thức (challenge) các lập luận trong bài báo.
  • Xem xét lại các giả thuyết (assumptions)
  • Kiểm tra các phương pháp.
  • Kiểm tra lại các thống kê
  • Kiểm tra lại các lập luận và kết luận.
  • Đặt câu hỏi: liệu mình có thể áp dụng cách tiếp cận trong bài báo vào đề tài nghiên cứu của mình.
Ghi chép:
  • Vừa đọc vừa ghi chép
  • Đánh dấu những điểm chính
  • Ghi chú những thuật ngữ và định nghĩa mới
  • Tóm tắt các bảng biểu và đồ thị
  • Viết bản tóm tắt
Nguồn: sưu tầm
HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ
LIÊN KẾT
TAG CLOUD
A http://sinhhoc.blogspot.com/ (15) Ảnh độc đáo (4) Bài báo khoa học (12) Bài báo quốc tế (7) Bài giảng-Giáo trình (81) Bản tin CNSH (6) Biology books (1) Blog sinh học (4) Các cây hoa màu khác (3) Các nhà khoa học (3) Campbell (1) Câu chuyện khoa học (1) Cây lúa (11) Cây ngô (26) Chân dung nhà khoa học (4) Công nghệ lên men (1) Công nghệ mới (6) Công nghệ sinh học (64) Công nghệ thực phẩm (5) Công trình khoa học (14) Di truyền phân tử (3) DNA tái tổ hợp (1) Dự án (1) Đăng báo quốc tế (2) Đề tài (2) Đọc và suy ngẫm (3) Động vật học (29) Ebook Công nghệ sinh học (24) Ebook công nghệ thực phẩm (1) Ebook sinh học (85) Ebook thực vật (11) Ebook Y - Dược (3) English learn (1) Giáo dục và Khoa học (11) Góc nhìn cuộc sống (7) Góc tâm hồn (7) Hiện tượng sinh học (16) Hóa sinh (4) hướng dẫn sử dụng phần mềm (2) Khoa học và ứng dụng (3) kinh nghiệm đăng báo quốc tế (1) kỹ thuật SSR (1) Luận văn - Luận án (6) Luyện thi B1 B2 (3) luyện thi đại học (1) Nghành CNSH làm gì (1) Nghiên cứu khoa học (2) Nông nghiệp (4) Olympic Sinh học (1) PCR và các kỹ thuật liên quan (3) Phần mềm dạy học (2) Phần mềm sinh học (17) Sách công nghệ thực phẩm (3) Sách sinh học (14) Sách sinh y (1) Sách Y khoa (3) Sinh học 12 (1) sinh học đại cương (1) Sinh học phân tử (2) Sinh học phổ thông (5) Sinh học ứng dụng (3) Sinh vật học (8) SSR (1) Tế bào gốc (2) Thế giới tri thức (1) Thông báo (1) thông tin nông nghiệp (2) Thực vật học (37) Tin sinh và Thống kê (9) Tu dien sinh hoc (1) Tuyển dụng (6) Từ điển sinh học (3) Vi khuẩn (1) Vi sinh vật (27) Video clip (2) Video sinh học (5) Vui cười - Hài hước (12) Y học - Cuộc sống (126) Ý tưởng khoa học (10)