Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016
Sinh viên Công nghệ sinh học dùng chế phẩm nấm làm thuốc trừ sâu
Dùng nấm trừ sâu: giảm thiểu chi phí, bảo vệ môi trường
Việt Nam là một nước có thế mạnh sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên hằng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu một lượng đáng kể hóa chất trừ sâu hại cây trồng với giá trị lớn. Việc lạm dụng hóa chất trong nông nghiệp nói chung và phòng trừ sâu hại cây trồng nói riêng không những làm tăng chi phí sản xuất mà còn ảnh hưởng đến môi trường, làm giảm chất lượng nông sản, gây tác hại không nhỏ cho sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng.
Trước thực trạng đó, dùng chế phẩm sinh học trong nông nghiệp được coi là giải pháp hiệu quả để bảo vệ môi trường, phát triển nông nghiệp bền vững. Đây cũng là nền tảng cho công trình “Phân lập và sản xuất chế phẩm nấm Paecilomyces lilacinus phòng trừ một số loài sâu hại cây trồng” của nhóm sinh viên khoa Công nghệ sinh học - Thực phẩm - Môi trường HUTECH gồm Đỗ Anh Duy, Phùng Lê Kim Yến, Nguyễn Thị Xuân Hương.
Bạn Đỗ Anh Duy chia sẻ: “Công trình nghiên cứu nhằm tìm kiếm các tác nhân sinh học - cụ thể là nấm tím có sẵn trong điều kiện tự nhiên của Việt Nam để sản xuất các chế phẩm sinh học trừ sâu. Hai mục tiêu lớn nhất của nhóm đối với đề tài này là khi áp dụng vào thực tiễn sẽ vừa giảm thiểu ngoại tệ nhập khẩu hóa chất vừa hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường”.
TS. Nguyễn Thị Hai, giảng viên trực tiếp hướng dẫn đề tài, nhận xét: “Việc phân lập được chủng nấm Paecilomyces lilacinus từ bọ phấn trắng Bemisia tabaci hại rau tại thành phố Hồ Chí Minh đòi hỏi khá nhiều công sức, thời gian và là một thành công rất đáng khích lệ. Các đánh giá thử nghiệm trong phòng và ngoài đồng đã chứng minh chế phẩm sinh viên làm ra có hiệu quả phòng trừ nhiều loài sâu chích hút hại cây trồng mở ra triển vọng cho việc sử dụng chủng nấm như một chế phẩm sinh học trừ sâu hại trên nhiều loại cây trồng”.
Được biết, được hội đồng khoa học đánh giá cao ở tính thực tiễn và khả năng ứng dụng, công trình nghiên cứu chế phẩm sinh học trừ sâu từ nấm tím Paecilomyces lilacinus là công trình thứ ba liên tiếp giành giải Nhất tại sân chơi Euréka của sinh viên HUTECH. Đặc biệt, sản phẩm của đề tài hiện đang được công ty Sitto Việt Nam thử nghiệm trên cây tiêu và các cây trồng ăn quả khác trước khi đưa vào sử dụng trên diện rộng.
HUTECH - nơi chắp cánh những đam mê khoa học trẻ
Là trường đại học đào tạo đa ngành, hơn 20 năm qua HUTECH luôn chú trọng trong phong trào nghiên cứu khoa học - đặc biệt là ở nhóm ngành thế mạnh Công nghệ sinh học, Công nghệ Thực phẩm, Kỹ thuật Môi trường. Trong đó, sinh viên ngành Công nghệ sinh học liên tục đạt được những thành tích xuất sắc nhất tại các giải thưởng nghiên cứu, học thuật lớn như: Giải thưởng Tài năng khoa học trẻ Việt Nam, Giải thưởng Nghiên cứu khoa học Eureka, Cuộc thi “Công nghệ sinh học – Hành trình hướng đến tương lai”, Cuộc thi “Môi trường & con người”,…
Sinh viên HUTECH được học tập trong môi trường chuẩn quốc tế
Lý giải cho những kết quả này, PGS.TS. Thái Văn Nam – Phó Trưởng khoa Công nghệ sinh học – Thực phẩm – Môi trường HUTECH cho biết: “HUTECH có ưu thế là cơ sở vật chất được đầu tư liên tục, 100% sinh viên được học tập trong môi trường hiện đại, thực hành với các thiết bị tiên tiến trong hệ thống phòng thí nghiệm chuẩn quốc tế. Đây chính là nền tảng quan trọng để sinh viên dễ dàng theo đuổi các đề tài nghiên cứu giàu tính ứng dụng hoặc có thể làm việc ngay tại môi trường doanh nghiệp sau khi ra trường”.
Được biết, chương trình đào tạo ngành Công nghệ sinh học tại HUTECH trang bị nền tảng kiến thức toàn diện bao gồm vi sinh vật học, tế bào học, hóa sinh học, công nghệ lên men, công nghệ enzyme, sinh học phân tử, kỹ thuật gen, thương mại hóa các sản phẩm sinh học và phương pháp ứng dụng kiến thức vào sản xuất trong các lĩnh vực thực phẩm - dược phẩm, nông nghiệp - thủy sản và xử lý - bảo vệ môi trường. Cạnh đó, sinh viên liên tục hoàn thiện các kỹ năng thuyết trình, giải quyết tình huống, làm việc nhóm, tiếng Anh,... thông qua các đề tài nghiên cứu theo nhóm và nghiên cứu cá nhân, các cuộc thi học thuật và hoạt động ngoại khóa.
Trên 95% sinh viên HUTECH ra trường có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp
Thêm vào đó, sự hợp tác chặt chẽ giữa HUTECH và các doanh nghiệp, viện nghiên cứu tạo điều kiện để sinh viên luôn có cơ hội được thực tập, thực hiện đề tài nghiên cứu thực tế cũng như nắm bắt những cơ hội tuyển dụng tốt nhất ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH)
475A Điện Biên Phủ, P.25, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Điện thoại: (08) 5445 2222 - (08) 2201 0077
Nguồn: dantri,com,vn
Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016
Giáo trình động vật
Giáo trình động vật học Tác giả: Lê Trọng Sơn
Phần thứ nhất - Động vật không xương sống
Chương 1 - Phân giới Động vật nguyên sinh (Protozoa)
Chương 2 - Trung động vật (Mesozoa) và Cận đa bào (Parazoa)
Chương 3 - Động vật đa bào hoàn thiện (Eumetazoa) Động vật đối xứng toả tròn (Radiata)
Chương 4 - Động vật Không có thể xoang (Acoelomata)
Chương 5 - Các ngành động vật Có xoang giả (Pseudocoelomata)
Chương 6 - Ngành Động vật Thân mềm (Mollusca)
Chương 7 - Ngành Giun đốt (Annelida)
Chương 8. Các ngành động vật Có miệng nguyên sinh kích thước nhỏ
Chương 9 - Ngành Chân khớp (Arthropoda)
Chương 10 - Động vật Có vành tua miệng (Lophophora)
Chương 11 - Ngành động vật Da gai (Echinodermata)
Chương 2 - Trung động vật (Mesozoa) và Cận đa bào (Parazoa)
Chương 3 - Động vật đa bào hoàn thiện (Eumetazoa) Động vật đối xứng toả tròn (Radiata)
Chương 4 - Động vật Không có thể xoang (Acoelomata)
Chương 5 - Các ngành động vật Có xoang giả (Pseudocoelomata)
Chương 6 - Ngành Động vật Thân mềm (Mollusca)
Chương 7 - Ngành Giun đốt (Annelida)
Chương 8. Các ngành động vật Có miệng nguyên sinh kích thước nhỏ
Chương 9 - Ngành Chân khớp (Arthropoda)
Chương 10 - Động vật Có vành tua miệng (Lophophora)
Chương 11 - Ngành động vật Da gai (Echinodermata)
Phần thứ 2 - Động vật có xương sống
Chương 12. Ngành Nửa dây sống (Hemichordata)
Chương 13. Ngành Dây sống (Chordata)
Chương 14. Phân ngành Có xương sống (Vertebrata)
Chương 15. Lớp Cá Miệng tròn (Cyclostomata)
Chương 16. Lớp Cá sụn (Chondrichthyes)
Chương 17. Lớp Cá xương (Osteichthyes)
Chương 18. Lớp Lưỡng cư (Amphibia)
Chương 19. Lớp Bò sát (Reptilia)
Chương 20. Lớp Chim (Aves)
Chương 21. Lớp Thú (Mammalia)
Chương 22. Các bước phát triển tiến hoá và quan hệ phát sinh động vật
Chương 12. Ngành Nửa dây sống (Hemichordata)
Chương 13. Ngành Dây sống (Chordata)
Chương 14. Phân ngành Có xương sống (Vertebrata)
Chương 15. Lớp Cá Miệng tròn (Cyclostomata)
Chương 16. Lớp Cá sụn (Chondrichthyes)
Chương 17. Lớp Cá xương (Osteichthyes)
Chương 18. Lớp Lưỡng cư (Amphibia)
Chương 19. Lớp Bò sát (Reptilia)
Chương 20. Lớp Chim (Aves)
Chương 21. Lớp Thú (Mammalia)
Chương 22. Các bước phát triển tiến hoá và quan hệ phát sinh động vật
Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016
Phần mềm và sách hướng dẫn sử dụng phần mềm MGLTools
Ebook Hướng dẫn sử dụng phần mềm MGLTools.
Được thực hiện bởi nhóm sinh viên: Trần Đức Luân - Nguyễn Bá Huy
Phiên bản: 1.01
Bài báo cáo này trình bày những khó khăn trong việc ứng dụng các công cụ hiện đại trong hỗ trợ nghiên cứu y sinh ở Việt Nam. Đồng thời giới thiệu quá trình xây dựng và nội dung tổng quan của bộ tài liệu tiếng Việt hướng dẫn sử dụng bộ công cụ MGLTools mà nhóm đã thực hiện. Kết quả đã biên soạn được bộ tài liệu “Tài liệu hướng dẫn sử dụng MGLTools” cũng như tài liệu dạng điện tử (ebook) phục vụ cộng đồng nghiên cứu y sinh ở Việt Nam
Linh tải: www.mediafire.com/?58y2hiauutgm9xb
Mật khẩu tải: TUTMGLTools
Blog Sinh học là nơi chia sẻ sách báo, luận văn bài giảng và cập nhật thông tin về khoa học, y tế, động thực vật, di truyền, và nhiều hơn nữa...
Công nghệ Enzym
Công nghệ Enzym / Chủ biên:Đặng Thị Thu, Lê Ngọc Tú, Tô Kim Anh, Phạm Thu Thủy, Nguyễn Xuân Sâm
Hà Nội : Nông nghiệp, 2004
304 Tr. ; 25 cm
Bằng cách nào có thể trích ly được enzym và thu được
chế phẩm enzym có độ tinh khiết cao? Bằng phương pháp nào có thể chế tác được
chế phẩm enzym ở dạng không hòa tan để sử dụng được lâu bền. Enzym hòa tan và
enzym cố định khác nhau về động học như thế nào? Đặc điểm của thiết bị phản ứng
enzym và nguyên tắc làm việc của điện cực enzym như thế nào? Phạm vi và hiệu quả
sử dụng của enzym trong nền kinh tế quốc dân như thế nào?
Các vấn đề nêu trên được trình bày trong các chương
sau của cuốn sách “Công nghệ enzym”:
Chương 1. Công nghệ thu chế phẩm enzym – GS. Đặng Thị
Thu, PGS. Lê Ngọc Tú
Chương 2. Enzym cố định (enzym không hòa tan) – GS. Đặng
Thị Thu
Chương 3. Động học phản ứng enzym – PGS. Lê Ngọc Tú
.....
Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2016
Giáo trình tiếng anh chuyên nghành Công nghệ thực phẩm - The language of techno-food processing in english
Giáo trình tiếng anh chuyên nghành Công nghệ thực phẩm
The language of techno-food processing in english
Tiếng Anh theo từng chuyên ngành rất khó vì có những đặc điểm riêng liên quan đến đặc thù của công việc. Tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thực phẩm cũng vậy. Giáo trình tiếng anh chuyên nghành Công nghệ thực phẩm - The language of techno-food processing in english được biên soạn để cung cấp những kiến thức cơ bản thuộc các chuyên nghành Công nghệ thực phẩm.
Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016
Những Kiến Thức Cơ Bản Về Công Nghệ Sinh Học
Cuốn sách Những Kiến Thức Cơ Bản
Về Công Nghệ Sinh Học cung cấp cho độc giả những kiến thức
cơ sở chủ yếu về công nghệ sinh học hiện đại với hy vọng là sau khi làm quen một
cách có hệ thống với nội dung của cuốn sách, độc giả có thể dễ dàng đi sâu hơn
vào từng lĩnh vực của công nghệ sinh học hiện đại. Do đó, nó mang tính chất là
cuốn nhập môn cho ngành công nghệ sinh học và nhằm phục vụ cho bạn đọc thuộc
nhiều tầng lớp xã hội khác nhau.
Công nghệ sinh học
(Biotechnology) là nghành khoa học mũi nhon hiện được cả thế giới quan tâm. Lý
do của sự quan tâm này thật dễ hiểu. CNSH với tốc độ phát triển nhanh chóng
không kém sự bùng nổ thông tin đang tạo ra một cuộc cách mạng sinh học không chỉ
trong nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm mà còn làm thay đổi phương thức sản
xuất trong các nghành y dược, vật liệu mới, năng lượng ….
Hy vọng cuốn sách này sẽ được đông đảo bạn đọc hưởng ứng, đặc biệt là học sinh, sinh viên, giáo viên phổ thông và giảng viên đại học chuyên ngành sinh học, nông nghiệp, y tế, chế biến thực phẩm và bảo vệ môi trường.
Tuyệt Đỉnh Luyện Đề Thi THPT Quốc Gia Môn Sinh Học
Được nghiên cứu bởi hơn 100 giáo viên nổi tiếng toàn quốc và
khảo sát ý kiến của 2.000 bạn học sinh, bộ Tuyệt đỉnh tinh tuyển luyện đề thi
THPT Quốc gia 2015 đang rất được cộng đồng các bạn sĩ tử mùa thi 2015 tin chọn
Tuyệt Đỉnh Luyện Đề Thi THPT Quốc Gia Môn Sinh Học - Phạm Thị Hương
Chỉ trong 1 thời gian ngắn sau khi xuất bản, Bộ “Tuyệt đỉnh
Sinh học luyện đề thi THPT Quốc gia 2015” được giới chuyện môn đánh giá
là một trong những bộ sách luyện đề thi thử có chất lượng rất tốt, học sinh nên
chọn lựa là tài liệu luyện đề thi thử chuẩn bị cho mùa thi năm nay được Biên soạn theo chương trình mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thứ Tư, 7 tháng 12, 2016
Từ Điển Tiếng Anh Chuyên Ngành Công Nghệ Sinh Học - The language of Biotechnology in English
Từ Điển Tiếng Anh Chuyên Ngành Công Nghệ Sinh Học - The language of Biotechnology in English
The language of Biotechnology in English
Cuốn sách tiếng anh “ The language of Biotechnology in English” (TACN) được biên soạn để cung cấp những kiến thức cơ bản thuộc các chuyên ngành Công nghệ sinh học- sinh học. Cuôn sách từ điển tiếng anh chuyên ngành công nghệ sinh học này được biên soạn lại dựa trên cuốn “ the Language of Chemistry – Food and Biological in English” đã được xuất bản